phát biểu cảm nghĩ về bài thơ hồi hương ngẫu thư.
làm thành bài hoàn chỉnh nhá
0 bình luận về “phát biểu cảm nghĩ về bài thơ hồi hương ngẫu thư.
làm thành bài hoàn chỉnh nhá”
“Hồi hương ngẫu thư” là 1 trong 2 bài thơ viết về quê hương nổi tiếng của Hạ Thi Chương. Sau hơn 50 năm làm quan ở kinh đô Trường An, ông muốn tìm nguồn an ủi nơi quê nhà. Và bao nhiêu cảm xúc dồn nén khi xa quê hương cũng như bột phát lúc trở về được ông bộc lộ trong bài thơ thất ngôn tứ tuyệt viết một cách ngẫu nhiên.
Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi.
Hương âm vô cải, mấn mao tồi.
Nhi đồng tương kiến, bất tương thức,
Tiếu vấn: Khách tòng hà xứ lai?
dịch thơ
Khi đi trẻ, lúc về già
Giọng quê không đổi, tóc đà khác bao
Trẻ con nhìn lạ không chào
Hỏi rằng: Khách ở chốn nào lại chơi?
(Phạm Sĩ Vĩ dịch)
Ai mà chẳng mang trong mình thứ tình quê thiêng liêng sâu nặng. Nhất là với những người xa quê, tình cảm ấy lại càng trở nên thiết tha, day dứt. Chính vì thế, mặc dù ko phải là đề tài mới lạ, tác giả lại là người Trung Quốc nhưng “Hồi hương ngẫu thư” vẫn nói hộ tâm tình của biết bao bạn đọc Việt. Tình yêu quê hương thường trực, bản thân nhà thơ có thể bộc lộ tình cảm ấy bất cứ lúc nào. Nhưng khi Hạ Tri Chương ko chủ định viết mà lời thơ và cảm hứng dạt dào thì cái duyên cớ đã xui khiến, đã đưa đẩy tác giả cho ra đời bài thơ quả là góp phần quan trọng. Nếu ví tình cảm với quê hương của thi nhân như sợi dây đàn đã căng hết mức thì “Hồi hương ngẫu thư” chính là tiếng ngân vang kéo dài đến hơn 1 nghìn năm bởi cú va đập của “duyên có”.
Xa quê từ khi còn trẻ, cuộc đời Hạ Tri Chương là bước đường thành công trong sự nghiệp. Ông đỗ tiến sĩ, sinh sống, học tập và làm quan trên 50 năm ở kinh đô Trường An, rất được vua Đường Huyền Tông vị nể. Lúc từ quan về quê làm đạo sĩ ông còn được vua tặng thơ, được thái tử và các quan đưa tiễn. Trường An chắc hẳn là quê hương thứ hai thân thiết. Nhưng, con người dù sao cũng ko thể chống lại quy luật tâm lí muôn đời:
“Hồ tử tất như khau
Quyện điểu quy cựu lâm”
(Cáo chết tất quay đầu về núi gò
Chim mỏi tất bay về rừng cũ)
(Khuất Nguyên)
Đó là dù đi những đâu không gì vui hơn được ở nhà mình, dù ở phương nào, ta vẫn hướng về quê hương. Cả một đời làm quan, khi tuổi cao, khi muốn được nghỉ ngơi, Hạ Tri Chương trở về quê. Thời gian năm tháng, cuộc sống nơi đô thành làm cho tóc mai rung, cho vẻ ngoài đổi thay, làm cho chàng thanh niên thuở xưa thành ông già 86 tuổi. Duy có 1 điều ko thay đổi ấy là: Giòng quê”(hương âm vô cải). Thi nhân trở về vẫn vẹn nguyên con nngười của quê hương mặc dòng đời đưa đẩy.
Lẽ thường, về thăm quê, trở lại nơi chôn rau cắt rốn, nhà thơ phải mừng vui sung sướng. Song, phải đọc tới hai câu thơ cuối, người đọc mới hiểu được cái duyên cớ xui khiến thi nhân làm thơ và khiên nhà thơ ngậm ngùi. Sự ngậm ngùi ấy xuất phát từ những đổi thay của quê hương. Bạn bè người quen chắc chẳng còn ai, nếu có còn thì chắc cũng ai nhận ra tác giả. Đúng như vậy, đón nhà thơ là đàn em nhỏ vui vẻ cười nói và rất hiếu khách. Trớ trêu thay, không phải vẻ ngoài của tác giả làm các em không nhận ra mà là việc trong mắt các em, tác giả trở nên hoàn toàn xa lạ. Một vị khách ngay chính tại quê hương mình, sinh ra và lớn lên ở quê hương mà ko được coi là người con của quê hương quả là một tình huống bi hài, cười ra nước mắt.
