Phong trào đấu tranh của nhân dân các dân tộc sơn la cuối thế kỷ xix đầu thế kỷ xx có ý nghĩa như thế nào trong cuộc đấu tranh chống pháp của dân tộc

Phong trào đấu tranh của nhân dân các dân tộc sơn la cuối thế kỷ xix đầu thế kỷ xx có ý nghĩa như thế nào trong cuộc đấu tranh chống pháp của dân tộc ?

0 bình luận về “Phong trào đấu tranh của nhân dân các dân tộc sơn la cuối thế kỷ xix đầu thế kỷ xx có ý nghĩa như thế nào trong cuộc đấu tranh chống pháp của dân tộc”

  1. ——Cuối năm 1943, Chi bộ nhà ngục Sơn La bắt liên lạc được với Trung ương để  thực hiện những chủ trương lớn của Đảng đối với vùng Tây Bắc, mở ra một hướng đi mới cho phong trào cách mạng Sơn La. Chi bộ nhà ngục Sơn La được Trung ương công nhận và giao trách nhiệm chỉ đạo phong trào cách mạng Sơn La. Từ đây, phong trào cách mạng Sơn La đã có sự chỉ đạo trực tiếp của Trung ương.

     

    Thời gian này, phong trào cách mạng Sơn La phát triển khá do có sự chỉ đạo sát sao của Chi bộ nhà ngục. Phong trào cách mạng của Mường La và Tỉnh lỵ sau một thời gian tạm lắng đã trở lại hoạt động và mở rộng ra các vùng lân cận, các hội viên cứu quốc được kết nạp ngày một đông. Đến cuối năm 1944, tổ Thanh niên cứu quốc Mường La đã phát triển cơ sở sang khu tả ngạn sông Đà: Mường Bằng, Mường Bú, Mường Chùm. Tại Mường Chanh, Hội thanh niên cứu quốc đã có ảnh hưởng sâu rộng trong quần chúng và đã kết nạp được 40 hội viên cứu quốc.

     

    Đầu năm 1945, cục diện cách mạng thế giới có những chuyển biến cơ bản, phong trào cách mạng của nhân dân ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia ngày càng dâng cao. Trung ương Đảng đã quyết định những chủ trương mới, phát động một cao trào cứu nước mạnh mẽ làm tiền đề cho cuộc khởi nghĩa. Chớp thời cơ đó, Chi bộ nhà ngục Sơn La đã họp mở rộng với Ban lãnh đạo nhà tù đề ra kế hoạch và chuẩn bị mọi mặt để tổ chức thoát ngục. Trước áp lực đấu tranh của tù chính trị và khí thế cách mạng, chiều 17/3/1945, tên Giám ngục buộc phải tuyên bố chuyển tù chính trị về căng Nghĩa Lộ. Trên con đường từ Mường La – Tạ Bú – Ngọc Chiến – Tú Lệ, các tù nhân đã đấu tranh tự giải thoát, gần 200 cán bộ của Đảng đã nhanh chóng toả về các địa bàn hoạt động, tham gia lãnh đạo khởi nghĩa, giành chính quyền ở các địa phương……..

    Bình luận

Viết một bình luận