Phân tích tâm trạng của Thúy Kiều qua đoạn văn Kiều ở lầu ngưng Bích
Hộ mình với Mai thi rồi :’<
0 bình luận về “Phân tích tâm trạng của Thúy Kiều qua đoạn văn Kiều ở lầu ngưng Bích
Hộ mình với Mai thi rồi :’<”
guyễn Du là một bậc thầy về tả cảnh. Nhiều câu thơ tả cảnh của ông có thể được coi là chuẩn mực cho vẻ đẹp của thơ ca cổ điển Phương Đông. Nhưng Nguyễn Du không chỉ giỏi về tả cảnh mà còn giỏi về tả tình cảm, tả tâm trạng. Trong quan niệm của ông, hai yếu tố tình và cảnh không tách rời nhau mà luôn đi liền với nhau, bổ sung cho nhau. Điều này được thể hiện rõ qua đoạn tríchKiều ở lầu Ngưng Bích.
Đoạn tríchKiều ở lầu Ngưng Bíchlà sự kết hợp, giao hoà của hai yếu tố cảnh vật và tâm trạng. Về cảnh vật có lầu cao, có non xanh nước biếc, sơn thuỷ hữu tình. Nếu Thuý Kiều ở vào một hoàn cảnh khác, trong tâm trạng khác thì hẳn cảnh đó sẽ rất đẹp. Tuy nhiên, tâm trạng Kiều lại đang rất u ám, sầu não: bị Tú Bà giam lỏng ở lầu Ngưng Bích, Kiều da diết nhớ cha mẹ, nhớ người yêu, đồng thời lại rất đau xót cho thân phận mình. Cảnh vật, do đó, nhuốm màu tâm trạng:
Trước lầu Ngưng Bích khoá xuânVẻ non xa, tấm trăng gần ở chung.
Sau khi biết mình bị bán vào lầu xanh, Kiều đã tự tử nhưng không chết. Biết Kiều tính khảng khái, cứng rắn nên Tú Bà đã cho Kiều ở riêng trong lầu Ngưng Bích để thực hiện những âm mưu khác. Ở trong hoàn cảnh bị giam lỏng này, có thể nói, Kiều không thể nào vui thú thưởng ngoạn thiên nhiên được. Đối với nàng lúc bấy giờ, non xa với trăng gần – hai hình ảnh thiên nhiên có tươi đẹp đến đâu đi chăng nữa thì cũng như nhau mà thôi. Lầu Ngưng Bích cao quá, trơ trọi quá làm cho không gian bao la, xa vời khiến cho nàng Kiều có cảm giác trơ trọi, rợn ngợp, lơ lửng. Nhìn ra xa chỉ thấy cát vàng, cồn nọ, bụi hồng, dặm kia:
Bốn bề bát ngát xa trông
Cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia.
Nàng Kiều dường như phóng tầm mắt ra xa, rồi lại quan sát mọi vật ở gần mình hơn. Nhưng tất cả đều mờ mịt, đều xa vắng, không có lấy một bóng cây, một bóng người, không có lấy một hoạt động của sự sống. Tất cả khiến cho nàng trở nên buồn bã, cô đơn biết bao ! Cảnh làm cho nàng buồn, nhưng nàng buồn chủ yếu vì tình. Vì hoàn cảnh éo le của bản thân lúc bấy giờ.
Sau khi miêu tả nỗi buồn của Kiều, Nguyễn Du cực tả nỗi lòng thương nhớ người thân của nàng:
Tưởng người dưới nguyệt chén đồngTin sương luống những rày trông mai chờ.Bên trời góc bể bơ vơTấm son gột rửa bao giờ cho phai.
Người đầu tiên hiện ra trong nỗi nhớ của nàng Kiều là Kim Trọng. Vậy tại sao chúng ta tự hỏi Kiều không nhớ cha mẹ – người có công ơn sinh thành, dưỡng dục nàng trước mà lại nhớ đến chàng Kim. Có lẽ sau những biến cố dồn dập, những cố gắng, nỗ lực hết mình để cứu gia đình, người thân thoát khỏi cơn hoạn nạn, giờ đây nàng Kiều mới có thời gian nghĩ đến chàng Kim, nghĩ đến nỗi đau của chính bản thân mình. Nàng tưởng tượng ra cảnh thề nguyền giữa chàng và nàng, nàng còn thương Kim Trọng vì nghĩ chàng chưa biết việc Kiều đã thuộc về người khác, vẫn hằng đêm thương nhớ nàng uổng công.