Bạn tham khảo nhé Quê hương là nơi chôn rau cắt rốn của mình. Người ta có khi phải xa quê mới hiểu tình quê hương là sâu sắc lắm. Xa quê, dù nỗi nhớ có cồn cào đến mức nào thì người ta cũng có cách để mà bày tỏ. Thế nhưng đặt chân về đến quê mình mà lại bị coi là người xa lạ thì nỗi đau ấy mới thực sự lớn hơn. Đọc bài thơ Hồi hương ngẫu thư ta hiểu và cảm thông với Hạ Tri Chương khi ông rơi vào hoàn cảnh như thế.
Hạ Tri Chương sinh sống và làm việc trên 50 năm ở chốn phồn hoa là kinh đô Trường An. Lúc xin từ quan mới chống gậy về bái lạy quê nhà. Đặt chân về đến đúng cổng làng, nơi ngày xưa mọi người tiễn biệt mình đi, nhà thơ bùi ngùi hạ bút:
Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi (Khi đi trẻ, lúc về già)
Hương âm vô cải, mấn mao tồi (Giọng quê vẫn thế tóc đà khác bao)
Hai câu đầu là 2 câu kể người, kể việc. Nó ngắn gọn nhưng rất đầy đủ. Mấy chục năm xa cách dồn tự lại trong 2 câu thơ ngắn ngủi. Câu đầu bị chặn bởi 2 mốc thời gian, còn lại trải ra 1 khoảng thời gian mênh mông ở giữa. Trong khoảng 50 năm giữa 2 mốc thời gian ấy, ta có thể hình dung bao nhiêu bão tố phong ba đã đến với tác giả. Những bon chen trong cuộc sống làm mái tóc tác giả pha sương. Mái đầu của người ly hương rất giàu sức gợi. Nó vừa là dấu hiệu của thời gian. của tuổi tác vừa là dấu ấn của 1 cuộc đời. Và biết đâu trong muôn ngàn sợi bạc ấy, người ta tìm thấy những sợi bạc vì nỗi nhớ quê hương.
Trong 2 câu đầu, chú ý đến cụm từ “hương âm vô cải” (giọng quê không đổi). Nếu người ta cần 1 cái gì đó để kiểm nghiệm cái thuỷ chung son sắt của kẻ ly hương thì chỉ cần nghe “Giọng quê”của con người ấy. Ý thơ ngắn gọn mà sâu sắc. Mấy chục năm là một khoảng thời gian không ngắn chút nào thế mà cái tình đối với quê hương của tác giả vẫn không hề thay đổi.
Cái tình đối với quê hương của nhà thơ là như thế. Thế nhưng hai câu thơ đầu đầy tự hào thì hai câu thơ sau đến đột ngột, ngậm ngùi và sót xa biết bao:
“Nhi đồng tương kiến, bất tương thức (Trẻ con nhìn lạ không chào)
Tiểu vấn: Khách tòng hà xứ lai (Hỏi rằng: Khách ở chốn nào lại chơi?)”
Một tình huống thật quá bất ngờ, hóm hỉnh mà sót xa thấm thía. Nhìn lũ trẻ cười vui với câu hỏi đầy ngây thơ, lòng tác giả lại cồn cào lên bao lỗi nhớ niềm thương. Ồ! hoá ra mình không còn trẻ nữa. Không biết ở cái làng nhỏ bé này còn bao nhiêu người có thể nhớ mặt và gọi đúng tên ta. Ôi! Sao ta muốn tìm về một nơi ấm áp mà không tìm được. Đặt chân về đúng mảnh đất yêu thương ta không hề thấy lạ. Ta vẫn thuỷ chung và son sắc như xưa, vậy mà sao quê hương đang nhìn ta với một con mắt lạ lẫm, hững hờ…những dòng suy nghĩ của nhà thơ cứ theo cái mạch ấy mà chảy cùng với câu thơ mà ý nghĩa còn đang bỏ ngỏ. Trước câu hỏi ngây thơ của trẻ nhỏ, lòng tác giả bùi ngùi một lỗi sót xa.
Từ hai câu thơ đầu đến 2 câu thơ sau là cả một sự đổi thay rất lớn. Người ly hương vốn là chủ nhà thế mà tự nhiên đột ngột biến thành người không quen biết; Từ một con người hí hửng về làng ôm trong lòng bao lỗi nhỡ niềm thương, nay hoá thành người xa lạ. Hai câu thơ kết thúc hụt hẫng chơi với. Lỗi buồn của tác giả cũng từ đó mà mênh mông lan toả biết nhường nào.
Bài thơ của Hạ Tri Chương khiến người đọc không khỏi bồi hồi, xúc động. Bốn câu thơ ngắn gọn mà ý tứ cô đọng, hóm hỉnh, sâu xa. Tình quê của tác giả không ồn ào mà vô cùng tha thiết, ý nghĩa của nó khiến chúng ta không thể không cảm thấy rung động, xót xa.
