Phát biểu cảm nghĩ của em về bài phò giá về kinh….ko sao chép mạng ạ….dài trên một trang nhá
ai rảnh zô chs vs e lun điii ạ ….!!!
Phát biểu cảm nghĩ của em về bài phò giá về kinh….ko sao chép mạng ạ….dài trên một trang nhá
ai rảnh zô chs vs e lun điii ạ ….!!!
1. Mở bài
– Giới thiệu vài nét về tác giả Trần Quang Khải: Là người “văn võ song toàn”, không chỉ có công lớn trong công cuộc đánh đuổi quân Mông – Nguyên mà còn là nhà thơ với những bài thơ đặc sắc
– Giới thiệu vài nét về Phò giá về kinh (Tụng giá hòa kinh sư) và nêu vấn đề cần nghị luận: Tinh thần yêu nước
2. Thân bài
a. Hai câu thơ đầu
* Tinh thần yêu nước thể hiện trong niềm vui, niềm tự hào ngây ngất khi tác giả cất lên bài ca chiến thắng: “Đoạt sáo… Hàm Tử quan” (Chương Dương… quân thù)
– “đoạt sáo”, “cầm Hồ”: Hai cụm động từ mạnh mẽ, dứt khoát thể hiện hào khí nhà Trần và chiến thắng như chẻ tre của quân ta
– Nhịp điệu câu thơ nhanh, dồn dập như mệnh lệnh trong quân đội
– Phép liệt kê hai trận thắng, hai địa danh vinh quang
=> Lời thông báo, tổng kết về chiến thắng cô đọng, hàm súc, đó cũng chính là bài ca của lòng yêu nước được thử thách trong khói lửa chiến tranh
b. Hai câu thơ sau
* Tinh thần yêu nước biểu hiện qua khát vọng và cái nhìn hướng tới tương lai: “Thái bình… giang san” (Thái bình… ngàn thu)
– Nhịp thơ khoan thai như lời nhắn nhủ: Cần bắt tay vào xây dựng cơ đồ, bồi đắp non sông để mãi vững bền đến nghìn thu
– “thái bình” vốn là mơ ước của bao người khi kẻ thù xâm lược chiếm đoạt đất đai quê nhà, nay mơ ước thái bình đã thành hiện thực, ta cần “tu trí lực” để làm cho “Vạn cổ thử giang san”
=> Ý thơ hào hùng, biểu hiện của lòng yêu quê hương đất nước, khát vọng cao cả, trí tuệ, sự sáng suốt của vị tướng tài ba
=> Bộc lộ niềm tin mãnh liệt vào ngày mai tươi sáng
3. Kết bài
– Khẳng định lại nội dung tư tưởng tác phẩm.
– Nêu suy nghĩ, đánh giá của bản thân.
bài làm
Trong văn học trung đại Việt Nam, yêu nước là một đề tài lớn thu hút đông đảo các nhà văn, nhà thơ chắp bút. Dân tộc Việt Nam trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, trong quá trình đó dân tộc ta liên tiếp phải đối phó với những vó ngựa của kẻ xâm lược. Tuy nhiên, bằng sức mạnh của lòng đoàn kết, của tinh thần đấu tranh, lòng tự tôn dân tộc, thì nước ta đã vượt qua bao thăng trầm, khẳng định được nền độc lập như ngày nay. Cũng viết về tình yêu tha thiết đối với đất nước cùng sự tự hào đối với sức mạnh của dân tộc, Trần Quang Khải đã sáng tác bài thơ “Phò giá về kinh”. Đọc bài thơ ta sẽ cảm nhận được thấm thía, tình yêu cũng như sự tự hào to lớn này.
Bài thơ “Phò giá về kinh sư” được Trần Quang Khải sáng tác khi quân ta thu lại được kinh thành Thăng Long trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ hai, lúc này tác giả đang nhận nhiệm vụ về Thiên Trường để bảo vệ, phò giá hai vị vua trở về kinh đô. Bài thơ này đã thể hiện được niềm tự hào to lớn về truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta cũng như sức mạnh chống xâm lược của toàn quân, đồng thời qua đó cũng thể hiện được niềm tin mãnh liệt vào vận mệnh vững bền của quốc gia, dân tộc.
