Phân tích tình thế “ngàn cân treo sợi tóc” của nước ta sau Cách mạng tháng Tám
0 bình luận về “Phân tích tình thế “ngàn cân treo sợi tóc” của nước ta sau Cách mạng tháng Tám”
Trên thực tế, chính quyền cách mạng non trẻ của ta phải đối phó với muôn vàn khó khăn, đứng trước tình thế “Ngàn cân treo sợi tóc”. Từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc, 20 vạn quân Tưởng kéo vào, theo chúng là bọn tay sai thuộc các tổ chức phản động, âm mưu cướp chính quyền mà nhân dân ta đã giành được. Từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam, hơn 1 vạn quân Anh kéo vào, dọn đường cho thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta. Ngoài ra, trên cả nước còn hơn 6 vạn quân Nhật đang chờ giải giáp. Bọn phản động trong nước ngóc đầu dậy, làm tay sai cho Pháp, chống phá cách mạng. Chính quyền cách mạng còn non trẻ; lực lượng vũ trang còn yếu. Nạn đói vẫn chưa khắc phục. Hàng hoá khan hiếm, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. Di sản văn hoá lạc hậu của chế độ cũ rất nặng nề, hơn 90% dân số mù chữ, tệ nạn xã hội còn phổ biến. Ngân sách Nhà nước trống rỗng…
Trước tình hình đó, cùng với việc củng cố chính quyền, bài trừ nội phản, cải thiện đời sống nhân dân, Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tìm các biện pháp đấu tranh mềm dẻo nhằm duy trì hòa bình, giữ vững độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc theo phương châm “dĩ bất biến, ứng vạn biến”, để tranh thủ thời gian củng cố lực lượng cách mạng, tránh phải đối phó với nhiều kẻ thù.
Chúng ta đã chủ động đàm phán với Pháp để tránh cuộc chiến tranh, giữ hòa bình cho cả hai dân tộc, giữ độc lập cho Tổ quốc, rồi ký Hiệp định sơ bộ ngày 6-3-1946, sau đó ký Tạm ước ngày 14-9-1946. Chủ tịch Hồ Chí Minh còn gửi thư tới nguyên thủ các nước Anh, Mỹ, Liên Xô và các thành viên của Liên hợp quốc nêu rõ thiện chí hòa bình, mong muốn Liên hợp quốc chấp nhận những yêu cầu chính đáng của Việt Nam để duy trì hòa bình. Đồng thời, Người liên tục gửi thư cho Chính phủ, Quốc hội, Thủ tướng Pháp và cử phái viên đến gặp người cầm đầu Pháp ở Đông Dương để tìm cách cứu vãn hòa bình, tránh cuộc chiến tranh đổ máu. Nhưng giới cầm quyền thực dân đã khước từ mọi thiện chí, nỗ lực của chúng ta.
Chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới. Bất chấp những thiện chí hòa bình của Việt Nam, trong các ngày 15 và 16-12-1946, quân Pháp nổ súng gây hấn nhiều nơi ở Hà Nội. Ngày 17-12-1946, chúng cho xe phá các công sự của ta ở phố Lò Đúc, rồi gây ra vụ tàn sát đẫm máu ở phố Hàng Bún và phố Yên Ninh. Ngày 18-12-1946, tướng Môlie gửi cho ta 2 tối hậu thư đòi chiếm đóng Sở Tài chính, đòi ta phải phá bỏ mọi công sự và chướng ngại vật trên các đường phố, đòi để cho chúng giữ gìn trị an ở Hà Nội. Chúng tuyên bố nếu các yêu cầu đó không được Chính phủ Việt Nam chấp nhận thì quân Pháp sẽ chuyển sang hành động, chậm nhất là sáng ngày 20-12-1946.
Vậy là kẻ thù đã đặt dân tộc Việt Nam trước 2 con đường: một là khoanh tay, cúi đầu trở lại làm nô lệ; hai là đấu tranh đến cùng để giành lấy tự do và độc lập. Tình thế đó, buộc Đảng, Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhân dân ta không có lựa chọn nào hơn là cầm vũ khí, đứng lên chiến đấu. Chính vì vậy, Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã ra Chỉ thị Toàn dân kháng chiến và ngày 19-12-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Đây là lời hịch cứu nước, thể hiện ý chí quyết tâm sắt đá của cả dân tộc, khơi dậy sức mạnh chủ nghĩa yêu nước, truyền thống anh hùng bất khuất; động viên, thôi thúc, cỗ vũ toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta bước vào cuộc kháng chiến trưởng kỳ giành lại độc lập, tự do cho Tổ quốc.
+ Phải đối mặt với 3 loại giặc : giặc đói , giặc dốt và giặc ngoại xâm.
+ Gặp nhiều khó khăn về tài chính , kinh tế ; thiếu lương thực , thực phẩm cung cấp cho nhân dân , hàng hóa ngày càng khan hiếm , giá cả vì vậy tăng vọt.
+ Chính quyền cách mạng đang còn non trẻ.
+ Các tệ nạn xã hội như rượu chè , cờ bạc , … tràn lan.
