Phong trào Cần Vương là gì? Nguyên nhân bùng nổ Cần Vương? Các giai đoạn, phát triển của phong trào?
0 bình luận về “Phong trào Cần Vương là gì? Nguyên nhân bùng nổ Cần Vương? Các giai đoạn, phát triển của phong trào?”
Phong trào Cần Vương là phong trào giúp vua, mang nghĩa là phò vua giúp nước. Phong trào Cần Vương thực chất là tập hợp hệ thống các cuộc khởi nghĩa vũ trang khắp cả nước từ năm 1885 đến năm 1896 với sự hưởng ứng chiếu Cần Vương của vua Hàm Nghi. Quy mô của phong trào này còn riêng rẽ và mang tính địa phương.
+Thực dân Pháp xác lập ách thống trị đô hộ trên toàn Việt Nam vào năm 1884
+Dưới sự ủng hộ nhiệt tình của nhân dân, phe chủ chiến đã sẵn sàng hành động
+Cuộc phản công dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Thất Thuyết vào rạng sáng ngày mồng 05 tháng 07 năm 1885
+Cuộc phản công của phái chủ chiến thất bại, khiến vua Hàm Nghi buộc phải chạy đến Quảng Trị sơ tán => Chiếu Cần Vương lần 1 được ban ra
+Chiếu Cần Vương lần 2 được ban ra tại Ấu Sơn của Hà Tĩnh vào ngày 20 tháng 9 năm 1885 => Từ đó bùng nổ mạnh mẽ cuộc kháng chiến Cần Vương.
Giai đoạn I (1885-1888): Phong trào bùng nổ khắp cả nước
+Hưởng ứng chiếu Cần Vương, nhiều văn thân sĩ phu và nhân dân yêu nước đã hưởng ứng qua việc tập hợp các n ghĩa binh, xây dựng lên căn cứ. Họ cùng nhau đấu tranh mạnh mẽ đầy quyết liệt trước thực dân Pháp cùng bè lũ tay sai trên đại bàn rộng lớn thuộc Bắc và Trung Bộ.
+Nhiều tướng lĩnh và văn thân tham gia như Phan Đình Phùng, Trần Xuân Soạn, Phàm Bành, Mai Xuân Thưởng…
+Tháng 6 năm 1886, Triều đình Đồng Khánh của thực dân Pháp theo lệnh toàn quyền P.Bert xuống dụ kêu hàng, nhưng không ai trong triều đình Hàm Nghi chịu đầu hàng buông súng.
+Đặc điểm của phong trào Cần Vương trong giai đoạn này là các hoạt động chỉ dừng lại ở phạm vi nhất định, còn lẻ tẻ riêng rẽ.
+Ở Bắc Kì có nhiều cuộc khởi nghĩa được biết đến như Khởi nghĩa Cai Kinh ở Bắc Giang, khởi nghĩa Đốc Tít ở Đông Triều, khởi nghĩa Nguyễn Quang Bích, khởi nghĩa Tạ Hiện ở Thái Bình và Nam Định, khởi nghĩa Nguyễn Thiện Thuận ở Hưng Yên và Hải Dương, khởi nghĩa Đinh Công Tráng và Phạm Bành ở Thanh Hóa, khởi nghĩa của Phan Đình Phùng và Lê Ninh ở Hương Khê-Hà Tĩnh…
+Tại khu vực Trung Kì, nổi bật là khởi nghĩa của Lê Trực và Nguyễn Phạm Tuân ở Quảng Bình, khởi nghĩa của Trần Quang Dự, Nguyễn Duy Hiệu và Nguyễn Hàm ở Quảng Nam, khởi nghĩa của Lê Trung Đình ở Quảng Ngãi, khởi nghĩa Mai Xuân Thưởng ở Bình Định….
+Cuối năm 1888, do sự phản bội của Trương Quang Ngọc nên vua Hàm Nghi bị bắt và đày đi Angieri, giai đoạn thứ nhất của khởi nghĩa Cần Vương kết thúc.
Giai đoạn II (1888-1896): Phong trào quy tụ các cuộc khởi nghĩa lớn
+Giai đoạn này từ cuối năm 1888, mặc dù không có sự lãnh đạo từ triều đình nhưng phong trào Cần Vương vẫn quy tụ nhiều văn thân sĩ phu yêu nước và phát triển thành nhiều cuộc khởi nghĩa lớn, tiếp tục duy trì với tổ chức cao hơn.
+Một số cuộc khởi nghĩa lớn như cuộc khởi nghĩa Hương Khê của Phan Đình Phùng và Cao Thắng, khởi nghĩa Hùng Lĩnh do Tống Duy Tân lãnh đạo, khởi nghĩa Bãi Sậy do Nguyễn Thiện Thuận chỉ huy….
+Trong giai đoạn này, xuất hiện nhiều khởi nghĩa lớn nhưng thực dân Pháp cũng tăng cường càn quét mạnh. Do đó, để duy trì và phát triển hoạt động, các nghĩa quân phải chuyển địa bàn hoạt động đến nhiều vùng khác, từ đồng bằng lên trung du và miền núi.
+Đặc điểm chung trong cả hai giai đoạn của phong trào Cần Vương vẫn là hoạt đông riêng rẽ, lẻ tẻ chưa có sự thống nhất giữa các cuộc khởi nghĩa lớn. Tính địa phương của các khởi nghĩa này dẫn đến sự thiếu lãnh đạo và tính liên kết. Do đó, đây cũng là một trong các nguyên nhân khiến về sau chúng lần lượt thất bại dưới sự đàn áp và càn quét của Pháp.