“Hồi hương ngẫu thư” là 1 trong 2 bài thơ viết về quê hương nổi tiếng của Hạ Thi Chương. Sau hơn 50 năm làm quan ở kinh đô Trường An, ông muốn tìm nguồn an ủi nơi quê nhà. Và bao nhiêu cảm xúc dồn nén khi xa quê hương cũng như bột phát lúc trở về được ông bộc lộ trong bài thơ thất ngôn tứ tuyệt viết một cách ngẫu nhiên.
Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi.
Hương âm vô cải, mấn mao tồi.
Nhi đồng tương kiến, bất tương thức,
Tiếu vấn: Khách tòng hà xứ lai?
dịch thơ
Khi đi trẻ, lúc về già
Giọng quê không đổi, tóc đà khác bao
Trẻ con nhìn lạ không chào
Hỏi rằng: Khách ở chốn nào lại chơi?
(Phạm Sĩ Vĩ dịch)
Ai mà chẳng mang trong mình thứ tình quê thiêng liêng sâu nặng. Nhất là với những người xa quê, tình cảm ấy lại càng trở nên thiết tha, day dứt. Chính vì thế, mặc dù ko phải là đề tài mới lạ, tác giả lại là người Trung Quốc nhưng “Hồi hương ngẫu thư” vẫn nói hộ tâm tình của biết bao bạn đọc Việt. Tình yêu quê hương thường trực, bản thân nhà thơ có thể bộc lộ tình cảm ấy bất cứ lúc nào. Nhưng khi Hạ Tri Chương ko chủ định viết mà lời thơ và cảm hứng dạt dào thì cái duyên cớ đã xui khiến, đã đưa đẩy tác giả cho ra đời bài thơ quả là góp phần quan trọng. Nếu ví tình cảm với quê hương của thi nhân như sợi dây đàn đã căng hết mức thì “Hồi hương ngẫu thư” chính là tiếng ngân vang kéo dài đến hơn 1 nghìn năm bởi cú va đập của “duyên có”.
Xa quê từ khi còn trẻ, cuộc đời Hạ Tri Chương là bước đường thành công trong sự nghiệp. Ông đỗ tiến sĩ, sinh sống, học tập và làm quan trên 50 năm ở kinh đô Trường An, rất được vua Đường Huyền Tông vị nể. Lúc từ quan về quê làm đạo sĩ ông còn được vua tặng thơ, được thái tử và các quan đưa tiễn. Trường An chắc hẳn là quê hương thứ hai thân thiết. Nhưng, con người dù sao cũng ko thể chống lại quy luật tâm lí muôn đời:
“Hồ tử tất như khau
Quyện điểu quy cựu lâm”
(Cáo chết tất quay đầu về núi gò
Chim mỏi tất bay về rừng cũ)
(Khuất Nguyên)
Đó là dù đi những đâu không gì vui hơn được ở nhà mình, dù ở phương nào, ta vẫn hướng về quê hương. Cả một đời làm quan, khi tuổi cao, khi muốn được nghỉ ngơi, Hạ Tri Chương trở về quê. Thời gian năm tháng, cuộc sống nơi đô thành làm cho tóc mai rung, cho vẻ ngoài đổi thay, làm cho chàng thanh niên thuở xưa thành ông già 86 tuổi. Duy có 1 điều ko thay đổi ấy là: Giòng quê”(hương âm vô cải). Thi nhân trở về vẫn vẹn nguyên con nngười của quê hương mặc dòng đời đưa đẩy.
Lẽ thường, về thăm quê, trở lại nơi chôn rau cắt rốn, nhà thơ phải mừng vui sung sướng. Song, phải đọc tới hai câu thơ cuối, người đọc mới hiểu được cái duyên cớ xui khiến thi nhân làm thơ và khiên nhà thơ ngậm ngùi. Sự ngậm ngùi ấy xuất phát từ những đổi thay của quê hương. Bạn bè người quen chắc chẳng còn ai, nếu có còn thì chắc cũng ai nhận ra tác giả. Đúng như vậy, đón nhà thơ là đàn em nhỏ vui vẻ cười nói và rất hiếu khách. Trớ trêu thay, không phải vẻ ngoài của tác giả làm các em không nhận ra mà là việc trong mắt các em, tác giả trở nên hoàn toàn xa lạ. Một vị khách ngay chính tại quê hương mình, sinh ra và lớn lên ở quê hương mà ko được coi là người con của quê hương quả là một tình huống bi hài, cười ra nước mắt.
