phân tích và nhận diện xu hướng phát triển của các tổ chức tài chính phi ngân hàng tại Việt Nam
0 bình luận về “phân tích và nhận diện xu hướng phát triển của các tổ chức tài chính phi ngân hàng tại Việt Nam”
Các TCTD PNH là một cấu phần của hệ thống TCTD Việt Nam hiện nay, chiếm tỷ trọng khoảng 1,4% về tổng tài sản và 3,6% về vốn chủ sở hữu của toàn hệ thống TCTD. Mặc dù có quy mô nhỏ bé, nhưng trong hơn 20 năm kể từ khi xuất hiện TCTD PNH đầu tiên cho đến nay, các TCTD PNH đã có những đóng góp nhất định vào sự phát triển của hệ thống TCTD Việt Nam, tham gia cung ứng tín dụng cho nền kinh tế, đặc biệt là cung ứng tín dụng cho các nhóm khách hàng cá nhân và doanh nghiệp không tiếp cận được các khoản tín dụng từ NHTM. Từ đó, nhóm TCTD PNH đã khẳng định được vai trò quan trọng trong hệ thống TCTD, góp phần phát triển đa dạng thị trường dịch vụ tài chính, đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế.
TS. Cấn Văn Lực cho rằng, “đây cũng là nơi phân tán rủi ro cho các nhà đầu tư trong xã hội”; đặc biệt “góp phần giảm tệ nạn tín dụng đen”.
Ảnh minh họa
Đánh giá thực tiễn phát triển hệ thống TCTD PNH Việt Nam, bà Nguyễn Thị Hoà – Phó Viện trưởng phụ trách Viện Chiến lược ngân hàng cho rằng: Mặc dù đóng vai trò quan trọng như vậy, tuy nhiên trong thực tiễn các TCTD PNH Việt Nam cũng còn phát triển hạn chế, mới chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ về vốn, tài sản và dư nợ tín dụng của hệ thống TCTD; sản phẩm dịch vụ của các TCTD PNH cũng còn chưa phong phú, nhiều cá nhân, DN trong nền kinh tế còn chưa biết đến các TCTD PNH. Thực trạng này đang đặt ra câu hỏi cho công tác quản lý nhà nước cũng như các TCTD PNH hoạt động trong thực tiễn để có thể phát triển an toàn, hiệu quả và bền vững.
Chia sẻ tại hội thảo, lãnh đạo Viện Chiến lược Ngân hàng cũng cho biết: Ngày 8/8/2018, Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 986/QĐ-TTg. Tại Chiến lược đã đặt ra mục tiêu phát triển các TCTD PNH trong giai đoạn 2018 -2020 tiếp tục củng cố, lành mạnh hóa và nâng cao năng lực tài chính, đến giai đoạn 2021 – 2025 sẽ “Phát triển đa dạng các loại hình TCTD PNH phù hợp với thông lệ quốc tế và thực tiễn Việt Nam”. Điều này cho thấy, các TCTD PNH sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng, cần phải được phát triển lành mạnh, hiệu quả và bền vững.
Đồng bộ về giải pháp
Hội thảo kéo dài hơn ba giờ đồng hồ, đã ghi nhận nhiều ý kiến phát biểu, tranh luận về hoạt động của hệ thống TCTD PNH. Các tác giả, diễn giả cũng đã chú trọng phân tích, tìm ra các giải pháp, khuyến nghị chính sách nhằm thúc đẩy phát triển bền vững các TCTD PNH trong thời gian tới.
Với nhóm giải pháp hoàn thiện về cơ chế chính sách, các diễn giả đã đưa ra một số kiện nghị về sửa đổi một số các quy định chưa phù hợp hiện nay như: quy định về huy động vốn của các TCTD PNH; thu phí trong hoạt động cho thuê tài chính; hướng dẫn về bán các khoản phải thu trong cho thuê tài chính… Nhiều diễn giả đã đặc biệt nhấn mạnh phải có sự phối hợp chặt chẽ hơn giữa NHNN và các bộ ngành chức năng, đảm bảo tính đồng bộ trong cơ chế chính sách; đề xuất xây dựng chính sách bảo vệ người tiêu dùng tài chính.
