Phân tích vẻ đẹp lấp lánh của tình yêu và niềm tin trong hai văn bản: Làng (kim lân) và Chiếc Lược Ngà (nguyễn quang sáng)
Giúp tớ gấp với các cậu ơiiiii
Phân tích vẻ đẹp lấp lánh của tình yêu và niềm tin trong hai văn bản: Làng (kim lân) và Chiếc Lược Ngà (nguyễn quang sáng)
Giúp tớ gấp với các cậu ơiiiii
Qua hai tác phẩm văn học, chân dung con người Việt Nam thuộc nhiều thế hệ từ những, em bé ngây thơ, đáng yêu đến những bậc trung niên hay lão thành đều hiện lên thật sinh động. Con người Việt Nam với những sức mạnh nội lực phi thường đã đi qua những năm tháng vất vả và gian lao của đất nước luôn là một mảnh đất màu mỡ để văn học dày công khai phá. Điều đó được thể hiện qua các nhân vật: ông Hai (Làng – Kim Lân), ông Sáu và bé Thu (Chiếc lược ngà – Nguyễn Quang Sáng),
Những nhân vật, những tác phẩm trên ra đời trong những năm tháng cả dân tộc đang gắng sức lao động, chiến đấu để bảo vệ và xây dựng Tổ quốc. Ông Hai (Làng – Kim Lân) được xây dựng năm 1948, những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp thiếu thốn, khó khăn. Cha con ông Sáu trong “Chiếc lược ngà” được Nguyễn Quang Sáng sáng tác trong lửa đạn của cuộc kháng chiến chống Mĩ ác liệt những năm 1966. Có thế nói, ở mỗi nhân vật đều phảng phất mùi vị của thuốc súng chiến trường và mồ hôi lao động.
Trẻ em Việt Nam được hiện lên một phần cơ bản qua hình ảnh bé Thu trong “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng. Đó là những cô bé, cậu bé cá tính nhưng hồn nhiên, đáng yêu và có tình cảm yêu – ghét rất mãnh liệt. Bé Thu trong tác phẩm là cô bé sắc sảo, cá tính. Trong suốt những ngày ông Sáu ở nhà, dù ông ra sức yêu thương vỗ về nhưng né vẫn xa lánh ông, quyết liệt từ chổi. Bé Thu trong câu chuyên trên phản ứng quyết liệt với ông Sáu lúc ban đầu cũng chỉ bởi vết sẹo tai hại. Thu cũng yêu ba một tình yêu cháy bỏng và cảm động.
Tình yêu gia đình, người thân là cội nguồn của tình yêu quê hương đất nước. Điều này được thể hiện sinh động hơn cả ở nhân vật ông Hai. Ông yêu cái làng của mình như đứa con yêu mẹ. Đi đâu ông cũng khoe làng, khoe với tất cả sự say mê náo nức lạ kì. Khi nghe tin làng theo giặc, ông đau khổ, tủi hờn như chính mình là kẻ theo giặc, phản bội Tổ quốc. Dẫu yêu làng đến vậy, ông vẫn sẵn sàng “thù làng” nếu cái làng ấy phản bội nhân dân, phản bội Cụ Hồ. Đó là những cám xúc đặc biệt nó khẳng định tình yêu làng xóm, quê hương đã gắn liền với tình yêu đât nước.
Có thể thấy, những thế hệ người Việt chân chính đã được tái hiện sinh động trong một cảm hứng và quan điểm nhất quán, logic. Sợi dây xuyên suốt đời sống tinh thần con người Việt Nam là tình yêu gia đình, yêu quê hương đất nước và sự cống hiến hết mình cho những gì mình yêu quý, tôn thờ. Có một chân lí thật đơn giản nhưng ít kẻ thù nào hiểu được: người Việt Nam đã ra trận với khí thế, với tinh thần được kết tụ từ mấy ngàn năm trong lớp các thế hệ người Việt anh hùng.