Bạn tham khảo nhé
Quê hương là nơi chôn rau cắt rốn của mình. Người ta có khi phải xa quê mới hiểu tình quê hương là sâu sắc lắm. Xa quê, dù nỗi nhớ có cồn cào đến mức nào thì người ta cũng có cách để mà bày tỏ. Thế nhưng đặt chân về đến quê mình mà lại bị coi là người xa lạ thì nỗi đau ấy mới thực sự lớn hơn. Đọc bài thơ Hồi hương ngẫu thư ta hiểu và cảm thông với Hạ Tri Chương khi ông rơi vào hoàn cảnh như thế.
Hạ Tri Chương sinh sống và làm việc trên 50 năm ở chốn phồn hoa là kinh đô Trường An. Lúc xin từ quan mới chống gậy về bái lạy quê nhà. Đặt chân về đến đúng cổng làng, nơi ngày xưa mọi người tiễn biệt mình đi, nhà thơ bùi ngùi hạ bút:
Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi (Khi đi trẻ, lúc về già)
Hương âm vô cải, mấn mao tồi (Giọng quê vẫn thế tóc đà khác bao)
Hai câu đầu là 2 câu kể người, kể việc. Nó ngắn gọn nhưng rất đầy đủ. Mấy chục năm xa cách dồn tự lại trong 2 câu thơ ngắn ngủi. Câu đầu bị chặn bởi 2 mốc thời gian, còn lại trải ra 1 khoảng thời gian mênh mông ở giữa. Trong khoảng 50 năm giữa 2 mốc thời gian ấy, ta có thể hình dung bao nhiêu bão tố phong ba đã đến với tác giả. Những bon chen trong cuộc sống làm mái tóc tác giả pha sương. Mái đầu của người ly hương rất giàu sức gợi. Nó vừa là dấu hiệu của thời gian. của tuổi tác vừa là dấu ấn của 1 cuộc đời. Và biết đâu trong muôn ngàn sợi bạc ấy, người ta tìm thấy những sợi bạc vì nỗi nhớ quê hương.
Trong 2 câu đầu, chú ý đến cụm từ “hương âm vô cải” (giọng quê không đổi). Nếu người ta cần 1 cái gì đó để kiểm nghiệm cái thuỷ chung son sắt của kẻ ly hương thì chỉ cần nghe “Giọng quê”của con người ấy. Ý thơ ngắn gọn mà sâu sắc. Mấy chục năm là một khoảng thời gian không ngắn chút nào thế mà cái tình đối với quê hương của tác giả vẫn không hề thay đổi.
Cái tình đối với quê hương của nhà thơ là như thế. Thế nhưng hai câu thơ đầu đầy tự hào thì hai câu thơ sau đến đột ngột, ngậm ngùi và sót xa biết bao:
“Nhi đồng tương kiến, bất tương thức (Trẻ con nhìn lạ không chào)
Tiểu vấn: Khách tòng hà xứ lai (Hỏi rằng: Khách ở chốn nào lại chơi?)”
Một tình huống thật quá bất ngờ, hóm hỉnh mà sót xa thấm thía. Nhìn lũ trẻ cười vui với câu hỏi đầy ngây thơ, lòng tác giả lại cồn cào lên bao lỗi nhớ niềm thương. Ồ! hoá ra mình không còn trẻ nữa. Không biết ở cái làng nhỏ bé này còn bao nhiêu người có thể nhớ mặt và gọi đúng tên ta. Ôi! Sao ta muốn tìm về một nơi ấm áp mà không tìm được. Đặt chân về đúng mảnh đất yêu thương ta không hề thấy lạ. Ta vẫn thuỷ chung và son sắc như xưa, vậy mà sao quê hương đang nhìn ta với một con mắt lạ lẫm, hững hờ…những dòng suy nghĩ của nhà thơ cứ theo cái mạch ấy mà chảy cùng với câu thơ mà ý nghĩa còn đang bỏ ngỏ. Trước câu hỏi ngây thơ của trẻ nhỏ, lòng tác giả bùi ngùi một lỗi sót xa.
Từ hai câu thơ đầu đến 2 câu thơ sau là cả một sự đổi thay rất lớn. Người ly hương vốn là chủ nhà thế mà tự nhiên đột ngột biến thành người không quen biết; Từ một con người hí hửng về làng ôm trong lòng bao lỗi nhỡ niềm thương, nay hoá thành người xa lạ. Hai câu thơ kết thúc hụt hẫng chơi với. Lỗi buồn của tác giả cũng từ đó mà mênh mông lan toả biết nhường nào.
Bài thơ của Hạ Tri Chương khiến người đọc không khỏi bồi hồi, xúc động. Bốn câu thơ ngắn gọn mà ý tứ cô đọng, hóm hỉnh, sâu xa. Tình quê của tác giả không ồn ào mà vô cùng tha thiết, ý nghĩa của nó khiến chúng ta không thể không cảm thấy rung động, xót xa.