Các đại biểu cũng trao đổi một số nội dung liên quan tới hình thành các yếu tố hạ tầng để tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các TCTD PNH, nhấn mạnh các giải pháp về phát triển hạ tầng thông tin. Theo đó, phần đông đại biểu đều cho rằng cần thiết phải có một hạ tầng thông tin về DN và cá nhân thật tốt để cung cấp đầu vào cho quá trình tín dụng tại các TCTD PNH. Đặc biệt khi các DN mà TCTD PNH hướng đến thường là các DNNVV, thiếu tài sản đảm bảo, các cá nhân có ít lịch sử tín dụng. Đơn cử như: việc hoàn thiện cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cho phép các TCTD được kết nối, tra cứu; hay phát triển cơ sở dữ liệu tại CIC, phát triển các tổ chức thông tin tín dụng tư nhân; mở rộng thêm phạm vi thông tin có thể cung cấp – thông qua kết nối NHNN – công an, bảo hiểm xã hội, điện lực, viễn thông…
Lãnh đạo Viện Chiến lược Ngân hàng cũng nhắc tới các giải pháp về nâng cao vai trò của hiệp hội ngành nghề, tăng cường công tác thông tin quảng bá nhằm gia tăng hiểu biết của cá nhân và DN đối với các sản phẩm – dịch vụ của TCTD PNH.
Bên cạnh đó, một số đề xuất trong trung và dài hạn đã được các đại biểu chỉ ra, như: Nghiên cứu đề xuất mở rộng đối tượng được cho thuê tài chính; Ban hành và thực thi Chiến lược phát triển tài chính toàn diện quốc gia, sớm phát triển một chương trình, một chiến lược tầm quốc gia về hoạt động của các công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính.
Về phía các TCTD PNH, các diễn giả cũng đã đưa ra nhiều giải pháp cụ thể như: cần có chiến lược phân khúc thị trường, định vị và khác biệt hóa sản phẩm – dịch vụ theo từng phân khúc khách hàng, chú trọng hoạt động chăm sóc khách hàng và nâng cao chất lượng dịch vụ. Các công ty cho thuê tài chính cần tăng cường marketing, có thể hợp tác nhà cung cấp để xây dựng chuỗi bán hàng khép kín; nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến quy trình nhằm tạo thuận lợi hơn cho khách hàng; phối hợp với hiệp hội, tham dự hội nghị xúc tiến kinh doanh. Đồng thời chú trọng công tác thẩm định khách hàng, dự án, phải đảm bảo chính xác có chất lượng cao và kịp thời…
Với các công ty tài chính tín dụng tiêu dùng, cần nâng cao việc tiếp cận khách hàng, chú trọng xây dựng hệ thống sản phẩm có chất lượng; đa dạng hóa cách thức thu thập, kiểm tra, xác nhận thông tin; nâng cao chất lượng dịch vụ và trải nghiệm khách hàng; tập trung gia tăng hiểu biết cho người dân; chú trọng tinh giản bộ máy, đầu tư áp dụng công nghệ hiện đại.
Các TCTD PNH là một cấu phần của hệ thống TCTD Việt Nam hiện nay, chiếm tỷ trọng khoảng 1,4% về tổng tài sản và 3,6% về vốn chủ sở hữu của toàn hệ thống TCTD. Mặc dù có quy mô nhỏ bé, nhưng trong hơn 20 năm kể từ khi xuất hiện TCTD PNH đầu tiên cho đến nay, các TCTD PNH đã có những đóng góp nhất định vào sự phát triển của hệ thống TCTD Việt Nam, tham gia cung ứng tín dụng cho nền kinh tế, đặc biệt là cung ứng tín dụng cho các nhóm khách hàng cá nhân và doanh nghiệp không tiếp cận được các khoản tín dụng từ NHTM. Từ đó, nhóm TCTD PNH đã khẳng định được vai trò quan trọng trong hệ thống TCTD, góp phần phát triển đa dạng thị trường dịch vụ tài chính, đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế.
TS. Cấn Văn Lực cho rằng, “đây cũng là nơi phân tán rủi ro cho các nhà đầu tư trong xã hội”; đặc biệt “góp phần giảm tệ nạn tín dụng đen”.
Ảnh minh họa
Đánh giá thực tiễn phát triển hệ thống TCTD PNH Việt Nam, bà Nguyễn Thị Hoà – Phó Viện trưởng phụ trách Viện Chiến lược ngân hàng cho rằng: Mặc dù đóng vai trò quan trọng như vậy, tuy nhiên trong thực tiễn các TCTD PNH Việt Nam cũng còn phát triển hạn chế, mới chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ về vốn, tài sản và dư nợ tín dụng của hệ thống TCTD; sản phẩm dịch vụ của các TCTD PNH cũng còn chưa phong phú, nhiều cá nhân, DN trong nền kinh tế còn chưa biết đến các TCTD PNH. Thực trạng này đang đặt ra câu hỏi cho công tác quản lý nhà nước cũng như các TCTD PNH hoạt động trong thực tiễn để có thể phát triển an toàn, hiệu quả và bền vững.
