Phản ứng giữa H2SO4 với NaOH là phản ứng
A. trung hoà B. phân huỷ C. thế D. hoá hợp
Câu 2: Dãy chất gồm những Oxít tác dụng được với axit là
A. CO2, P2O5, CaO B. FeO, NO2, SO2
C. CO2, P2O5, SO2 D. CaO, K2O, CuO
Câu 3: Chất khi tác dụng với dung dịch HCl tạo ra một dung dịch có màu vàng nâu là
A. Cu B. Fe C. Fe2O3 D. ZnO
Câu 4: Những nhóm oxít tác dụng được với nước là:
A. CO2, FeO, BaO B. Na2O, CaO,CO2
C. CaO, CuO, SO2 D. SO2, Fe2O3, BaO
Câu 5: Phân biệt hai dung dịch HCl và H2SO4 người ta dùng:
A. CuO B. Fe(OH)2 C. Zn D. Ba(OH)2
Câu 6: Khí SO2 được điều chế từ cặp phản ứng
A. K2SO3 và KOH B. H2SO4 đặc, nguội và Cu
C. Na2SO3 và HCl D. Na2SO4 và H2SO4
Câu 7: Chất khi tác dụng với dung dịch H2SO4 tạo ra dung dịch có màu xanh lam là
A. Cu(OH)2 B. BaCl2 C. NaOH D. Fe
Câu 8: Để làm khô hỗn hợp khí CO2 ¬và SO2 có lẫn hơi nước, người ta dùng:
A.CaO B. H2SO4 đặc C. Mg D. HCl
B. TỰ LUẬN
Câu 1 Hãy viết PTHH thực hiện sự chuyển hóa sau:
K —(1)—-> K2O —-(2)—–> KOH —-(3)—–> K2SO4 —(4)—–> BaSO4
Câu 2 Hãy trình bày phương pháp hóa học để nhận biết hai chất rắn màu trắng là: Na2O và P2O5 .Viết PTPƯ minh họa.
Câu 3 Trung hòa vừa đủ 500ml dung dịch Ba(OH)2 1M với dung dịch H2SO4 15%. Sau khi phản ứng kết thúc thấy tạo ra chất kết tủa màu trắng. Hãy :
a) Viết PTHH xảy ra.
b) Tính khối lượng dung dịch H2SO4 đã dùng.
c) Tính khối lượng chất kết tủa thu được.
(Cho Ba = 137, H = 1, O = 16 , S = 32)
Đáp án:
Giải thích các bước giải:
Câu 1: A
Phản ứng giữa dung dịch axit và bazo là phản ứng trung hòa.
Câu 2: D
Oxit bazo tác dụng được với axit.
Câu 3: C
Dung dịch FeCl3 có màu vàng nâu.
Câu 4: B
Oxit tác dụng được với nước là Na2O;CaO;CO2
Câu 5: D
Thêm Ba(OH)2 vào các dung dịch trên:
– Không hiện tượng là HCl
– Xuất hiện kết tủa trắng là H2SO4
Câu 6: C
PTHH: Na2SO3+2HCl→2NaCl+SO2+H2O
Dung dịch CuSO4 có màu xanh lam.
Câu 8: B
Để làm khô hỗn hợp khí CO2,SO2 có lẫn hơi nước, người ta dùng H2SO4 đặc.
Câu 1: $A$
Phản ứng giữa dung dịch axit và bazo là phản ứng trung hòa.
Câu 2: $D$
Oxit bazo tác dụng được với axit.
Câu 3: $C$
Dung dịch $FeCl_3$ có màu vàng nâu.
Câu 4: $B$
Oxit tác dụng được với nước là $Na_2O; CaO; CO_2$
Câu 5: $D$
Thêm $Ba(OH)_2$ vào các dung dịch trên:
– Không hiện tượng là $HCl$
– Xuất hiện kết tủa trắng là $H_2SO_4$
Câu 6: $C$
PTHH: $N{a_2}S{O_3} + 2HCl \to 2NaCl + S{O_2} + {H_2}O$
Câu 7: $A$
Dung dịch $CuS{O_4}$ có màu xanh lam.
Câu 8: $B$
Để làm khô hỗn hợp khí $CO_2, SO_2$ có lẫn hơi nước, người ta dùng $H_2SO_4$ đặc.
B. TỰ LUẬN
Câu 1:
$\begin{gathered} 4K + {O_2} \to 2{K_2}O\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\, \hfill \\ {K_2}O + {H_2}O \to 2KOH\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\, \hfill \\ 2KOH + {H_2}S{O_4} \to {K_2}S{O_4} + 2{H_2}O\,\,\,\,\,\,\,\,\, \hfill \\ {K_2}S{O_4} + Ba{(OH)_2} \to Ba\,S{O_4} + 2KOH \hfill \\ \end{gathered} $
Câu 2:
– Hòa tan hai chất rắn trên vào nước:
$\begin{gathered} N{a_2}O + {H_2}O \to 2NaOH\,\, \hfill \\ {P_2}{O_5} + 3{H_2}O \to 2{H_3}P{O_4} \hfill \\ \end{gathered} $
– Dùng quỳ tím nhúng vào các dung dịch thu được
+ Quỳ chuyển đỏ $→ H_3PO_4 → P_2O_5$
+ Quỳ chuyển xanh $ \to NaOH \to N{a_2}O$
Câu 3:
a. PTHH: $Ba{(OH)_2} + {H_2}S{O_4} \to BaS{O_4} + 2{H_2}O$
b. ${n_{Ba(OH)_2}} = 0,5\,\,mol$
Theo PTHH: ${n_{Ba{{(OH)}_2}}} = {n_{{H_2}S{O_4}}} = 0,5\,\,mol$
$\begin{gathered} \to {m_{{H_2}S{O_4}}} = 0,5.98 = 49\,\,gam\,\,\,\,\,\,\,\, \hfill \\ \to {m_{d\,d}} = 49:15\% = 326,67\,\,gam \hfill \\ \end{gathered} $
c.
Theo PTHH: ${n_{{H_2}S{O_4}}} = {n_{Ba\,S{O_4}}} = 0,5\,\,mol$
$ \to {m_{Ba\,S{O_4}}} = 0,5.233 = 116,5\,\,gam$