Tiếp đến, nàng thương nhớ cha mẹ già đang ngày đêm tựa cửa ngóng trông mình:
Xót người tựa cửa hôm maiQuạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?Sân Lai cách mấy nắng mưaCó khi gốc tử đã vừa người ôm
Nhà thơ đã sử dụng nhiều thành ngữ, điển tích, điển cố nhưtựa cửa hôm mai, quạt nồng ấp lạnh, Sân Lai, gốc tửđể thể hiện nỗi lòng của một người con đối với cha mẹ già. Kiều đã thực hiện tròn chữ hiếu, bán mình chuộc cha. Nhưng giờ đây, ở nơi xa xôi, nàng vẫn không thôi lo lắng cho cha mẹ. Ai sẽ là người quan tâm, chăm sóc cha mẹ khi đã ở tuổi xế chiều? Kiều quả thực là một người con có hiếu !
Những câu thơ cuối cùng của đoạn thơ, tâm trạng nhân vật trữ tình được bộc lộ rõ nhất qua bút pháp “tả cảnh ngụ tình” của Nguyễn Du:
Buồn trông cửa bể chiều hôm,Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?Buồn trông ngọn nước mới sa,Hoa trôi man mác biết là về đâu?Buồn trông nội cỏ rầu rầu,Chân mây mặt đất một màu xanh xanh…Buồn trông sóng cuốn mặt duềnhẦm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi
Đây là 8 câu thơ miêu tả trực tiếp tâm trạng của Kiều, được xây dựng trên cấu trúc lặp “buồn trông” đặt ở đầu mỗi câu lục. “Buồn” là nét chủ đạo chi phối cảm xúc của Kiều. Buồn được gửi vào trong từng cảnh vật: con thuyền, cánh buồm, ngọn nước, bông hoa, nôi cỏ, gió sóng… Biến điệu qua từng cảnh vật. Có khi là man mác một nỗi buồn cô đơn nơi đất khách quê người khi nhìn thấy cánh buồm xa xa, có khi lại ngậm ngùi cho kiếp lạc loài trước muôn ngả đường đời vô định như cánh hoa đang trôi nổi giữa dòng kia không biết đi đâu về đâu. Hay có lúc hoang mang trước một khung trời bao la miên viễn, một tương lai mờ mịt “Chân mây mặt đất một màu xanh xanh”. Có khi hãi hùng, hoảng sợ trước những tai ương, cạm bẫy đang bủa vây rình rập đâu đây: “Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”. Những hình ảnh mà Nguyễn Du sử dụng đã khiến người đọc cảm nhận rõ tâm trạng của Thúy Kiều khi ở lầu Ngưng Bích.
Với Nguyễn Du, việc khắc họa tính cách nhân vật, miêu tả nội tâm nhân vật là rất quan trọng. Ông thường để nhân vật tự bộc lộ trực tiếp nội tâm của mình. Ông để cảnh thiên nhiên nói hộ nỗi lòng nhân vật. Diễn biến tâm trạng của Thúy Kiều trong đoạn tríchKiều ở lầu Ngưng Bíchđã được nhà văn thể hiện thật chân thực, đặc sắc. Qua đây, người đọc vô cùng cảm thương cho thân phận một nàng Kiều tài hoa nhưng bạc mệnh. Nguyễn Du đã thật thành công trong việc khắc họa diễn biến tâm trạng ấy.
Đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” là một đoạn trích lột tả sâu sắc tâm trạng của Thúy Kiều khi phải xa lầu Ngưng Bích lạnh lẽo. Đó là một tâm trạng đau đớn khi gia đình lâm biến, nỗi xót xa khi tình đôi lứa chia lìa và bản thân nàng từ chỗ một tiểu thư xinh đẹp khuê các phải sa chân vào chốn thanh lâu nhơ nhuốc. Trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”, tác giả Nguyễn Du đã khéo léo sử dụng rất nhiều bút pháp điêu luyện nhưng nổi bật lên là tả cảnh, ẩn tình, lấy cảnh vật để nói lên nỗi lòng của con người, người và cảnh vì thế mà tâm đầu ý hợp hòa quyện vào nhau. “Kiều ở lầu Ngưng Bích” là một bức tranh được vẽ lên với những màu sắc xám lạnh, gợi tả tâm trạng vô cùng sống động, nhưng nó cũng nhiều thê lương ai oán. Cảnh và người trong đoạn trích như hòa vào làm một nó thể hiện sự cô đơn, bẽ bàng, buồn tủi của Thúy Kiều trong cảnh đời éo le của mình, nhưng nó cũng thể hiện sự hiếu thuận, sắc son của Kiều đối với cha mẹ và Kim Trọng dù trong biến cố nhưng trong lòng Thúy Kiều vẫn luôn hướng về những người yêu thương. Chúc bạn họ tốt !
