Phát biểu cảm nghĩ của em về bài “Rằm tháng giêng” của Hồ Chí Minh và ” Bài ca Côn Sơn” của Nguyễn Trãi
0 bình luận về “Phát biểu cảm nghĩ của em về bài “Rằm tháng giêng” của Hồ Chí Minh và ” Bài ca Côn Sơn” của Nguyễn Trãi”
đề tài về thiên nhiên là nguồn cảm hứng vô tận đối với các thi nhân Đông, Tây, kim, cổ. Qua những bài thơ Bài ca Côn Sơn, Cảnh khuya, Rằm tháng giêng,ta có thể cảm nhận được tình cảm yêu mến của các nhà thơ dành cho thiên nhiên tươi đẹp
Khi đọc bài thơ “Bài ca Côn Sơn” của Nguyễn Trãi ta như lạc vào Côn Sơn một nơi thiên nhiên đẹp đẽ, nên thơ, khoáng đạt, dịu mát, cảnh đẹp như một bức tranh sơn thuỷ hữu tình; ta như được thưởng thức âm thanh trầm bổng du dương của tiếng đàn cầm là tiếng suối chảy rì rầm, bất tận ngày đêm không ngớt. ta như được ngồi trên chiếu thảm rêu phơi trên đá, êm đềm, dịu mát. Dưới bạt ngàn rừng thông, , rừng trúc, ta tìm nơi mát mẻ ta nằm chơi, ngâm thơ nhàn nhã … Cảnh Côn Sơn thiên nhiên kì thú, nên thơ làm sao. Cảnh sắc thiên nhiên là suối, đá, thông, trúc nhưng sao ta thấy gần gũi và thân thương đến thế. Nó là tiếng đàn muôn điệu, là nơi con người gần gũi, giao hoà, là nơi con người thả hồn mình cùng những vần thơ. còn đến với bài thơ “Rằm tháng giêng” của Hồ Chí Minh. ta cũng đến với đêm trăng nơi chiến khu Việt Bắc trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp nhưng cảnh cũng thật đẹp tươi, thơ mộng. Ta cũng được thưởng thức cảnh đêm trăng xuân đầy sức sống. Nó cũng làm cho tâm hồn ta thư thái. Cảnh không lạnh lẽo, vắng vẻ nữa. Cảnh núi rừng ở đây không có đá, rêu, thông trúc nhưng ta được thưởng ngoạn ánh trăng mênh mang từ sông nước đến trời mây. Cảnh đêm khuya giữa núi rừng Việt Bắc mà thật thơ mộng, quyến rũ hồn người. Nhưng nổi bật trong cảnh đêm xuân thơ mộng ấy là cảnh con người – những người chiến sĩ đang toạ đàm quân sự. Thiên nhiên ở đây không chỉ làm cho con người thư thái, thảnh thơi như trong “Bài ca Côn Sơn” mà là làm đẹp cho những người chiến sĩ đang hoạt động vì dân, vì nước mà tiêu biểu là Bác Hồ. Chính vì vậy người đọc không thể quên được hình ảnh ánh trăng ngân đầy thuyền, một hình ảnh đầy chất lãng mạn càng làm cho cảnh và con người đẹp hơn.
Sống giữa thiên nhiên, chúng ta được thiên nhiên sẻ chia bao điều quý giá. Được sống giữa thiên nhiên là niềm hạnh phúc với mỗi người. Thiên nhiên làm tâm hồn ta phong phú, đẹp đẽ. Và đến lượt mình, sống gần gũi, thân thiện và biết góp phần bảo vệ thiên nhiên là việc cần làm của mỗi chúng ta.
