pls giúp mình với ạ
tóm tắt quá trình chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa tháng 8 của Đảng và nhân dân ta(1939-1945)
0 bình luận về “pls giúp mình với ạ tóm tắt quá trình chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa tháng 8 của Đảng và nhân dân ta(1939-1945)”
Một là, cao trào cách mạng (1930 – 1931) mà đỉnh cao là Xô viết Nghệ Tĩnh
Phong trào đấu tranh của Nhân dân ta trong những năm 1930 – 1931 tuân theo một quy luật chung là ở đâu có áp bức ở đó có đấu tranh. Thực tiễn lịch sử cho thấy trong cao trào cách mạng 1930 – 1931 và Xô viết Nghệ Tĩnh, công nông thể hiện một nghị lực cách mạng phi thường và sức mạnh to lớn. Hàng triệu nông dân đã đứng lên cùng với giai cấp công nhân phối hợp đấu tranh chống đế quốc, phong kiến. Đó là nhờ Cương lĩnh đầu tiên của Đảng đúng đắn, gắn nhiệm vụ chống đế quốc với nhiệm vụ chống phong kiến, thực hiện giải phóng dân tộc và ruộng đất cho dân cày, đáp ứng nguyện vọng thiết tha của công nông.
Thực dân Pháp và tay sai đã đàn áp dã man cao trào cách mạng của Nhân dân ta. Cao trào cách mạng 1930 – 1931 và Xô viết Nghệ Tĩnh tuy chỉ tồn tại trong thời gian ngắn, nhưng đã khẳng định sự đúng đắn của đường lối cách mạng Việt Nam, khẳng định vai trò và năng lực của Đảng trong cách mạng giải phóng dân tộc. Đã hình thành trong thực tế khối liên minh công nông và phát huy sức mạnh của khối liên minh đó. Cao trào cách mạng 1930 – 1931 là cuộc tổng diễn tập đầu tiên của Đảng và quần chúng cách mạng, chuẩn bị cho thắng lợi của Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.
Hai là, cao trào vận động dân chủ (1936 – 1939)
Trong thời gian này tình hình thế giới có những diễn biến đáng chú ý. Sự ra đời chủ nghĩa phát xít ở Italia và Đức, sự xuất hiện của chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản, đã trực tiếp đe dọa hòa bình, dân chủ và tiến công vào phong trào cách mạng thế giới…
Ở Việt Nam, vào cuối năm 1931, cách mạng nước ta bước vào thời kỳ thoái trào. Thực dân Pháp thi hành chính sách đàn áp khủng bố rất tàn bạo, nhất là đối với Nhân dân Nghệ An, Hà Tĩnh. Cơ quan Trung ương, các xứ ủy Nam Kỳ, Trung Kỳ, Bắc Kỳ, nhiều cơ quan tỉnh, huyện, xã bị phá vỡ hầu hết. Kẻ địch định dìm phong trào cách mạng của quần chúng trong biển máu, tình hình đen tối tưởng như không có đường ra. Cách mạng đứng trước thử thách lớn.
Do tinh thần yêu nước, thiết tha với độc lập, tự do của Nhân dân ta và lòng trung thành, ý chí đấu tranh kiên cường của cán bộ, đảng viên, cách mạng đã nhanh chóng ra khỏi thời kỳ thoái trào, tiến lên một cao trào mới, cao trào vận động dân chủ 1936 – 1939. Cao trào này thật sự là phong trào cách mạng, đánh dấu sự trưởng thành của Đảng trong việc đề ra mục tiêu và phương pháp đấu tranh thích hợp, mang lại những quyền lợi thiết thực cho quần chúng, qua đó mà tập hợp, giác ngộ quần chúng cách mạng tiến tới hình thành đạo quân chính trị rộng lớn, phát huy được sức mạnh của quần chúng. Cao trào có ý nghĩa như cuộc tổng diễn tập thứ hai, chuẩn bị cho cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945, để lại nhiều bài học quý báu, trong đó có bài học về công tác mặt trận, về sử dụng linh hoạt các hình thức tổ chức và phương pháp đấu tranh.
Ba là, cao trào giải phóng dân tộc (1939 – 1945). Cách mạng Tháng Tám thành công
Sau khi Chiến tranh thế giới lần thứ hai bùng nổ (1-9-1939), thực dân Pháp phát xít hóa bộ máy thống trị và thẳng tay đàn áp phong trào cách mạng Đông Dương. Đảng nhanh chóng rút vào hoạt động bí mật, giữ vững liên hệ với quần chúng, chuyển hướng chỉ đạo chiến lược, nhấn mạnh vấn đề giải phóng dân tộc. Hội nghị Trung ương Đảng (6-11-1939) do Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ chủ trì đã đề ra mục tiêu đánh đổ đế quốc, giành độc lập hoàn toàn.
