Phân tích và nêu cảm nhận của em về bài thơ Nói với con của nhà văn Y Phương
0 bình luận về “Phân tích và nêu cảm nhận của em về bài thơ Nói với con của nhà văn Y Phương”
”Cả xã hội lúc bấy giờ đang hối hả, gấp gáp kiếm tìm tiền bạc. Muốn sống đàng hoàng như một con người , tôi nghĩ phải bám vào văn hóa. Phải tin vào những giá trị tích cực , vĩnh cửu của văn hóa. Chính vì thế , qua bài thơ ấy , tôi muốn nói rằng chúng ta phải vượt qua sự ngặt nghèo, đói khổ bằng văn hóa”. Đó là những lời tâm sự chân thật của nhà thơ Y Phương khi sáng tác bài thơ ”Nói với con”-một bài thơ hay, một bông hoa nghệ thuật núi rừng ngát sắc hương của nhà thơ dân tộc Tày. Tha thiết mà chân thật ,giản dị như lời thủ thỉ , tâm tình bài thơ thể hiện tình cảm gia đình đầm ấm , yên vui, tình yêu quê hương tha thiết, sâu nặng, truyền thống nghĩa tình, sức sống mạnh mẽ của người dân tộc miền núi bằng ”ngôn ngữ thổ cẩm”.
Ra đời năm 1980, tiếng thơ ”Nói với con” chính là lời từ trái tim ấm áp, tấm lòng yêu thương cất cao lên trong những năm gian khổ, thiếu thốn của nhân dân cả nước. Y Phương nhắn nhủ với con về tình cảm gia đình ấm cúng, về truyeegn thống quê hương nghĩa tình, giàu niềm tin và ý chí. Bố cục bài thơ chia thành hai phần: Tình cảm gia đình, quê hương đầm ấm yên vui được tác giả thể hiện trong 11 câu thơ đầu . Tình quê hương tha thiết, sâu nặng , truyền thống nghĩa tình , sức sống mạnh mẽ của người dân tộc miền núi được tác giả thể hiện trong 17 câu thơ tiếp theo. Bài thơ mở ra với khung cảnh gia đình ấm cúng , đầy ắp tiếng nói tiếng cười;
” Chân phải bước tới cha
…………………….
Hai bước tới tiếng cười.”
Một mái nhà có cha và mẹ , con lớn lên trong tình yêu thương. Hơn thế nữa , con sinh ra, lớn lên trong tình yêu , trong vẻ đẹp của ”người đồng mình”:
”Người đồng mình yêu lắm con ơi
……………………
Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời”
Suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc được diễn tả trực tiếp bằng hình ảnh. Tác giả đã vận dụng lối diễn đạt của chính người dân tộc miền núi để xây dựng hình ảnh thơ. Bằng cách diễn đạt như vậy, tác giả đã sáng tạo những hình ảnh vừa cụ thể , vừa mang tính khát quát cao, mà vẫn giàu chất thơ bay bổng về vẻ đẹp trong cuộc sống của người dân miền núi: ”Đan lờ cài nan hoa- Vách nhà ken câu hát – Rừng cho hoa; và truyền thống nghĩa tình ,gắn bó , sẻ chia:”Con đường cho những tấm lòng”. Người cha muốn con mình nhìn thấy được vẻ nên thơ của ” người đồng mình” để mà ”yêu”. Cách diễn đạt độc đáo ấy còn được thể hiện ở những hình ảnh đặc sắc trong những câu thơ tiếp theo:
” Người đồng mình thương lắm con ơi
…………..
Nghe con.”