“Đoạt sóc Chương Dương độ
Cầm Hồ Hàm Tử quan”
Dịch:
(Chương Dương cướp giáo giặc
Hàm Tử bắt quân thù)
Trong hai câu thơ đầu tiên, Trần Quang Khải đã gợi lại những chiến thắng hiển hách của dân tộc trong niềm tự hào. Đó chính là những chiến thắng ở Chương Dương và Hàm Tử, tuy đây không phải những chiến thắng lớn nhất, lừng lẫy nhất của quân ta nhưng đây lại là những chiến thắng cuối cùng, quyết định sự thắng lợi của quân ta. Nhà thơ nhớ lại những giây phút hân hoan, đầy tự hào đó “Chương Dương cướp giáo giặc”, nhà thơ dùng những động từ chỉ hành động để nói về những chiến thắng của quân ta. Tuy nhiên, ta có thể thấy, ở phần phiên âm, nhà thơ dùng từ “đoạt” mang nhiều ý nghĩa hơn ở phần dịch thơ “cướp”. Vì về sắc thái, từ “cướp” chỉ hành động không chính nghĩa, dùng sức mạnh để chiếm đoạt, như vậy sẽ làm mất đi sự hào hùng vốn có của câu thơ.
Từ “đoạt” vừa thể hiện được sự thắng lợi của quân ta với giặc khi đoạt được vũ khí – thứ mà chúng dùng để gây chiến tranh, gây ra đau khổ cho dân ta, mà còn thể hiện được tư thế, thái độ của người chiến thắng, quân ta đứng trên thế chủ động, dùng chính nghĩa mà đoạt đi giấc mộng bạo tàn, phi nghĩa của quân giặc. Hiểu như thế ta không chỉ thấy tính chính nghĩa của hành động mà còn thể hiện được tư thế của một dân tộc anh hùng, chính nghĩa. Ở của Hàm Tử cũng ghi dấu một trận chiến oai hùng, một chiến thắng thật đáng tự hào, đó là khi ta giành được thắng lợi cuối cùng, cái gian ác đã bị diệt trừ, nền độc lập được bảo vệ “bắt quân thù”.
“Thái bình tu trí lực
Vạn cổ cựu giang san”
Dịch:
(Thái bình nên gắng sức
Non nước ấy nghìn thu)
Nếu ở hai câu thơ đầu, Trần Quang Khải đã dẫn ra những chiến thắng để thể hiện lòng tự hào về truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta, thì ở hai câu thơ cuối này, nhà thơ lại hướng đến khẳng định sự vững bền của nền độc lập, của không khí thái bình cũng như tin tưởng tuyệt đối vào vận mệnh trường tồn của đất nước. “Thái bình nên gắng sức”, thái bình là không khí hòa bình, yên ả của đất nước sau khi đã giành được độc lập, đã đánh đuổi được lũ giặc ngoại xâm. Ở câu thơ này, tác giả thể hiện niềm tự hào song cũng là lời nhắc nhở đầy chân tình “nên gắng sức”. Bởi Việt Nam luôn là đối tượng xâm chiếm của những kẻ thù, tuy ta có sức mạnh có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ chống giặc nhưng cũng không nên chủ quan, phải luôn gắng sức để duy trì không khí thái bình và đề cao sự cảnh giác đối với các thế lực bên ngoài. Nhà thơ còn thể hiện một niềm tin bất diệt đối với vận mệnh của đất nước, nhà thơ tin chắc rằng, khi toàn dân ta gắng sức cho nền độc lập, cho không khí thái bình ấy thì dân tộc ta sẽ không còn bị cản trở bởi bất cứ thế lực nào nữa, vận mệnh đất nước sẽ cứ vậy đi lên, cứ mãi vững bền “Non nước ấy nghìn thu”.
Như vậy, bài thơ “Phò giá về kinh” của Trần Quang Khải là một bài thơ đề cao sức mạnh của dân tộc Việt Nam trong công cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm, tự hào về truyền thống anh hùng, truyền thống chính nghĩa ấy. Đồng thời, bài thơ cũng thể hiện được ý thức của bản thân nhà thơ đối với vận mệnh cũng như sự trường tồn của đất nước, không chỉ là ý thức cho mình, Trần Quang Khải còn đưa ra những lời khuyên chân thành đến với toàn thể nhân dân, những con người anh hùng của một dân tộc giàu truyền thống.
bài 1:
Có những bài thơ khi mới nhắc tên đã làm sống dậy trong lòng người đọc niềm tự hào về những trang sử vẻ vang của dân tộc. Bài thơ: “Phò giá về kinh” của Trần Quang Khải là một trong những bài như thế. Bài thơ đã để lại trong em ấn tượng khó phai mờ về những chiến thắng hào hùng của quân dân nhà Trần trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông lần thứ hai.