guyễn Du là một bậc thầy về tả cảnh. Nhiều câu thơ tả cảnh của ông có thể được coi là chuẩn mực cho vẻ đẹp của thơ ca cổ điển Phương Đông. Nhưng Nguyễn Du không chỉ giỏi về tả cảnh mà còn giỏi về tả tình cảm, tả tâm trạng. Trong quan niệm của ông, hai yếu tố tình và cảnh không tách rời nhau mà luôn đi liền với nhau, bổ sung cho nhau. Điều này được thể hiện rõ qua đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích.
Đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích là sự kết hợp, giao hoà của hai yếu tố cảnh vật và tâm trạng. Về cảnh vật có lầu cao, có non xanh nước biếc, sơn thuỷ hữu tình. Nếu Thuý Kiều ở vào một hoàn cảnh khác, trong tâm trạng khác thì hẳn cảnh đó sẽ rất đẹp. Tuy nhiên, tâm trạng Kiều lại đang rất u ám, sầu não: bị Tú Bà giam lỏng ở lầu Ngưng Bích, Kiều da diết nhớ cha mẹ, nhớ người yêu, đồng thời lại rất đau xót cho thân phận mình. Cảnh vật, do đó, nhuốm màu tâm trạng:
Trước lầu Ngưng Bích khoá xuânVẻ non xa, tấm trăng gần ở chung.
Sau khi biết mình bị bán vào lầu xanh, Kiều đã tự tử nhưng không chết. Biết Kiều tính khảng khái, cứng rắn nên Tú Bà đã cho Kiều ở riêng trong lầu Ngưng Bích để thực hiện những âm mưu khác. Ở trong hoàn cảnh bị giam lỏng này, có thể nói, Kiều không thể nào vui thú thưởng ngoạn thiên nhiên được. Đối với nàng lúc bấy giờ, non xa với trăng gần – hai hình ảnh thiên nhiên có tươi đẹp đến đâu đi chăng nữa thì cũng như nhau mà thôi. Lầu Ngưng Bích cao quá, trơ trọi quá làm cho không gian bao la, xa vời khiến cho nàng Kiều có cảm giác trơ trọi, rợn ngợp, lơ lửng. Nhìn ra xa chỉ thấy cát vàng, cồn nọ, bụi hồng, dặm kia:
Bốn bề bát ngát xa trông
Cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia.
Nàng Kiều dường như phóng tầm mắt ra xa, rồi lại quan sát mọi vật ở gần mình hơn. Nhưng tất cả đều mờ mịt, đều xa vắng, không có lấy một bóng cây, một bóng người, không có lấy một hoạt động của sự sống. Tất cả khiến cho nàng trở nên buồn bã, cô đơn biết bao ! Cảnh làm cho nàng buồn, nhưng nàng buồn chủ yếu vì tình. Vì hoàn cảnh éo le của bản thân lúc bấy giờ.
Sau khi miêu tả nỗi buồn của Kiều, Nguyễn Du cực tả nỗi lòng thương nhớ người thân của nàng:
Tưởng người dưới nguyệt chén đồngTin sương luống những rày trông mai chờ.Bên trời góc bể bơ vơTấm son gột rửa bao giờ cho phai.
Người đầu tiên hiện ra trong nỗi nhớ của nàng Kiều là Kim Trọng. Vậy tại sao chúng ta tự hỏi Kiều không nhớ cha mẹ – người có công ơn sinh thành, dưỡng dục nàng trước mà lại nhớ đến chàng Kim. Có lẽ sau những biến cố dồn dập, những cố gắng, nỗ lực hết mình để cứu gia đình, người thân thoát khỏi cơn hoạn nạn, giờ đây nàng Kiều mới có thời gian nghĩ đến chàng Kim, nghĩ đến nỗi đau của chính bản thân mình. Nàng tưởng tượng ra cảnh thề nguyền giữa chàng và nàng, nàng còn thương Kim Trọng vì nghĩ chàng chưa biết việc Kiều đã thuộc về người khác, vẫn hằng đêm thương nhớ nàng uổng công.
