Phong Kiến Phương Bắc là gì ? Đồng hoá dân tộc là gì ? Tại sao nhân dân ta vẫn giữ phong tục, tập quán của mình? Ý nghĩa

Phong Kiến Phương Bắc là gì ?
Đồng hoá dân tộc là gì ?
Tại sao nhân dân ta vẫn giữ phong tục, tập quán của mình? Ý nghĩa

0 bình luận về “Phong Kiến Phương Bắc là gì ? Đồng hoá dân tộc là gì ? Tại sao nhân dân ta vẫn giữ phong tục, tập quán của mình? Ý nghĩa”

  1. Phong kiến phương Bắc là tên gọi của giặc Trung Quốc khi xâm phạm chủ quyền nước ta, hay gọi là thời Bắc thuộc.

    Đồng hoá dân tộc là một chính sách thâm độc và nham hiểm nhất trong tất cả các chính sách mà thời Bắc thuộc đặt ra trên đất nước ta. Để dễ bề cai trị, nhằm xóa bỏ đi phong tục, tiếng nói, truyền thống quý báu của dân tộc ta. Nếu nhân ta bị đồng hóa theo chúng thì chẳng khác gì đất nước ta biến mất cả, còn nếu vẫn giữ được tiếng nói và phong trục, tập quán là cầm sẵn “chìa khóa trốn lao tù”.

    Nhân dân ta vẫn giữ phong tục, tập quán của mình vì:

    -Nhân dân ta có truyền thống “uống nước nhớ nguồn” không thể quên đi những truyền thống và tiếng nói quý báu của dân tộc.

    -Trường học dạy chữ Hán chỉ mở cho con em nhà quý tộc, nhân dân ta nghèo nên không có tiền đi học.

    -Nhân dân ta biết tiếp nhận và Việt hoá những yếu tố tích cực của nền văn hoá Trung Hoa. 

    Ý nghĩa:

    -Giúp bảo vệ nền văn hóa của dân tộc, đồng thời tiếp thu và sáng tạo thêm những yếu tố tích cực của nền văn hóa Trung Hoa.

    -Khẳng định ý chí quyết tâm chống giặc, thể hiện rằng nước ta là một nước có chủ quyền riêng, không bất kì ai được xâm phạm. 

    -Thể hiện tinh thần “uống nước nhớ nguồn”, ý chí bất khuất của dân tộc.

    -Là một hành động cao đẹp, thiêng liêng, xứng đáng để con cháu đời sau noi theo.

    Bình luận
  2. – Đồng hóa dân tộc:

    + Là thuần hóa dân ta phải theo phong tục, văn hóa, tập quán của họ. Không có quyền được nối truyền các phong tục tập quán của tổ tiên và cách chúng đưa ra các chính sách cai trị nhằm phải cắt đứt cái nền văn hóa lâu đời của nhân dân ta, chúng cho người bản địa du nhập vào nước ta nhằm làm mất đi bản sắc dân tộc sẵn có. Đây là một tội ác rất lớn và vô cùng tàn bạo trong các chính sách cai trị của giặc.

    – Nhân dân ta vẫn giữ được phong tục, tập quán do:

    + Sự bất khuất, kiên cường, chống chịu vượt qua nghịch cảnh.

    + Do tinh thần yêu nước, tinh thần quật cường, tinh thần đấu tranh chống chọi áp bức

    + Luôn cố gắng phát huy những truyền thống quý báu của dân tộc

    + Quyết tâm nổi dậy, đấu tranh không cam chịu trước giặc ngoại xâm.

    + Đấu tranh giành lại độc lập, đất nước.

    – Ý nghĩa:

    + Giúp giữ vững bản sắc dân tộc đẹp đẽ của dân tộc

    + Bảo vệ và khẳng định nước Việt cũng là nước có quyền được mang các nền văn hóa, văn hiến lâu đời của ông cha ta để lại.

    + Và các tầng lớp xã  hội bây giờ vẫn đang có trách nhiệm phát huy những truyền thống tươi đẹp ấy.

    Bình luận

Viết một bình luận