Chia sẻ tại hội thảo, lãnh đạo Viện Chiến lược Ngân hàng cũng cho biết: Ngày 8/8/2018, Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 986/QĐ-TTg. Tại Chiến lược đã đặt ra mục tiêu phát triển các TCTD PNH trong giai đoạn 2018 -2020 tiếp tục củng cố, lành mạnh hóa và nâng cao năng lực tài chính, đến giai đoạn 2021 – 2025 sẽ “Phát triển đa dạng các loại hình TCTD PNH phù hợp với thông lệ quốc tế và thực tiễn Việt Nam”. Điều này cho thấy, các TCTD PNH sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng, cần phải được phát triển lành mạnh, hiệu quả và bền vững.
Đồng bộ về giải pháp
Hội thảo kéo dài hơn ba giờ đồng hồ, đã ghi nhận nhiều ý kiến phát biểu, tranh luận về hoạt động của hệ thống TCTD PNH. Các tác giả, diễn giả cũng đã chú trọng phân tích, tìm ra các giải pháp, khuyến nghị chính sách nhằm thúc đẩy phát triển bền vững các TCTD PNH trong thời gian tới.
Với nhóm giải pháp hoàn thiện về cơ chế chính sách, các diễn giả đã đưa ra một số kiện nghị về sửa đổi một số các quy định chưa phù hợp hiện nay như: quy định về huy động vốn của các TCTD PNH; thu phí trong hoạt động cho thuê tài chính; hướng dẫn về bán các khoản phải thu trong cho thuê tài chính… Nhiều diễn giả đã đặc biệt nhấn mạnh phải có sự phối hợp chặt chẽ hơn giữa NHNN và các bộ ngành chức năng, đảm bảo tính đồng bộ trong cơ chế chính sách; đề xuất xây dựng chính sách bảo vệ người tiêu dùng tài chính.
Các đại biểu cũng trao đổi một số nội dung liên quan tới hình thành các yếu tố hạ tầng để tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các TCTD PNH, nhấn mạnh các giải pháp về phát triển hạ tầng thông tin. Theo đó, phần đông đại biểu đều cho rằng cần thiết phải có một hạ tầng thông tin về DN và cá nhân thật tốt để cung cấp đầu vào cho quá trình tín dụng tại các TCTD PNH. Đặc biệt khi các DN mà TCTD PNH hướng đến thường là các DNNVV, thiếu tài sản đảm bảo, các cá nhân có ít lịch sử tín dụng. Đơn cử như: việc hoàn thiện cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cho phép các TCTD được kết nối, tra cứu; hay phát triển cơ sở dữ liệu tại CIC, phát triển các tổ chức thông tin tín dụng tư nhân; mở rộng thêm phạm vi thông tin có thể cung cấp – thông qua kết nối NHNN – công an, bảo hiểm xã hội, điện lực, viễn thông…
Lãnh đạo Viện Chiến lược Ngân hàng cũng nhắc tới các giải pháp về nâng cao vai trò của hiệp hội ngành nghề, tăng cường công tác thông tin quảng bá nhằm gia tăng hiểu biết của cá nhân và DN đối với các sản phẩm – dịch vụ của TCTD PNH.
Bên cạnh đó, một số đề xuất trong trung và dài hạn đã được các đại biểu chỉ ra, như: Nghiên cứu đề xuất mở rộng đối tượng được cho thuê tài chính; Ban hành và thực thi Chiến lược phát triển tài chính toàn diện quốc gia, sớm phát triển một chương trình, một chiến lược tầm quốc gia về hoạt động của các công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính.
Về phía các TCTD PNH, các diễn giả cũng đã đưa ra nhiều giải pháp cụ thể như: cần có chiến lược phân khúc thị trường, định vị và khác biệt hóa sản phẩm – dịch vụ theo từng phân khúc khách hàng, chú trọng hoạt động chăm sóc khách hàng và nâng cao chất lượng dịch vụ. Các công ty cho thuê tài chính cần tăng cường marketing, có thể hợp tác nhà cung cấp để xây dựng chuỗi bán hàng khép kín; nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến quy trình nhằm tạo thuận lợi hơn cho khách hàng; phối hợp với hiệp hội, tham dự hội nghị xúc tiến kinh doanh. Đồng thời chú trọng công tác thẩm định khách hàng, dự án, phải đảm bảo chính xác có chất lượng cao và kịp thời…
Với các công ty tài chính tín dụng tiêu dùng, cần nâng cao việc tiếp cận khách hàng, chú trọng xây dựng hệ thống sản phẩm có chất lượng; đa dạng hóa cách thức thu thập, kiểm tra, xác nhận thông tin; nâng cao chất lượng dịch vụ và trải nghiệm khách hàng; tập trung gia tăng hiểu biết cho người dân; chú trọng tinh giản bộ máy, đầu tư áp dụng công nghệ hiện đại.
phân tích và nhận diện xu hướng phát triển của các tổ chức tài chính phi ngân hàng tại Việt Nam