phân tích thái độ đặc điểm của các giai cấp tầng lớp đối với cách mạng giải phóng dân tộc

phân tích thái độ đặc điểm của các giai cấp tầng lớp đối với cách mạng giải phóng dân tộc

0 bình luận về “phân tích thái độ đặc điểm của các giai cấp tầng lớp đối với cách mạng giải phóng dân tộc”

  1. Địa chủ phong kiến:

    +Một bộ phận trở nên giàu có; đầu hàng, làm tay sai cho Pháp, cướp đoạt ruộng đất nông dân.

    + Địa chủ vừa và nhỏ bị Pháp chèn ép nên ít nhiều vẫn có tinh thần chống Pháp.

    Nông dân: cực khổ vì thuế khóa, địa tô, phu phen, tạp dịch, nạn cướp đất lập đồn điền dựng nhà máy của Pháp. Họ căm ghét chế độ thực dân+ ý thức dân tộc sâu sắc nên họ sẵn sàng hưởng ứng, tham gia các phong trào chống Pháp do các giai cấp, tầng lớp khác lãnh đạo.

    Công nhân: xuất thân từ nông dân, họ làm việc trong các đồn điền, hầm mỏ, xí nghiệp… Lực lượng công nhân VN đầu thế kỉ XX còn non trẻ, đang ở trình độ “tự phát”, chủ yếu đấu tranh vì quyền lợi kinh tế. Họ cũng sẵn sàng hưởng ứng các phong trào chống Pháp do các giai cấp, tầng lớp khác lãnh đạo.

    Tư sản: là những ngưòi làm trung gian, đại lí, chủ thầu, chủ xưởng… Họ bị các nhà tư bản Pháp và chính quyền thực dân chèn ép, kìm hãm. Do bị lệ thuộc và yếu ớt về mặt kinh tế nên chỉ muốn có thay đổi nhỏ để dễ bề làm ăn sinh sống chứ chưa dám tỏ thái độ hưởng ứng hay tham gia vào các cuộc vận động cứu nước.

    Tiểu tư sản thành thị: gồm các tiểu thương, tiểu chủ, viên chức, nhà báo, học sinh, sinh viên…Cuộc sống có phần dễ chịu hơn nông dân, công nhân nhưng vẫn bấp bênh. Họ có ý thức dân tộc và sẵn sàng tham gia vào các cuộc vận động cứu nước. 

    Bình luận
  2. * Giai cấp địa chủ phong kiến:

    – Đầu hàng, làm tay sai cho thực dân Pháp. Một bộ phận câu kết với đế quốc để áp bức, bóc lột nhân dân.

    – Một số địa chủ vừa và nhỏ vẫn có tinh thần yêu nước.

    * Giai cấp nông dân:

    – Cuộc sống cơ cực trăm bề nên căm ghét chế độ bóc lột của thực dân Pháp, có ý thức dân tộc sâu sắc.

    – Họ sẵn sàng hưởng ứng, tham gia các cuộc đấu tranh chống lại thực dân Pháp và chế độ phong kiến.

    * Tầng lớp tư sản:

    – Họ là các chủ hãng buôn bán, nhà thầu khoán, chủ xí nghiệp, chủ xưởng thủ công.

    – Họ bị chính quyền thực dân kìm hãm, tư bản Pháp chèn ép. Vì có tiềm lực kinh tế yếu ớt, nên họ chỉ muốn có điều kiện làm ăn, buôn bán dễ dàng, chưa có ý thức tham gia vào phong trào cách mạng giải phóng dân tộc.

    * Tầng lớp tiểu tư sản:

    – Xuất thân từ các chủ xưởng thủ công nhỏ, những viên chức cấp thấp như thông ngôn, nhà giáo, thư kí, học sinh, kế toán,…

    – Cuộc sống của họ có phần dễ chịu hơn nông dân, công nhân nhưng vẫn rất bấp bênh.

    – Họ là những người có ý thức dân tộc, tích cực tham gia vào cuộc vận động cứu nước đầu thế kỉ XX.

    * Đội ngũ công nhân:

    – Phần lớn xuất thân từ nông dân, không có ruộng đất, phải bỏ làng đi ra các nhà máy, hầm mỏ, đồn điền làm thuê.

    – Họ bị thực dân phong kiến và tư sản bóc lột nên sớm có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ chống lại địa chủ, đòi cải thiện điều kiện làm việc và sinh hoạt.

    Bình luận

Viết một bình luận