Từ những câu bộc lộ một cách cụ thể tình cảm gia đình, nghĩa tình quê hưởng phần thứ nhất sanng phần thứ hai của bài thơ tác giả mượn lời của người cha nói với con về sức mạnh truyền thống, lòng thủy chung với quê hương. Lấy cái ”cao”, ” xa ”’ của trời đất làm chiều kích của nỗi buồn và chí hứơng. Đó là tầm vóc của núi cao, rừng thẳm của những Đăm Săn, Xinh Nhã. Người cha nói cho con cũng là nhắn nhủ , khuyên răn con mình biết trân trọng nơi mình sinh thành”Sống trên đá……..thung nghèo đói ” sống hồn nhiên, cần cù, lạc quan để vượt qua gian khó ”Sông như sông…………….lo cực nhọc”. Con hãy nhớ lấy những điều ấy , để mà ”thương”và cũng là để sống cho xứng đáng . Bởi vì ”người đồng mình” tuy mộc mạc , thô sơ nhưng không nhỏ bé .Ở đây ta lại bắt gặp lối nói độc đáo của người dân tộc miền núi trong câu:”Nhười đồng mình đục đá kê cao quê hương”. Có thể thấy câu thơ này có hai ý nghĩa: nghĩa thực và nghĩa ẩn dụ. ”Đục đá kê cao ” là hoạt động có thực, thường thấy ở vùng núi. Quê hương vốn là một khái niệm trừu tượng, chỉ một nơi chốn sinh thành cảu một người nào đó .Nói” tự đục đá kê cao quê hương” là muốn khái quát về tinh thần tự tôn, ý thức bảo vệ cội nguồn.
Lần thứ nhất người cha nói đến” người đồng mk thô sơ da thịt” để nói cho con về sức sống mạnh mẽ của quê hương , sức mạnh của truyền thống.lần thứ 2 người cha nhắc lại như để khắc cốt ghi xương rằng : quê hương tuy mộc mạc , chân chất, người đồng mk tuy thô sơ da thịt nhưng sống cao đẹp nên trên đường đời con phải làm những điều lớn lao, con phải sống cao thượng, tự trọng để xứng đáng là ”người đồng mình”.Người cha đã truyền lại cho con mình vẻ đẹp, sức mạnh của truyền thống quê hương.
Thể thơ tự do với số câu chữ k theo khuôn định phù hợ vs mạch cảm xúc tự nhiên, linh họt của bài thơ . Nhịp điệu lúc bay bổng ,lúc nhẹ nhàng ,lúc mạnh mẽ ,lúc sắc nhon,,…..tạo ra sự cộng hưởng hài hòa vs những cung bậc tình cảm khác nhau trong lời của người cha truyền lại cho con. Ngôn ngữ thơ giản dị, trong sáng, hình ảnh, mộc mạc, cô đọng mà vẫn phong phú, sinh động.Y Phương thấu hiểu và bởi vậy tác giả đã lột tả được cái hồn cốt trong bản sắc truyền thống của người dân tộc miền núi. Cha nói vs con hay chính là lời trao gửi thế hệ vậy!
”Cả xã hội lúc bấy giờ đang hối hả, gấp gáp kiếm tìm tiền bạc. Muốn sống đàng hoàng như một con người , tôi nghĩ phải bám vào văn hóa. Phải tin vào những giá trị tích cực , vĩnh cửu của văn hóa. Chính vì thế , qua bài thơ ấy , tôi muốn nói rằng chúng ta phải vượt qua sự ngặt nghèo, đói khổ bằng văn hóa”. Đó là những lời tâm sự chân thật của nhà thơ Y Phương khi sáng tác bài thơ ”Nói với con”-một bài thơ hay, một bông hoa nghệ thuật núi rừng ngát sắc hương của nhà thơ dân tộc Tày. Tha thiết mà chân thật ,giản dị như lời thủ thỉ , tâm tình bài thơ thể hiện tình cảm gia đình đầm ấm , yên vui, tình yêu quê hương tha thiết, sâu nặng, truyền thống nghĩa tình, sức sống mạnh mẽ của người dân tộc miền núi bằng ”ngôn ngữ thổ cẩm”.
Ra đời năm 1980, tiếng thơ ”Nói với con” chính là lời từ trái tim ấm áp, tấm lòng yêu thương cất cao lên trong những năm gian khổ, thiếu thốn của nhân dân cả nước. Y Phương nhắn nhủ với con về tình cảm gia đình ấm cúng, về truyeegn thống quê hương nghĩa tình, giàu niềm tin và ý chí. Bố cục bài thơ chia thành hai phần: Tình cảm gia đình, quê hương đầm ấm yên vui được tác giả thể hiện trong 11 câu thơ đầu . Tình quê hương tha thiết, sâu nặng , truyền thống nghĩa tình , sức sống mạnh mẽ của người dân tộc miền núi được tác giả thể hiện trong 17 câu thơ tiếp theo. Bài thơ mở ra với khung cảnh gia đình ấm cúng , đầy ắp tiếng nói tiếng cười;
” Chân phải bước tới cha
…………………….
Hai bước tới tiếng cười.”