Tiếp đến, nàng thương nhớ cha mẹ già đang ngày đêm tựa cửa ngóng trông mình:
Xót người tựa cửa hôm maiQuạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?Sân Lai cách mấy nắng mưaCó khi gốc tử đã vừa người ôm
Nhà thơ đã sử dụng nhiều thành ngữ, điển tích, điển cố như tựa cửa hôm mai, quạt nồng ấp lạnh, Sân Lai, gốc tử để thể hiện nỗi lòng của một người con đối với cha mẹ già. Kiều đã thực hiện tròn chữ hiếu, bán mình chuộc cha. Nhưng giờ đây, ở nơi xa xôi, nàng vẫn không thôi lo lắng cho cha mẹ. Ai sẽ là người quan tâm, chăm sóc cha mẹ khi đã ở tuổi xế chiều? Kiều quả thực là một người con có hiếu !
Những câu thơ cuối cùng của đoạn thơ, tâm trạng nhân vật trữ tình được bộc lộ rõ nhất qua bút pháp “tả cảnh ngụ tình” của Nguyễn Du:
Buồn trông cửa bể chiều hôm,Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?Buồn trông ngọn nước mới sa,Hoa trôi man mác biết là về đâu?Buồn trông nội cỏ rầu rầu,Chân mây mặt đất một màu xanh xanh…Buồn trông sóng cuốn mặt duềnhẦm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi
Đây là 8 câu thơ miêu tả trực tiếp tâm trạng của Kiều, được xây dựng trên cấu trúc lặp “buồn trông” đặt ở đầu mỗi câu lục. “Buồn” là nét chủ đạo chi phối cảm xúc của Kiều. Buồn được gửi vào trong từng cảnh vật: con thuyền, cánh buồm, ngọn nước, bông hoa, nôi cỏ, gió sóng… Biến điệu qua từng cảnh vật. Có khi là man mác một nỗi buồn cô đơn nơi đất khách quê người khi nhìn thấy cánh buồm xa xa, có khi lại ngậm ngùi cho kiếp lạc loài trước muôn ngả đường đời vô định như cánh hoa đang trôi nổi giữa dòng kia không biết đi đâu về đâu. Hay có lúc hoang mang trước một khung trời bao la miên viễn, một tương lai mờ mịt “Chân mây mặt đất một màu xanh xanh”. Có khi hãi hùng, hoảng sợ trước những tai ương, cạm bẫy đang bủa vây rình rập đâu đây: “Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”. Những hình ảnh mà Nguyễn Du sử dụng đã khiến người đọc cảm nhận rõ tâm trạng của Thúy Kiều khi ở lầu Ngưng Bích.
Với Nguyễn Du, việc khắc họa tính cách nhân vật, miêu tả nội tâm nhân vật là rất quan trọng. Ông thường để nhân vật tự bộc lộ trực tiếp nội tâm của mình. Ông để cảnh thiên nhiên nói hộ nỗi lòng nhân vật. Diễn biến tâm trạng của Thúy Kiều trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích đã được nhà văn thể hiện thật chân thực, đặc sắc. Qua đây, người đọc vô cùng cảm thương cho thân phận một nàng Kiều tài hoa nhưng bạc mệnh. Nguyễn Du đã thật thành công trong việc khắc họa diễn biến tâm trạng ấy.
– Cậu tham khảo nhaa
– Hay thì cho tớ 5*, cảm ơn <3
Đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” là một đoạn trích lột tả sâu sắc tâm trạng của Thúy Kiều khi phải xa lầu Ngưng Bích lạnh lẽo. Đó là một tâm trạng đau đớn khi gia đình lâm biến, nỗi xót xa khi tình đôi lứa chia lìa và bản thân nàng từ chỗ một tiểu thư xinh đẹp khuê các phải sa chân vào chốn thanh lâu nhơ nhuốc. Trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”, tác giả Nguyễn Du đã khéo léo sử dụng rất nhiều bút pháp điêu luyện nhưng nổi bật lên là tả cảnh, ẩn tình, lấy cảnh vật để nói lên nỗi lòng của con người, người và cảnh vì thế mà tâm đầu ý hợp hòa quyện vào nhau. “Kiều ở lầu Ngưng Bích” là một bức tranh được vẽ lên với những màu sắc xám lạnh, gợi tả tâm trạng vô cùng sống động, nhưng nó cũng nhiều thê lương ai oán. Cảnh và người trong đoạn trích như hòa vào làm một nó thể hiện sự cô đơn, bẽ bàng, buồn tủi của Thúy Kiều trong cảnh đời éo le của mình, nhưng nó cũng thể hiện sự hiếu thuận, sắc son của Kiều đối với cha mẹ và Kim Trọng dù trong biến cố nhưng trong lòng Thúy Kiều vẫn luôn hướng về những người yêu thương.
Chúc bạn họ tốt !
@Khang