Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Bánh trôi nước miêu tả ngoại hình,thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa

Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Bánh trôi nước
miêu tả ngoại hình,thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa

0 bình luận về “Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Bánh trôi nước miêu tả ngoại hình,thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa”

  1. Hồ Xuân Hương là một trong ít những nữ sĩ có nhiều tác phẩm được lưu truyền rộng rãi trong dân gian. Các tác phẩm của bà chủ yếu tập trung mô tả, cảm nhận về vẻ đẹp và số phận của người phụ nữ trong xã hội cũ. Bánh trôi nước là một tác phẩm như vậy.

    Bài thơ có hai lớp nghĩa chính, lớp nghĩa thực là mô tả về bánh trôi nước và cách làm món ăn dân dã, giản dị này. Nhưng điều mà Hồ Xuân Hương hướng đến không phải là cái đích ấy mà ở một điều sâu sắc hơn, ẩn kín hơn chính là về vẻ đẹp và số phận người phụ nữ.

    Trước hết, họ là những người có vẻ đẹp về hình thể:

    Thân em vừa trắng lại vừa tròn

    Về hình thức họ mang trong mình vẻ đẹp “trắng”, “tròn” gợi nên sự tròn đầy, phúc hậu. Trong quan niệm dân gian xưa, người phụ nữ đẹp là người phụ nữ có gương mặt tròn như mặt trăng, nước da trắng hồng, người đậm đà, đây chính là tiêu chuẩn vẻ đẹp của người phụ nữ xưa. Và em mang đầy đủ những vẻ đẹp đó. Câu thơ vang lên đầy tự hào, khẳng định giá trị, vẻ đẹp của bản thân. Trắng ở đây không chỉ dùng để nói về làn da hồng hào, trắng trẻo, mà trắng còn dùng để chỉ phẩm chất trong sáng, thuần khiết của người con gái. Câu thơ kết hợp với quan hệ từ tăng tiến “vừa …vừa” càng nhấn mạnh, làm nổi bật hơn nữa vẻ đẹp của người phụ nữ.

    Trong xã hội cũ chúng ta biết rằng, số phận người phụ nữ vô cùng bất hạnh, chìm nổi, họ không được tự quyết định số phận mình. Trong bài thơ này, Hồ Xuân Hương cũng đã phản ánh chân thực số phận bất hạnh ấy: “Bảy nổi ba chìm với nước non/ Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn”. Nhưng dù cảnh ngộ có bất hạnh bao nhiêu đi chăng nữa, thì người con gái, người phụ nữ vẫn giữ trong mình tấm lòng thủy chung, sắt son:

    Mà em vẫn giữ tấm lòng son

    Với ngôn ngữ giản dị, trong sáng, giàu sức gợi cảm, gần gũi với văn học dân gian, Hồ Xuân Hương đã gửi gắm niềm cảm thông sâu sắc với số phận bất hạnh của người phụ nữ. Đồng thời thông qua hình ảnh ẩn dụ bánh trôi nước tác giả cũng khẳng định, ngợi ca, trân trọng vẻ đẹp hình thức và phẩm chất của họ.

    Hình ảnh người phụ nữ trong Bánh trôi nước – Mẫu 3

    Hình ảnh những người phụ nữ Việt Nam từ lâu đã trở thành một nguồn cảm hứng vô tận cho thi ca, nhạc và họa. Trong những tác phẩm văn học nói về người phụ nữ, những bài thơ tiêu biểu không thể không nhắc đến “Bà chúa thơ Nôm” – Hồ Xuân Hương. Bà được xem là nhà thơ của người phụ nữ, và minh chính cho nhận định đó chính là bài thơ “Bánh trôi nước”.

    Bài thơ là một bài thơ vịnh vật, được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt. Bề nổi của bài thơ là vịnh về một món ăn dân giã, quen thuộc trong dân gian, còn nghĩa chìm sâu trong chiếc bánh trôi đó là vẻ đẹp và thân phận của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến:

    “Thân em vừa trắng lại vừa tròn,
    Bảy nổi ba chìm với nước non.
    Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn,
    Mà em vẫn giữ tấm lòng son.”

    Hai tính từ miêu tả “trắng” và “tròn” đã khơi gợi về vẻ đẹp bên ngoài của người phụ nữ. Vẻ trắng trẻo, nét tròn đầy bắt mắt, tràn đầy sức sống và chứa đựng bao khát khao rạo rực của người phụ nữ. Đó là một nét đẹp phúc hậu, tâm hồn hồn nhiên thuần khiết, mang quan niệm và cốt cách Việt. Ở câu thơ thứ hai, thông qua cách nói khi luộc bánh trôi, tác giả đã sử dụng thành ngữ “Ba chìm bảy nổi” nhưng đảo câu thành ngữ cho vế “chìm” nằm ở cuối câu, ý thể hiện cho sự long đong, lận đận và cơ cực của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

    Tuy nhiên có lẽ ít ai thấy được đằng sau sự long đong và cơ cực ấy lại chính là vẻ đẹp của sự tần tảo, chịu thương chịu khó và đức tính hi sinh của người phụ nữ Việt Nam. Đó là một nét đẹp đẹp truyền thống từ bao đời nay. Ở hai câu thơ cuối, nối tiếp mạch thơ về số phận người phụ nữ, ý thơ đã tập trung vào việc khẳng định phẩm chất quý báu và sự sống cong của mỗi người phụ nữ theo quan niệm đạo đức phong kiến. Vẻ đẹp “tấm lòng son” ở đây chính là biểu tượng cho sự thủy chung son sắt.

    Từ xa xưa cho tới ngày nay, đạo tam tòng tứ đức buộc người phụ nữ khi có chồng phải một mực thủy chung và đó là một phẩm chất quý báu của người phụ nữ được xã hội coi trọng và đề cao. Tác giả Hồ Xuân Hương đã khẳng định vẻ đẹp thủy chung của người phụ nữ với thái độ đầy tự tin và tự hào. Dù hoàn cảnh cuộc đời và số phận của người phụ nữ có long đong, lận đận, và phụ thuộc đến mấy nhưng họ vẫn luôn giữ được tấm lòng thủy chung sáng ngời. Qua mỗi một câu thơ, nhà thơ lại cho người đọc cảm nhận được một vẻ đẹp khác của người phụ nữ, những vẻ đẹp ấy rất đặc trưng cho vẻ đẹp truyền thống của phụ nữ Việt Nam. Chỉ bằng hình ảnh bánh trôi nước, dưới ngòi bút tài hoa, tinh tế của Hồ Xuân Hương, từng vẻ đẹp của người phụ nữ đã hiện ra.

    Qua bài thơ “Bánh trôi nước” Hồ Xuân Hương đã ca ngợi, khẳng định về cả vẻ đẹp hình thức và vẻ đẹp phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam. Tạo cho độc giả một cái nhìn mới về vẻ đẹp hoàn mỹ của người phụ nữ. Đồng thời đề cao vẻ đẹp của người phụ nữ với một thái độ khẳng định đầy tự tin.

    Bình luận

Viết một bình luận