Ngày 23-9-1940, phát xít Nhật chiếm Lạng Sơn, ném bom Hải Phòng và đổ bộ lên Đồ Sơn. Ngày 27-9-1940, Nhân dân Bắc Sơn (Lạng Sơn) dưới sự lãnh đạo của đảng bộ đã khởi nghĩa. Đó là cuộc khởi nghĩa mở đầu phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Dương. Hội nghị lần thứ 7 của Trung ương Đảng (11-1940) tiếp tục chủ trương giải phóng dân tộc, duy trì lực lượng vũ trang Bắc Sơn, xây dựng căn cứ địa cách mạng. Hội nghị quyết định đình chỉ cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ vì điều kiện chưa chín muồi, nhưng vì lệnh đình chỉ tới chậm, khởi nghĩa Nam Kỳ vẫn nổ ra vào ngày 23-11-1940 và bị địch đàn áp đẫm máu. Ngày 13-1-1941, binh lính đồn chợ Rạng (Đô Lương – Nghệ An) cũng nổi dậy, nhưng nhanh chóng thất bại. Các cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn và binh biến Đô Lương báo hiệu cuộc khởi nghĩa toàn quốc, là bước đầu của thời kỳ đấu tranh vũ trang cách mạng ở nước ta.
Ngày 28-1-1941, sau 30 năm hoạt động ở nước ngoài, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trở về nước cùng Trung ương Đảng trực tiếp lãnh đạo cách mạng. Từ ngày 10 đến ngày 19-5-1941, Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp ở Pác Bó (Cao Bằng) do Nguyễn Ái Quốc chủ trì. Sau khi phân tích tình hình thế giới và trong nước, Hội nghị quyết định nêu cao ngọn cờ giải phóng dân tộc, thành lập Mặt trận Việt Minh để tập hợp và tổ chức lực lượng quần chúng ở Việt Nam (ở Lào và Campuchia có mặt trận riêng). Hội nghị chủ trương đẩy mạnh xây dựng lực lượng vũ trang, căn cứ địa cách mạng, chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang, coi đó là nhiệm vụ trung tâm, tiến hành khởi nghĩa từng phần, tiến tới Tổng khởi nghĩa. Chú trọng công tác xây dựng Đảng, bầu Ban Chấp hành Trung ương mới, Hội nghị đã bầu đồng chí Trường Chinh làm Tổng Bí thư. Tháng 8-1943, căn cứ địa Bắc Sơn – Vũ Nhai và căn cứ địa Cao Bằng được nối liền và sau đó phát triển thành Khu giải phóng Việt Bắc. Từ căn cứ địa Bắc Sơn – Vũ Nhai, Cứu quốc quân đẩy mạnh hoạt động sang Thái Nguyên, Tuyên Quang. Năm 1943, phong trào đô thị cũng được đẩy mạnh.
Tháng 5-1944, Tổng bộ Việt Minh ra chỉ thị Sửa soạn khởi nghĩa. Tháng 8-1944, Đảng kêu gọi toàn dân Sắm vũ khí đuổi thù chung. Ngày 22-12-1944, đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập ở Cao Bằng, do đồng chí Võ Nguyên Giáp phụ trách.
Đầu năm 1939, chiến tranh thế giới lần thứ II bùng nổ. Theo dõi sát diễn biến của chiến tranh, Đảng ta nhận định: “Nếu cuộc chiến tranh thế giới lần trước đã đẻ ra Liên Xô, một nước xã hội chủ nghĩa, thì cuộc chiến tranh lần này sẽ đẻ ra nhiều nước xã hội chủ nghĩa, sẽ do đó mà cách mạng nhiều nước thành công”(2).
Nhận định của Đảng dựa trên cơ sở phân tích khoa học và lý luận cách mạng của Chủ nghĩa Mác – Lênin một cách biện chứng, khách quan, toàn diện, thể hiện tư duy nhạy bén của Đảng về quy luật vận động tất yếu: có áp bức, có đấu tranh. Nhận định này chứng minh tầm vóc, tư duy chiến lược của Đảng và Bác Hồ sớm nhận thấy quy luật vận động cách mạng, dự báo thời cơ cách mạng, nhanh chóng triển khai, thực hiện nhiệm vụ để thúc đẩy cách mạng từng bước phát triển. Tức là, không thụ động chờ thời cơ, mà sáng tạo, tích cực, chủ động tiến hành đấu tranh cách mạng, từng bước tạo thế, lực và thời, thúc đẩy thời cơ nhanh chóng chín muồi.
Do đó, trong thời gian này đã thông qua các Hội nghị Trung ương lần thứ 6, tháng 9/1939, tháng 9/1939 và Hội nghị trung ương lần thứ 8, tháng 5/1941, Hồ Chí Minh, Trung ương Đảng đã đề ra, hoàn chