Phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực nào được ví như “Lục địa bùng cháy”? A: Mĩ La-tinh. B: Đông Nam Á. C: Châu Phi. D: Đông Bắc Á. 5 Nội dun

Phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực nào được ví như “Lục địa bùng cháy”?

A:
Mĩ La-tinh.
B:
Đông Nam Á.
C:
Châu Phi.
D:
Đông Bắc Á.
5
Nội dung nào không phải ý nghĩa thắng lợi của chiến dịch Biên giới thu đông 1950?

A:
Củng cố và mở rộng căn cứ Việt Bắc.
B:
Buộc địch phải bị động phân tán lực lượng.
C:
Khai thông đường liên lạc quốc tế.
D:
Cơ quan đầu não kháng chiến của ta được giữ vững.
6
Thắng lợi nào của nhân dân Việt Nam đã “đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỉ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc”?

A:
Trận “Điện Biên Phủ trên không” (1972).
B:
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 – 1954).
C:
Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954).
D:
Cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 – 1975).
7
Chiến thắng Vạn Tường (18/8/1965) là thắng lợi mở đầu của cuộc chiến đấu chống chiến lược

A:
Đông Dương hóa chiến tranh.
B:
Chiến tranh đặc biệt .
C:
Chiến tranh Cục bộ.
D:
Chiến tranh một phía.
8
Nguyên nhân cơ bản nhất quyết định sự bùng nổ của phong trào cách mạng 1930-1931 ở Việt Nam là

A:
Đảng cộng sản Việt Nam ra đời lãnh đạo, tập hợp được quần chúng đấu tranh.
B:
thực dân Pháp tiến hành khủng bố sau khởi nghĩa Yên Bái khiến nhân dân căm thù.
C:
địa chủ phong kiến câu kết với thực dân Pháp đàn áp, bóc lột nhân dân.
D:
ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, đời sống nhân dân khổ cực.
9
Ngày 25/4/1976 đã diễn ra sự kiện trọng đại nào trong tiến trình lịch sử Việt Nam?

A:
Hội nghị hiệp thương chính trị thống nhất đất nước.
B:
Quốc hội nước Việt Nam thống nhất họp kì đầu tiên tại Hà Nội.
C:
Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung trong cả nước.
D:
Hội nghị lần thứ 24 Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
10
Thành tựu nào của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật lần thứ hai đã giúp nhiều nước khắc phục được nạn thiếu lương thực?

A:
Cuộc “cách mạng xanh” trong nông nghiệp.
B:
Mở rộng diện tích đất canh tác.
C:
Đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao trong nông nghiệp.
D:
Đầu tư vốn lớn vào nông nghiệp.
11
Lãnh tụ nào đã cùng nhân dân Nam Phi chống chế độ phân biệt chủng tộc A-pác-thai?

A:
M.Ganđi.
B:
I. Xta-lin.
C:
Nen-xơn Man-đê-la.
D:
Phi-đen Cát-xtơ-rô.
12
Trận đánh mở màn của ta trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 là

A:
Chiến dịch Hồ Chí Minh.
B:
Tấn công Buôn Ma Thuột.
C:
chiến dịch Huế – Đà Nẵng.
D:
chiến dịch Tây Nguyên.
13
Tổ chức nào ra đời đánh dấu sự hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa?

A:
Tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va(1955)
B:
Cộng đồng kinh tế châu Âu EEC (1957)
C:
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEAN (1967)
D:
Hội đồng tương trợ kinh tế SEV (1949)
14
Năm 1936, mặt trận Nhân dân Pháp lên nắm quyền đã thực hiện chính sách nào có lợi cho cách mạng Việt Nam?

A:
Thực hiện ngày làm 8 giờ.
B:
Giảm các loại thuế.
C:
Tự do ngôn luận.
D:
Thả tù chính trị.
15
Sự kiện nào đã mở đầu cho cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp?

A:
Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp tại Vạn Phúc-Hà Đông ngày 18/12/ 1946.
B:
Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến ngày 19/12/ 1946.
C:
Chiến dịch Việt Bắc thu-đông 1947.
D:
Cuộc chiến đấu trong các đô thị phía bắc vĩ tuyến 16 năm 1946.
16
Quốc gia nào đã mở đầu kỷ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người?

A:
Mĩ.
B:
Trung Quốc.
C:
Liên Xô.
D:
Nhật Bản.
17
Tại đại hội Đảng lần III (9/1960) đã xác định nhiệm vụ cách mạng của miền Bắc là

A:
tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa.
B:
tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
C:
vừa chiến đấu vừa sản xuất.
D:
nơi tiếp nhận viện trợ của các nước trong khối Xã hội chủ nghĩa.
18
Nhận định nào không đúng về mục đích thành lập của tổ chức ASEAN?

A:
Duy trì hòa bình và ổn định khu vực.
B:
Hạn chế sự ảnh hưởng của Mĩ.
C:
Cùng nhau hợp tác, phát triển kinh tế, văn hóa.
D:
Tạo thành một liên minh kinh tế, chính trị thống nhất.
19
Nhiệm vụ quan trọng nhất của Liên hợp Quốc là

A:
thực hiện sự hợp tác quốc tế về kinh tế, văn hóa…
B:
phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc.
C:
tôn trọng độc lập, chủ quyền của các dân tộc.
D:
duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
20
Cuộc tiến công chiến lược Đông-Xuân 1953 – 1954 đã

A:
kết thúc cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp.
B:
làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Na-va.
C:
làm phá sản bước đầu kế hoạch Na-va.
D:
buộc Pháp phải ngồi vào bàn đàm phán với ta ở Hội nghị Giơ-ne-vơ.

0 bình luận về “Phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực nào được ví như “Lục địa bùng cháy”? A: Mĩ La-tinh. B: Đông Nam Á. C: Châu Phi. D: Đông Bắc Á. 5 Nội dun”

Viết một bình luận