Muôn đời nay, thiên nhiên vẫn là người bạn thân thiết, là nguồn cảm hứng vô tận đối với các thi nhân Đông, Tây, kim, cổ. Qua những bài thơ Bài ca Côn Sơn, Cảnh khuya, Rằm tháng giêng, Xa ngắm thác núi Lư,ta có thể cảm nhận được tình cảm yêu mến của các nhà thơ dành cho thiên nhiên tươi đẹp. Có ai không ngỡ ngàng, sung sướng bởi sự phong phú, tươi đẹp, sinh động của thiên nhiên quanh mình? Chỉ qua một sô bài thơ, ta bắt gặp đây núi Côn Sơn – nơi có “suối chảy rì rầm”, có “đá rêu phơi”, có “rừng thông mọc như nêm”; đây thác núi Lư – “nước bay thẳng xuống ba nghìn thước”; rồi đây nữa, cảnh những đêm khuya với “trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”, “sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân”… Quả thực, thiên nhiên muôn hình vạn trạng bao đời nay vẫn khiến con người ngẩn ngơ. Không phải tới nơi núi hùng vĩ, không cần phải đến nơi bờ biển sóng vỗ dạt dào… sống yên bình trên mảnh đất quê hương, ngắm nhìn nơi chôn rau cắt rốn, ta vẫn thấy lòng dạt dào bởi vẻ đẹp của thiên nhiên xứ sở. Mỗi sớm mai trong trẻo, ánh mặt trời rực rỡ đánh thức nhân gian, mời gọi mọi người đón chào ngày mới. Khẽ vươn vai trở dậy, nhìn ra vườn lại nghe thấy tiếng chim lích rích chuyền cành, lòng người thấy rạo rực làm sao! Trong giây phút xôn xao ấy, có ai không hào hứng với công việc của một ngày mới? Bước nhẹ ra đường, bầu trời xanh cao lồng lộng, gió nhẹ nghịch ngợm mơn man đôi bím tóc, và bên đường, cánh đồng lúa chín rộ một sắc vàng như mật rót… Chiều về, mặt trời không còn chiếu nhựng tia nắng chói chang mà khoác lên mình chiếc áo tà dương với ráng hồng huyền diệu. Rồi đêm tối theo làn gió nhè nhẹ hạ xuống, mặt trời đi để gọi trăng về. Khắp không gian mênh mang thứ ánh sáng dịu dàng, mềm mại. Khi ấy, có ai ngồi bên dòng sông quê hương hẳn sẽ giật mình vì ngõ’ con sông được đất trời dát bạc… Đấy! Chỉ bấy nhiêu thôi đã đủ làm ta sung sướng bằng lòng với sự giàu có của thiên nhiên quanh mình. Chỉ bấy nhiêu thôi đã khiến hồn ta xao xuyến, thấy say mê với sự sống bình dị chốn làng quê… Thiên nhiên muôn đời là người bạn thân thiết của con người. Thiên nhiên chẳng những hiện hữu trong thơ ca, nhạc họa, mà còn sông trong lòng ta như những kỉ niệm đẹp đẽ; sẻ chia với ta bao buồn vui của cuộc sống. Xưa, Nguyễn Trãi cáo quan về ở ẩn, rừng núi Côn Sơn từng giúp thi nhân xoa dịu nỗi ưu phiền. Lí Bạch mượn hình ảnh thác núi Lư để nói lên chính mình. Nay, Bác Hồ cũng mượn cảnh đêm khuya, rằm tháng giêng để gợi tấm lòng dành cho quê hương, đất nước,… Giờ đây, thiên nhiên vẫn chia sẻ với chúng ta những nụ cười, những giây phút bâng khuâng và cả những giọt nước mắt âm thầm. Có nụ cười nào chợt hiện trên môi cô học trò khi cô đang nhìn bầu trời xanh thẳm. Phải chăng bạn ấy mơ thành cánh chim bay vút trời xanh? Có ai từng mơ màng nhìn về phía hoàng hôn tím ngát, trong lòng dìu dịu một nỗi buồn không tên? Và những cánh bằng lăng tím, những bông phượng rực tỡ tươi màu có gợi cho bạn nỗi buồn chia xa khi mùa hè tới?… Sống giữa thiên nhiên, chúng ta được thiên nhiên sẻ chia bao điều quý giá. Được sống giữa thiên nhiên là niềm hạnh phúc với mỗi người. Thiên nhiên làm tâm hồn ta phong phú, đẹp đẽ. Và đến lượt mình, sống gần gũi, thân thiện và biết góp phần bảo vệ thiên nhiên là việc cần làm của mỗi chúng ta.