+Năm 1896, phong trào Cần Vương kết thúc.
(vậy khi bạn đã hiểu thì bạn hãy vote 5* và cảm ơn nhé)
Phong trào Cần Vương là phong trào giúp vua, mang nghĩa là phò vua giúp nước. Phong trào Cần Vương thực chất là tập hợp hệ thống các cuộc khởi nghĩa vũ trang khắp cả nước từ năm 1885 đến năm 1896 với sự hưởng ứng chiếu Cần Vương của vua Hàm Nghi. Quy mô của phong trào này còn riêng rẽ và mang tính địa phương.
– Nguyên Nhân
+Thực dân Pháp xác lập ách thống trị đô hộ trên toàn Việt Nam vào năm 1884
+Dưới sự ủng hộ nhiệt tình của nhân dân, phe chủ chiến đã sẵn sàng hành động
+Cuộc phản công dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Thất Thuyết vào rạng sáng ngày mồng 05 tháng 07 năm 1885
+Cuộc phản công của phái chủ chiến thất bại, khiến vua Hàm Nghi buộc phải chạy đến Quảng Trị sơ tán => Chiếu Cần Vương lần 1 được ban ra
+Chiếu Cần Vương lần 2 được ban ra tại Ấu Sơn của Hà Tĩnh vào ngày 20 tháng 9 năm 1885 => Từ đó bùng nổ mạnh mẽ cuộc kháng chiến Cần Vương.
Giai đoạn I (1885-1888): Phong trào bùng nổ khắp cả nước
+Hưởng ứng chiếu Cần Vương, nhiều văn thân sĩ phu và nhân dân yêu nước đã hưởng ứng qua việc tập hợp các n ghĩa binh, xây dựng lên căn cứ. Họ cùng nhau đấu tranh mạnh mẽ đầy quyết liệt trước thực dân Pháp cùng bè lũ tay sai trên đại bàn rộng lớn thuộc Bắc và Trung Bộ.
+Nhiều tướng lĩnh và văn thân tham gia như Phan Đình Phùng, Trần Xuân Soạn, Phàm Bành, Mai Xuân Thưởng…
+Tháng 6 năm 1886, Triều đình Đồng Khánh của thực dân Pháp theo lệnh toàn quyền P.Bert xuống dụ kêu hàng, nhưng không ai trong triều đình Hàm Nghi chịu đầu hàng buông súng.
+Đặc điểm của phong trào Cần Vương trong giai đoạn này là các hoạt động chỉ dừng lại ở phạm vi nhất định, còn lẻ tẻ riêng rẽ.
+Ở Bắc Kì có nhiều cuộc khởi nghĩa được biết đến như Khởi nghĩa Cai Kinh ở Bắc Giang, khởi nghĩa Đốc Tít ở Đông Triều, khởi nghĩa Nguyễn Quang Bích, khởi nghĩa Tạ Hiện ở Thái Bình và Nam Định, khởi nghĩa Nguyễn Thiện Thuận ở Hưng Yên và Hải Dương, khởi nghĩa Đinh Công Tráng và Phạm Bành ở Thanh Hóa, khởi nghĩa của Phan Đình Phùng và Lê Ninh ở Hương Khê-Hà Tĩnh…
+Tại khu vực Trung Kì, nổi bật là khởi nghĩa của Lê Trực và Nguyễn Phạm Tuân ở Quảng Bình, khởi nghĩa của Trần Quang Dự, Nguyễn Duy Hiệu và Nguyễn Hàm ở Quảng Nam, khởi nghĩa của Lê Trung Đình ở Quảng Ngãi, khởi nghĩa Mai Xuân Thưởng ở Bình Định….
+Cuối năm 1888, do sự phản bội của Trương Quang Ngọc nên vua Hàm Nghi bị bắt và đày đi Angieri, giai đoạn thứ nhất của khởi nghĩa Cần Vương kết thúc.
Giai đoạn II (1888-1896): Phong trào quy tụ các cuộc khởi nghĩa lớn
+Giai đoạn này từ cuối năm 1888, mặc dù không có sự lãnh đạo từ triều đình nhưng phong trào Cần Vương vẫn quy tụ nhiều văn thân sĩ phu yêu nước và phát triển thành nhiều cuộc khởi nghĩa lớn, tiếp tục duy trì với tổ chức cao hơn.
+Một số cuộc khởi nghĩa lớn như cuộc khởi nghĩa Hương Khê của Phan Đình Phùng và Cao Thắng, khởi nghĩa Hùng Lĩnh do Tống Duy Tân lãnh đạo, khởi nghĩa Bãi Sậy do Nguyễn Thiện Thuận chỉ huy….
+Trong giai đoạn này, xuất hiện nhiều khởi nghĩa lớn nhưng thực dân Pháp cũng tăng cường càn quét mạnh. Do đó, để duy trì và phát triển hoạt động, các nghĩa quân phải chuyển địa bàn hoạt động đến nhiều vùng khác, từ đồng bằng lên trung du và miền núi.
+Đặc điểm chung trong cả hai giai đoạn của phong trào Cần Vương vẫn là hoạt đông riêng rẽ, lẻ tẻ chưa có sự thống nhất giữa các cuộc khởi nghĩa lớn. Tính địa phương của các khởi nghĩa này dẫn đến sự thiếu lãnh đạo và tính liên kết. Do đó, đây cũng là một trong các nguyên nhân khiến về sau chúng lần lượt thất bại dưới sự đàn áp và càn quét của Pháp.
+Năm 1896, phong trào Cần Vương kết thúc.
(vậy khi bạn đã hiểu thì bạn hãy vote 5* và cảm ơn nhé)