Phòng trào kháng chiến của nhân dân hà nội khi pháp đánh chiếm bắc kì lần thứ hai như thế nào?
Sau chiến thắng cầu giấy lần thứ hai tình hình ta và địch ntn?
Phòng trào kháng chiến của nhân dân hà nội khi pháp đánh chiếm bắc kì lần thứ hai như thế nào?
Sau chiến thắng cầu giấy lần thứ hai tình hình ta và địch ntn?
– Ở Hà Nội: nhân dân tích cực phối hợp với quân của triều đình chống Pháp.
– 19 – 5 – 1883, chiến thắng Cầu Giấy lần 2, Ri – vi – e bị giết.
– Triều đình hèn nhát, không quyết tâm chống Pháp.
– Pháp gấp rút đánh chiếm Thuận An.
* Sau chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai làm cho quân Pháp thêm hoang mang, dao động. Chúng đã toan bỏ chạy nhưng triều đình Huế lại chủ trương thương lượng với Pháp, hi vọng địch sẽ rút quân(như năm 1873).
*Nhân dân Bắc Kì tiếp tục kháng chiến:
– Hà Nội: phối hợp với triều đình kháng chiến
+ Đốt nhà, tạo thành bức tường lửa chặn giặc
+ Tự tập thành đội ngũ
+ Đào hầm, đắp lũy
– Địa Phương
+ Đắp đập, cắm kè
+ Làm hầm chông, cạm bẫy
*Trận cầu Giấy lần 2:
– 19/5/1883: 500 tên địch kéo ra Cầu Giấy lọt vào trận địa mai phục của ta
– Nhiều quân Pháp bị giết cùng với Ri-vi-e -> Pháp hoang mang
____________________
*Thực dân Pháp tấn công Thuận An:
– Chiều 18/8/1883: Pháp bắn phá ở cửa Thuận An
– 20/8: Pháp đổ bộ vào Thuận An
-> Triều Nguyễn đình chiến
*Thái độ của triều Nguyễn:
– 25/8/1883: triều Nguyễn kí với Pháp hiệp ước Hác – măng
– Nội dung:
+ Triều đình Huế chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì, cắt tỉnh Bình Thuận ra khỏi Trung Kì để nhập vào đất Nam Kì thuộc Pháp.
+ Ba tỉnh Thanh-Nghệ-Tĩnh được sáp nhập vào Bắc Kì .
+ Triều đình chỉ được cai quản vùng đất trung kì nhưng mọi việc đều phải thông qua viên khâm sứ của Pháp ở Huế.
+ Công sứ Pháp ở các tỉnh Bắc Kì thường xuyên kiểm soát những công việc của quan lại triều đình, nắm các quyền trị an và nội vụ.
+ Mọi việc giao thiệp với nước ngoài ( kể cả với Trung Quốc ) đều do Pháp nắm.
+ Triều đình Huế phải rút quân đội từ Bắc Kì về Trung Kì.
– 6/6/1884: triều Nguyễn kí với Pháp hiệp ước Pa-tơ-nốt -> chấm dứt sự tồn tại của triều đại phong kiến nhà Nguyễn