Phát biểu cảm nghĩ về bài văn cảnh khuya. Bắt buột phải chèn thêm bài “Ngắm trăng” và bài “Không ngủ được”

By Amara

Phát biểu cảm nghĩ về bài văn cảnh khuya.
Bắt buột phải chèn thêm bài “Ngắm trăng” và bài “Không ngủ được”

0 bình luận về “Phát biểu cảm nghĩ về bài văn cảnh khuya. Bắt buột phải chèn thêm bài “Ngắm trăng” và bài “Không ngủ được””

  1. Bài thơ “Cảnh khuya” thể hiện tình yêu thiên nhiên song hành cũng là tình yêu nước sâu đậm của Bác trong một đêm trăng ở núi rừng Việt Bắc

    “Tiếng suối trong như tiếng hát xa”

    Khi mọi người đã chìm sâu vào giấc ngủ, một màn đêm thanh tĩnh buông xuống khắp khu rừng, nó làm cho tiếng suối dủ ở rất xa vẫn theo gió mang tiếng ca êm đềm, trong vắt của mình cho những người yêu vẻ đẹp sáng ngời của đêm trăng cùng thưởng thức. Tiếng suối và ánh trăng, chao ôi hai thứ ấy hòa quyện thì thật là tuyệt vời! Nó khiến cho người đang tham gia chính sự như Bác đã có một cảm nhận tinh tế về tiếng ca này. Tiếng suối dịu êm khoan nhặt như một khúc hát trữ tình sâu lắng. Bác đã khéo léo dùng nghệ thuật lấy động tả một khung cánh yên tĩnh có thể nghe rõ âm vang từ xa vọng lại. Và Người đã so sánh tiếng suối với tiếng hát để nhấn mạnh nét gợi tả mang sức sống và hơi ấm của con người. Sự ví von trên đã làm cho em nhớ lại câu thơ trong tác phẩm “Côn Sơn ca” của Nguyễn Trãi từng viết

    “Côn Sơn suối chảy rì rầm

    Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.”

    Mỗi vần thơ, mỗi khung cảnh, âm thanh đều là tiếng suối nhưng được cảm nhận khác nhau ở nhiều khía cạnh. Song tất cả vẫn là một tình yêu thiên nhiên. Câu thơ đã cho ta thấy rằng: dù là một vĩ lãnh tụ cách mạng nhưng Bác vẫn mang tâm hồn tràn đầy tình cảm lãng mạn, đẹp đẽ. Cám ơn Bác, ngòi bút tài hoa và tâm hồn yêu thiên nhiên say đắm của Người đã giúp em cảm nhận sự ngọt ngào, du dương của âm thanh suối chảy

    “Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa”

    Ánh sáng dịu dàng, thanh khiết từ ánh trăng len lõi chiếu vào lá và hoa tạo nên vẻ đẹp lấp lánh. Hoa lá nghiêng bong trên mặt đất tạo nên những bức tranh lấp loá, lúc ẩn lúc hiện. Hoa lá cỏ cây và ánh trăng lồng quyện vào nhau, trăng đan vào cậy cổ thụ, trăng tràn vào hoa. Đó như một bức tranh tuyệt vời của đất nước. Bác đã làm mọi sự vật sống động qua nghệ thuật nhân hóa “lồng” để miêu tả đan xen cay lá và ánh trăng. Bác quả là một người đa cảm và có tâm hồn vô cùng phong phú! Trăng trở nên thú vị và lãng mạn trong cảnh khuya sáng ngời, lung linh, huyền ảo. Đọc thơ mà em cứ hình dung cảnh thơ như

    Trả lời
  2.   Trăng là chủ đề sáng tác, là cảm hứng của các thi nhân, không chỉ là chiến sĩ mà còn là một nhà thơ lớn có tình yêu thiên nhiên với tâm hồn nhạy cảm. Bác đã sáng tác ra rất nhiều bài thơ hay và độc đáo như : Ngắm trăng, Chơi trăng hay Đối Nguyệt, … Nhưng trong số đó em lại cảm thấy rất yêu thích bài thơ ” Cảnh khuya ” của chủ tịch Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ vĩ đại của nhân dân ta sáng tác ra trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp tại chiến khu Việt Bắc. Qua bài thơ, tác giả đã cho người đọc và người nghe cảm nhận được khung cảnh đêm trăng tại chiến khu Việt Bắc vô cùng lung linh, huyền ảo, có hồn và tràn đầy sức sống. Đồng thời, tác phẩm cũng đã cho ta thấy được tâm trạng và cảm xúc sâu sắc của tác giả trong hoàn cảnh lúc bấy giờ …

       Hai câu thơ đầu : 

                           ” Tiếng suối trong như tiếng hát xa

                            Trăng lồng cổ thủ bóng lồng hoa ” 

    Hồ Chí Minh đã sử dụng nghệ thuật so sánh để ví tiếng suối đêm trong trẻo, ngân nga mà mượt mà như tiếng hát ngân vang lên trong đêm khuya thanh tĩnh. Cũng qua hình ảnh này đây, Bác đã cho ta thấy được sự gần gũi, ấm áp giữa thiên nhiên với con người. Dưới ngòi bút tinh tế và điêu luyện, tác giả đã sử dụng điệp từ ” lồng ” để diễn tả được hình ảnh ánh trăng tỏa sáng soi qua những vòm lá của cây cổ thụ rồi in lên mặt đất như những khóm hoa bé li ti. Hình ảnh đó đã vô tình tạo ra ba tầng không gian đặc sắc và thơ mộng, chúng như đang quấn quýt, đan xen, hòa quyện vào nhau cùng với khung cảnh thiên nhiên đêm trăng tuyệt đẹp. Chỉ bằng hai màu sắc sáng – tối, tác giả đã vẽ ra bức tranh đêm khuya tuyệt đẹp, một ngưỡng cảnh quá tuyệt vời ! Không chỉ vậy, ở hai câu thơ cuối của bài thơ : 

                             ” Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ 

                              Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà ” 

    đã cho chúng ta thấy được tâm trạng của Bác lúc bấy giờ. Tác giả đã sử dụng kết hợp nghệ thuật so sánh và điệp từ ” chưa ngủ ” ở cuối câu thơ ba và đầu câu thơ bốn để nói lên được : ” Liệu rằng có phải là do cảnh khuya đêm nay quá đẹp đến nỗi làm cho Bác quên chưa ngủ hay không ? ”. Tưởng chừng đúng là như vậy, nhưng ở câu thơ cuối cùng của bài thơ đã mở ra một vẻ đẹp khác trong tâm hồn của Bác. 

                               ” Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà ”

    Một phần là do Bác thấy cảnh thiên nhiên đêm nay quá đẹp mà chưa ngủ, nhưng quan trọng hơn là do Bác đang lo cho dân, lo cho vận mệnh của đất nước. Bác cũng là đang lo cho cuộc kháng chiến còn nhiều những khó khăn và gian khổ. Đó mới chính là lý do khiến cho Bác còn đang thao thức mà chưa ngủ được. 

       Cuối cùng, sau khi đọc xong bài thơ, em đã thấy được Bác là một người vô cùng yêu thiên nhiên, tình yêu đối với đất nước quả thật là rất sâu nặng. Bác cũng là người có tâm hồn lạc quan, phong thái ung dung, tự tại. Em rất yêu quý và khâm phục Bác vị ” Cha già của dân tộc ”. Em hứa sẽ cố gắng học tập thật tốt để sau này ra ngoài xã hội có thể góp và giúp ích một phần nào đấy cho đất nước. 

    Trả lời

Viết một bình luận