Đọc bài thơ trước hết em vô cùng tự hào về hào khí chiến đấu của quân và dân ta được tái hiện trong hai câu thơ đầu. Câu thơ năm chữ, ngắn gọn nhưng củng đủ làm em hình dung được tinh thần chiến đấu chủ động, áp đảo kẻ thù của quân ta:
Đoạt sóc Chương Dương độ
Cầm Hồ Hàm Tử quan
Dịch thơ: Chương Dương cướp giáo giặc
Hàm Tử bắt quân thù
Trần Quang Khải thật tinh tế khi lựa chọn hai động từ mạnh “ Đoạt” và “ Cầm” nghĩa là “ Cướp” và “ Bắt lấy”đặt lên đầu câu theo kiểu đảo ngữ nhằm gợi tả hành động mạnh mẽ, ý chí chiến đấu dũng cảm của quân ta. Giọng thơ mạnh mẽ, nhịp thơ nhanh dồn dập cũng góp phần thể hiện khí thế tiêu diệt giặc chủ động, tinh thần chiến đấu quả cảm của quân dân thời Trần. Đọc đến đây em thấy mình như được sống lại không khí hân hoan mừng chiến thắng của dân tộc qua các địa danh “ Chương Dương, Hàm Tử”. Cách liệt kê hai địa danh đồng thời cũng là hai chiến thắng vang dội đã tô đậm hào khí chiến thắng của quân ta. Tuy nhiên nét đặc biệt của bài thơ là trình tự các chiến thắng không được nêu theo diễn biến thời gian trước sau mà theo trình tự đảo ngược. Chiến thắng Chương Dương xảy ra sau lại được nhắc đến trước, chiến thắng Hàm Tử xảy ra trước lại được nhắc đến sau. Cách trình bày như thế là hợp với lô-gíc của tình cảm con người. Trận sau mới hơn và cũng vang dội hơn. Chính nhờ chiến thắng Chương Dương mà Thoát Hoan phải bỏ chạy, Thăng Long được giải phóng. Chính nhờ chiến tháng Chương Dương mà có cái không khí rạo rực phấn chấn trong ngày rước vua Trần trở lại kinh thành. Lời thơ rất cô đúc, vẻn vẹn mười chữ, nêu hai sự việc là “cướp giáo giặc” “bắt quân thù” và hai chiến thắng giúp người đọc cảm nhận được niềm phấn chấn, hân hoan của toàn dân tộc.
Không chỉ tự hào về hào khí chiến đấu và chiến thắng của quân ta, em còn đồng cảm với khát vọng của Trần Quang Khải và quân dân thời Trần được gửi gắm trong hai câu thơ cuối của bài thơ. Đó là khát vọng về việc xây dựng đất nước trong hòa bình:
Thái bình tu trí lực
Vạn cổ thử giang san
Dịch thơ: Thái bình nên gắng sức
Non nước ấy ngàn thu
Ngôn ngữ thơ giản dị, nhịp thơ chậm lại gợi người đọc hình dung tới lời động viên quân dân sau chiến thắng. Đất nước đã hòa bình cần xây dựng đất nước giàu mạnh muôn đời. Vì sao vây? Thông thường, sau chiến thắng người ta thường dễ thoả mãn, dễ say sưa với vinh quang, chiến thắng, dễ bỏ lỡ một khoảng thời gian cần thiết chuẩn bị cho tương lai. Trần Quang Khải đã có nhận thức hoàn toàn đúng đắn và đặt vấn đề một cách kịp thời về những công việc thời hậu chiến. Công việc quan trọng của một đất nước sau chiến tranh là xây dựng đất nước giàu mạnh, hòa bình thịnh trị lâu dài. Bởi vậy rất cần phải “tu trí lực”để “Vạn cổ thử giang san”. Ý thơ không chỉ gợi cho người đọc hiểu được khát vọng và nhiệm vụ xây dựng đất nước mà còn bộc lộ niềm tin sắt đá vào sự bền vững muôn đời của đất nước. Điếu ấy đã làm nên ý nghĩa sâu sắc của bài thơ.
Yêu thích nội dung bài thơ bao nhiêu em càng yêu thích nét nghệ thuật đặc sắc của bài thơ bấy nhiêu. Bài thơ làm theo thể ngũ ngôn ngắn gọn rất kiệm lời mà giàu ý nghĩa. Đặc biệt với cách diễn đạt cô đúc, dồn nén cảm xúc vào bên trong ý tưởng đã giúp người đọc hình dung được hào khí chiến thắng và khơi gợi niềm tự hào về những chiến thắng vang dội của nhân dân ta.
Bài thơ đã khép lại song âm vang chiến thắng như vẫn còn vang vọng đâu đây. Bài thơ xứng đáng là một khúc ca khải hoàn của dân tộc góp phần khơi gợi, bồi đắp trong lòng mỗi chúng ta tình yêu quê hương đất nước.