đề tài về thiên nhiên là nguồn cảm hứng vô tận đối với các thi nhân Đông, Tây, kim, cổ. Qua những bài thơ Bài ca Côn Sơn, Cảnh khuya, Rằm tháng giêng,ta có thể cảm nhận được tình cảm yêu mến của các nhà thơ dành cho thiên nhiên tươi đẹp
Khi đọc bài thơ “Bài ca Côn Sơn” của Nguyễn Trãi ta như lạc vào Côn Sơn một nơi thiên nhiên đẹp đẽ, nên thơ, khoáng đạt, dịu mát, cảnh đẹp như một bức tranh sơn thuỷ hữu tình; ta như được thưởng thức âm thanh trầm bổng du dương của tiếng đàn cầm là tiếng suối chảy rì rầm, bất tận ngày đêm không ngớt. ta như được ngồi trên chiếu thảm rêu phơi trên đá, êm đềm, dịu mát. Dưới bạt ngàn rừng thông, , rừng trúc, ta tìm nơi mát mẻ ta nằm chơi, ngâm thơ nhàn nhã … Cảnh Côn Sơn thiên nhiên kì thú, nên thơ làm sao. Cảnh sắc thiên nhiên là suối, đá, thông, trúc nhưng sao ta thấy gần gũi và thân thương đến thế. Nó là tiếng đàn muôn điệu, là nơi con người gần gũi, giao hoà, là nơi con người thả hồn mình cùng những vần thơ. còn đến với bài thơ “Rằm tháng giêng” của Hồ Chí Minh. ta cũng đến với đêm trăng nơi chiến khu Việt Bắc trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp nhưng cảnh cũng thật đẹp tươi, thơ mộng. Ta cũng được thưởng thức cảnh đêm trăng xuân đầy sức sống. Nó cũng làm cho tâm hồn ta thư thái. Cảnh không lạnh lẽo, vắng vẻ nữa. Cảnh núi rừng ở đây không có đá, rêu, thông trúc nhưng ta được thưởng ngoạn ánh trăng mênh mang từ sông nước đến trời mây. Cảnh đêm khuya giữa núi rừng Việt Bắc mà thật thơ mộng, quyến rũ hồn người. Nhưng nổi bật trong cảnh đêm xuân thơ mộng ấy là cảnh con người – những người chiến sĩ đang toạ đàm quân sự. Thiên nhiên ở đây không chỉ làm cho con người thư thái, thảnh thơi như trong “Bài ca Côn Sơn” mà là làm đẹp cho những người chiến sĩ đang hoạt động vì dân, vì nước mà tiêu biểu là Bác Hồ. Chính vì vậy người đọc không thể quên được hình ảnh ánh trăng ngân đầy thuyền, một hình ảnh đầy chất lãng mạn càng làm cho cảnh và con người đẹp hơn.
Sống giữa thiên nhiên, chúng ta được thiên nhiên sẻ chia bao điều quý giá. Được sống giữa thiên nhiên là niềm hạnh phúc với mỗi người. Thiên nhiên làm tâm hồn ta phong phú, đẹp đẽ. Và đến lượt mình, sống gần gũi, thân thiện và biết góp phần bảo vệ thiên nhiên là việc cần làm của mỗi chúng ta.
gửi bạn <3
Muôn đời nay, thiên nhiên vẫn là người bạn thân thiết, là nguồn cảm hứng vô tận đối với các thi nhân Đông, Tây, kim, cổ. Qua những bài thơ Bài ca Côn Sơn, Cảnh khuya, Rằm tháng giêng, Xa ngắm thác núi Lư,ta có thể cảm nhận được tình cảm yêu mến của các nhà thơ dành cho thiên nhiên tươi đẹp.