+ Gặp phải đợt lũ lụt lớn tại các tỉnh Bắc Bộ , hạn hán kéo dài khiến đất hongg thể cày cấy để phục vụ cho đời sống.
Trên thực tế, chính quyền cách mạng non trẻ của ta phải đối phó với muôn vàn khó khăn, đứng trước tình thế “Ngàn cân treo sợi tóc”. Từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc, 20 vạn quân Tưởng kéo vào, theo chúng là bọn tay sai thuộc các tổ chức phản động, âm mưu cướp chính quyền mà nhân dân ta đã giành được. Từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam, hơn 1 vạn quân Anh kéo vào, dọn đường cho thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta. Ngoài ra, trên cả nước còn hơn 6 vạn quân Nhật đang chờ giải giáp. Bọn phản động trong nước ngóc đầu dậy, làm tay sai cho Pháp, chống phá cách mạng. Chính quyền cách mạng còn non trẻ; lực lượng vũ trang còn yếu. Nạn đói vẫn chưa khắc phục. Hàng hoá khan hiếm, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. Di sản văn hoá lạc hậu của chế độ cũ rất nặng nề, hơn 90% dân số mù chữ, tệ nạn xã hội còn phổ biến. Ngân sách Nhà nước trống rỗng…
Trước tình hình đó, cùng với việc củng cố chính quyền, bài trừ nội phản, cải thiện đời sống nhân dân, Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tìm các biện pháp đấu tranh mềm dẻo nhằm duy trì hòa bình, giữ vững độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc theo phương châm “dĩ bất biến, ứng vạn biến”, để tranh thủ thời gian củng cố lực lượng cách mạng, tránh phải đối phó với nhiều kẻ thù.
Chúng ta đã chủ động đàm phán với Pháp để tránh cuộc chiến tranh, giữ hòa bình cho cả hai dân tộc, giữ độc lập cho Tổ quốc, rồi ký Hiệp định sơ bộ ngày 6-3-1946, sau đó ký Tạm ước ngày 14-9-1946. Chủ tịch Hồ Chí Minh còn gửi thư tới nguyên thủ các nước Anh, Mỹ, Liên Xô và các thành viên của Liên hợp quốc nêu rõ thiện chí hòa bình, mong muốn Liên hợp quốc chấp nhận những yêu cầu chính đáng của Việt Nam để duy trì hòa bình. Đồng thời, Người liên tục gửi thư cho Chính phủ, Quốc hội, Thủ tướng Pháp và cử phái viên đến gặp người cầm đầu Pháp ở Đông Dương để tìm cách cứu vãn hòa bình, tránh cuộc chiến tranh đổ máu. Nhưng giới cầm quyền thực dân đã khước từ mọi thiện chí, nỗ lực của chúng ta.
Chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới. Bất chấp những thiện chí hòa bình của Việt Nam, trong các ngày 15 và 16-12-1946, quân Pháp nổ súng gây hấn nhiều nơi ở Hà Nội. Ngày 17-12-1946, chúng cho xe phá các công sự của ta ở phố Lò Đúc, rồi gây ra vụ tàn sát đẫm máu ở phố Hàng Bún và phố Yên Ninh. Ngày 18-12-1946, tướng Môlie gửi cho ta 2 tối hậu thư đòi chiếm đóng Sở Tài chính, đòi ta phải phá bỏ mọi công sự và chướng ngại vật trên các đường phố, đòi để cho chúng giữ gìn trị an ở Hà Nội. Chúng tuyên bố nếu các yêu cầu đó không được Chính phủ Việt Nam chấp nhận thì quân Pháp sẽ chuyển sang hành động, chậm nhất là sáng ngày 20-12-1946.
Vậy là kẻ thù đã đặt dân tộc Việt Nam trước 2 con đường: một là khoanh tay, cúi đầu trở lại làm nô lệ; hai là đấu tranh đến cùng để giành lấy tự do và độc lập. Tình thế đó, buộc Đảng, Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhân dân ta không có lựa chọn nào hơn là cầm vũ khí, đứng lên chiến đấu. Chính vì vậy, Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã ra Chỉ thị Toàn dân kháng chiến và ngày 19-12-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Đây là lời hịch cứu nước, thể hiện ý chí quyết tâm sắt đá của cả dân tộc, khơi dậy sức mạnh chủ nghĩa yêu nước, truyền thống anh hùng bất khuất; động viên, thôi thúc, cỗ vũ toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta bước vào cuộc kháng chiến trưởng kỳ giành lại độc lập, tự do cho Tổ quốc.
@FanRapital:
Đáp án:
+ Phải đối mặt với 3 loại giặc : giặc đói , giặc dốt và giặc ngoại xâm.
+ Gặp nhiều khó khăn về tài chính , kinh tế ; thiếu lương thực , thực phẩm cung cấp cho nhân dân , hàng hóa ngày càng khan hiếm , giá cả vì vậy tăng vọt.
+ Chính quyền cách mạng đang còn non trẻ.
+ Các tệ nạn xã hội như rượu chè , cờ bạc , … tràn lan.
+ Gặp phải đợt lũ lụt lớn tại các tỉnh Bắc Bộ , hạn hán kéo dài khiến đất hongg thể cày cấy để phục vụ cho đời sống.