BÀI 2:
Đất nước ta cho dù trải qua hàng ngàn năm Bắc thuộc nhưng trong lịch sử vẫn có rất nhiều chiến thắng vang dội. Mỗi lần chiến thắng là một lần in đậm vào sử sách tinh thần yêu nước và hào khí ngút trời của quân dân ta, đồng thời làm rạng danh công lao to lớn của các vị vua, vị tướng thời xưa. Họ không chỉ trực tiếp ra quân mà còn tạo ra những nguồn cổ vũ quân dân về tinh thần qua các tác phẩm văn học. Một trong số những tác phẩm tiêu biểu đó là bài thơ Tụng giá hoàn kinh sư (Phò giá về kinh) của tướng Trần Quang Khải.
Dưới thời Trần không chỉ nhân dân ta mà các vị vua, tướng còn viết nên bao trang sử vẻ vang. Trần Quang Khải là một vị tướng giỏi, có công lao to lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Mông-Nguyên, sau chiến thắng Chương Dương, Hàm Tử và giải phóng kinh đô năm 1285, tác giả phò giá hai vua Trần về kinh đô Thăng Long và từ đó bài thơ này ra đời từ cảm hứng của ông. Xuyên suốt bài thơ là cách nói giản dị, cô đúc nhưng đã thể hiện một cách rõ nét hào khí chiến thắng và khát vọng thái bình của nhân dân ta.
Chương Dương cướp tướng giặc
Hàm Tử bắt quân thù
Hai chiến công Chương Dương, Hàm Tử đều được nhắc đến trong lời thơ. Các chiến công oanh liệt đó gợi lại sự kiện lịch sử nổi tiếng: hai trận thắng lớn trên sông Hồng thời Trần đại thắng quân xâm lược Mông-Nguyên. Ta có thể thấy niềm vui dâng trào sau chiến thắng vẻ vang của quân dân một nước tuy nhỏ nhưng ý chí lớn. Bằng cách đảo vị trí các địa danh lịch sử và động từ mạnh lên đầu câu, hai câu đầu tiên đã diễn tả hiện thực kháng chiến chống giặc ngoại xâm và không khí chiến thắng oanh liệt của dân tộc ta. Đồng thời qua đó tác giả đã cho thấy sự thất bại thảm hại của kẻ thù khi mà tướng giặc bị “cướp” còn quân thù thì bị “bắt”. Từ đó càng làm nổi bật hơn chiến thắng vẻ vang của quân dân ta và ý chí chiến đấu hừng hực của đội quân chính nghĩa trước sự xâm lược phi nghĩa của giặc.
15 cặp cung hoàng đạo đã yêu nhau là không thể tách rờiHerbeautyRolex đồng hồ bản sao siêu rẻ nhân kỷ niệm 110 năm thành lậpĐồng Hồ Bản SaoBí mật ít ai biết về chuyện tình của Trấn Thành và Hari WonHerbeauty
Thái bình nên gắng sức
Non nước ấy ngàn thu.
Hai câu thơ cuối thể hiện khát vọng về một đất nước thái bình, thịnh trị của tác giả nói riêng và của nhân dân cả nước ta nói chung. So với hai câu thơ trước thì hai câu sau có giọng điệu trầm lắng hơn, thể hiện sự suy tư của tác giả. Ông dường như đang nghĩ về việc xây dựng đất nước thời bình, mong ước đất nước mãi mãi bền vững. “Thái bình nên gắng sức”, từ “nên” không là lời khuyên mà là lời động viên xây dựng đất nước. “Non nước ấy ngàn thu” là hy vọng, ước muốn của tác giả và của cả nhân dân nước ta khi thời ấy nước ta bị sự nhòm ngó xâm lược của lũ cướp nước. Đó là khát vọng về một đất nước thái bình thịnh trị, về tương lai xây dựng đất nước bền vững muôn đời, một đất nước mạnh và có thể đánh thắng mọi sự xâm lược từ bên ngoài.
Tác giả đã sử dụng một vài biện pháp nghệ thuật như đảo từ, đối ý, lời thơ ngắn gọn súc tích, cô đúc dồn nén cảm xúc, nhịp thơ phù hợp, cùng với giọng điệu sảng khoái, hân hoan tự hào đã tạo nên nhiều xúc cảm cho người đọc.
Từ tâm tình của tác giả trong bài thơ, ta thấy được một thời kì thái thịnh khá dài trong lịch sử dân tộc ta. Bởi thời ấy đã có những vị tướng không chỉ tài giỏi mưu chiến lược, văn thơ mà còn có tấm lòng một lòng chung thủy với đất nước. Lời thơ như thay lời của nhân dân Việt: vinh danh những chiến công lừng lẫy của quân ta, đông thời khát khao và mong ước đất nước mình luôn hòa bình và phát triển muôn đời.
Chắc 1 một trang đó bn, tùy cỡ chữ nhen
Nguồn: tuandungphotocoppy