phong trào nhân dân châu âu (1830-1840)có các điểm chung gì khác so với phong trào công nhân pari làm giúp em vs ạ

By Alexandra

phong trào nhân dân châu âu (1830-1840)có các điểm chung gì khác so với phong trào công nhân pari
làm giúp em vs ạ

0 bình luận về “phong trào nhân dân châu âu (1830-1840)có các điểm chung gì khác so với phong trào công nhân pari làm giúp em vs ạ”

  1. Nửa đầu thế kỉ XIX: Trong những năm 1830 – 1840, phong trào công nhân ở các nước Pháp, Đức, Anh phát triển mạnh:

    + Năm 1831, công nhân dệt ở thành phố Li-ông (Pháp) khởi nghĩa đòi tăng lương, giảm giờ làm và đòi thiết lập chế độ cộng hòa. Họ nêu cao khẩu hiệu “Sống trong lao động, chết trong chiến đấu”. Cuộc khởi nghĩa cuối cùng bị giới chủ đàn áp.

     + Năm 1844, công nhân dệt vùng Sơ-lê-din (Đức) khởi nghĩa, chống lại sự hà khắc của giới chủ. Khởi nghĩa bị đàn áp đẫm máu.

    + Từ năm 1836 đến năm 1847, ở Anh diễn ra “Phong trào Hiến chương”. Hình thức đấu tranh của phong trào này là mít tinh, biểu tình, đưa kiến nghị (có hàng triệu chữ kí) đến quốc hội đòi quyền phổ thông bầu cử, tăng lương, giảm giờ làm cho người lao động. Phong trào cuối cùng bị dập tắt.

    Trả lời
  2. Điểm chung là:

    – Giai cấp công nhân lớn mạnh nên đấu tranh chính trị trực tiếp chống lại GCTS:
    + Năm 1831 công nhân Liông( Pháp),đòi tăng lương giảm giờ làm, lập chế độ cộng hòa, bị đàn áp.
    + Năm 1834 thợ tơ Liông chiến đấu quyết liệt với quân chính phủ trong 4 ngày.
    + Năm 1844 thợ dệt ở Sơlêdin Đức , chống sự hà khắc của chủ xưởng ,bị đàn áp đẫm máu.
    + Năm 1836-1847 phong trào Hiến chương Anh ,đưa kiến nghị đòi bầu cử . đòi tăng lương , giảm giờ làm nhưng bị dập tắt 
    – Kết quả: Đều thất bại
    Ý nghĩa: Đánh dấu sự trưởng thành của phong trào công nhân.

    Trả lời

Viết một bình luận