phong trào kháng chiến chống pháp cuối the kỉ xix

phong trào kháng chiến chống pháp cuối the kỉ xix

0 bình luận về “phong trào kháng chiến chống pháp cuối the kỉ xix”

  1. I . Phong trào Cần vương bùng nổ và lan rộng.

    – Tôn Thất Thuyết nhân danh nhà vua hạ Chiếu Cần vương, kêu gọi văn thân, sĩ phu, nhân dân yêu nước đứng lên giúp vua cứu nước.

    – Phong trào kháng Pháp sôi nổi lan rộng cả nước

    – Giai đoạn 1: 1885-1888, phong trào bùng nổ trên khắp cả nước, nhất từ Phan Thiết trở ra(Trung Kì, Bắc Kì).

    – Giai đoạn 2: 1888 – 1896, nhiều cuộc khởi nghĩa lớn, có quy mô và trình độ tổ chức cao.

    II. Những cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần vương

    3. Khởi nghĩa Hương Khê(1885-1895)

    a. Căn cứ:

    Căn cứ Ngàn Trươi, Huyện Hương Khê và Hương Sơn thuộc

    tỉnh Hà Tỉnh, sau đó lan rộng ra nhiều tỉnh khác. Địa hình hiểm

    trở.

    b. Lãnh đạo:

    Phan Đình Phùng và Cao Thắng.

    c. Diễn biến:

    – Giai đoạn 1: 1885-1888, nghĩa quân xây dựng lực lượng, luyện

    tập quân đội,rèn đúc vũ khí.

    – Giai đoạn 2: 1888-1895, nghĩa quân tập kích nhiều nơi, đảy lùi

    nhiều cuộc càn quét của địch..

    – Pháp tập trung binh lực bao vây, cô lập nghĩa quân và tấn công

    vào căn cứ Ngàn Trươi.

    – 28/12/1895, Phan Đình Phùng hy sinh, nghĩa quân tan rã.

    * Ý nghĩa:

    Khởi nghĩa tiêu biểu, có quy mô lớn nhất, trình độ tổ chức cao và

    chiến đấu bền bỉ.

    Khởi nghĩa Hương khê chịu ảnh hưởng  hệ tư tưởng phong kiến đã

    hoàn toàn thất bại. Phong trào yêu nước Việt Nam chuyển qua một

    giai đoạn mới. 

    Bình luận
  2. – Lãnh đạo khởi nghĩa đều xuất thân từ các văn thân, sĩ phu, quan lại yêu nước.

    – Lực lượng tham gia đông đảo các tầng lớp nhân dân , nhất là nông dân (có cả đồng bào dân tộc thiểu số).

    – Các cuộc khởi nghĩa bị chi phối bởi tư tưởng phong kiến, không phát triển thành cuộc kháng chiến toàn dân, toàn quốc.

    – Mặc dù chiến đấu dũng cảm nhưng cuối cùng phong trào vẫn thất bại, chứng tỏ sự non kém của những người lãnh đạo, đòng thời phản ánh sự bất cập của ngọn cờ phong kiến trong phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam.- Đây là phong trào kháng chiến mạnh mẽ, thể hiện truyền thống yêu nước và khí phách anh hùng của dân tộc, tiêu biểu cho cuộc kháng chiến tự vệ của nhân dân ta cuối thế kỉ XIX, hứa hẹn một năng lực chiến đấu dồi dào trong cuộc đương đầu với thực dân Pháp, để lại nhiều tấm gương và bài học kinh nghiệm quí báu.

    Bình luận

Viết một bình luận