Có ai không ngỡ ngàng, sung sướng bởi sự phong phú, tươi đẹp, sinh động của thiên nhiên quanh mình? Chỉ qua một sô bài thơ, ta bắt gặp đây núi Côn Sơn – nơi có “suối chảy rì rầm”, có “đá rêu phơi”, có “rừng thông mọc như nêm”; đây thác núi Lư – “nước bay thẳng xuống ba nghìn thước”; rồi đây nữa, cảnh những đêm khuya với “trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”, “sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân”… Quả thực, thiên nhiên muôn hình vạn trạng bao đời nay vẫn khiến con người ngẩn ngơ. Không phải tới nơi núi hùng vĩ, không cần phải đến nơi bờ biển sóng vỗ dạt dào… sống yên bình trên mảnh đất quê hương, ngắm nhìn nơi chôn rau cắt rốn, ta vẫn thấy lòng dạt dào bởi vẻ đẹp của thiên nhiên xứ sở. Mỗi sớm mai trong trẻo, ánh mặt trời rực rỡ đánh thức nhân gian, mời gọi mọi người đón chào ngày mới. Khẽ vươn vai trở dậy, nhìn ra vườn lại nghe thấy tiếng chim lích rích chuyền cành, lòng người thấy rạo rực làm sao! Trong giây phút xôn xao ấy, có ai không hào hứng với công việc của một ngày mới? Bước nhẹ ra đường, bầu trời xanh cao lồng lộng, gió nhẹ nghịch ngợm mơn man đôi bím tóc, và bên đường, cánh đồng lúa chín rộ một sắc vàng như mật rót… Chiều về, mặt trời không còn chiếu nhựng tia nắng chói chang mà khoác lên mình chiếc áo tà dương với ráng hồng huyền diệu. Rồi đêm tối theo làn gió nhè nhẹ hạ xuống, mặt trời đi để gọi trăng về. Khắp không gian mênh mang thứ ánh sáng dịu dàng, mềm mại. Khi ấy, có ai ngồi bên dòng sông quê hương hẳn sẽ giật mình vì ngõ’ con sông được đất trời dát bạc… Đấy! Chỉ bấy nhiêu thôi đã đủ làm ta sung sướng bằng lòng với sự giàu có của thiên nhiên quanh mình. Chỉ bấy nhiêu thôi đã khiến hồn ta xao xuyến, thấy say mê với sự sống bình dị chốn làng quê…
Thiên nhiên muôn đời là người bạn thân thiết của con người. Thiên nhiên chẳng những hiện hữu trong thơ ca, nhạc họa, mà còn sông trong lòng ta như những kỉ niệm đẹp đẽ; sẻ chia với ta bao buồn vui của cuộc sống. Xưa, Nguyễn Trãi cáo quan về ở ẩn, rừng núi Côn Sơn từng giúp thi nhân xoa dịu nỗi ưu phiền. Lí Bạch mượn hình ảnh thác núi Lư để nói lên chính mình. Nay, Bác Hồ cũng mượn cảnh đêm khuya, rằm tháng giêng để gợi tấm lòng dành cho quê hương, đất nước,… Giờ đây, thiên nhiên vẫn chia sẻ với chúng ta những nụ cười, những giây phút bâng khuâng và cả những giọt nước mắt âm thầm. Có nụ cười nào chợt hiện trên môi cô học trò khi cô đang nhìn bầu trời xanh thẳm. Phải chăng bạn ấy mơ thành cánh chim bay vút trời xanh? Có ai từng mơ màng nhìn về phía hoàng hôn tím ngát, trong lòng dìu dịu một nỗi buồn không tên? Và những cánh bằng lăng tím, những bông phượng rực tỡ tươi màu có gợi cho bạn nỗi buồn chia xa khi mùa hè tới?… Sống giữa thiên nhiên, chúng ta được thiên nhiên sẻ chia bao điều quý giá.
Được sống giữa thiên nhiên là niềm hạnh phúc với mỗi người. Thiên nhiên làm tâm hồn ta phong phú, đẹp đẽ. Và đến lượt mình, sống gần gũi, thân thiện và biết góp phần bảo vệ thiên nhiên là việc cần làm của mỗi chúng ta.