Một mái nhà có cha và mẹ , con lớn lên trong tình yêu thương. Hơn thế nữa , con sinh ra, lớn lên trong tình yêu , trong vẻ đẹp của ”người đồng mình”:
”Người đồng mình yêu lắm con ơi
……………………
Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời”
Suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc được diễn tả trực tiếp bằng hình ảnh. Tác giả đã vận dụng lối diễn đạt của chính người dân tộc miền núi để xây dựng hình ảnh thơ. Bằng cách diễn đạt như vậy, tác giả đã sáng tạo những hình ảnh vừa cụ thể , vừa mang tính khát quát cao, mà vẫn giàu chất thơ bay bổng về vẻ đẹp trong cuộc sống của người dân miền núi: ”Đan lờ cài nan hoa- Vách nhà ken câu hát – Rừng cho hoa; và truyền thống nghĩa tình ,gắn bó , sẻ chia:”Con đường cho những tấm lòng”. Người cha muốn con mình nhìn thấy được vẻ nên thơ của ” người đồng mình” để mà ”yêu”. Cách diễn đạt độc đáo ấy còn được thể hiện ở những hình ảnh đặc sắc trong những câu thơ tiếp theo:
” Người đồng mình thương lắm con ơi
…………..
Nghe con.”
Từ những câu bộc lộ một cách cụ thể tình cảm gia đình, nghĩa tình quê hưởng phần thứ nhất sanng phần thứ hai của bài thơ tác giả mượn lời của người cha nói với con về sức mạnh truyền thống, lòng thủy chung với quê hương. Lấy cái ”cao”, ” xa ”’ của trời đất làm chiều kích của nỗi buồn và chí hứơng. Đó là tầm vóc của núi cao, rừng thẳm của những Đăm Săn, Xinh Nhã. Người cha nói cho con cũng là nhắn nhủ , khuyên răn con mình biết trân trọng nơi mình sinh thành”Sống trên đá……..thung nghèo đói ” sống hồn nhiên, cần cù, lạc quan để vượt qua gian khó ”Sông như sông…………….lo cực nhọc”. Con hãy nhớ lấy những điều ấy , để mà ”thương”và cũng là để sống cho xứng đáng . Bởi vì ”người đồng mình” tuy mộc mạc , thô sơ nhưng không nhỏ bé .Ở đây ta lại bắt gặp lối nói độc đáo của người dân tộc miền núi trong câu:”Nhười đồng mình đục đá kê cao quê hương”. Có thể thấy câu thơ này có hai ý nghĩa: nghĩa thực và nghĩa ẩn dụ. ”Đục đá kê cao ” là hoạt động có thực, thường thấy ở vùng núi. Quê hương vốn là một khái niệm trừu tượng, chỉ một nơi chốn sinh thành cảu một người nào đó .Nói” tự đục đá kê cao quê hương” là muốn khái quát về tinh thần tự tôn, ý thức bảo vệ cội nguồn.
Lần thứ nhất người cha nói đến” người đồng mk thô sơ da thịt” để nói cho con về sức sống mạnh mẽ của quê hương , sức mạnh của truyền thống.lần thứ 2 người cha nhắc lại như để khắc cốt ghi xương rằng : quê hương tuy mộc mạc , chân chất, người đồng mk tuy thô sơ da thịt nhưng sống cao đẹp nên trên đường đời con phải làm những điều lớn lao, con phải sống cao thượng, tự trọng để xứng đáng là ”người đồng mình”.Người cha đã truyền lại cho con mình vẻ đẹp, sức mạnh của truyền thống quê hương.
Thể thơ tự do với số câu chữ k theo khuôn định phù hợ vs mạch cảm xúc tự nhiên, linh họt của bài thơ . Nhịp điệu lúc bay bổng ,lúc nhẹ nhàng ,lúc mạnh mẽ ,lúc sắc nhon,,…..tạo ra sự cộng hưởng hài hòa vs những cung bậc tình cảm khác nhau trong lời của người cha truyền lại cho con. Ngôn ngữ thơ giản dị, trong sáng, hình ảnh, mộc mạc, cô đọng mà vẫn phong phú, sinh động.Y Phương thấu hiểu và bởi vậy tác giả đã lột tả được cái hồn cốt trong bản sắc truyền thống của người dân tộc miền núi. Cha nói vs con hay chính là lời trao gửi thế hệ vậy!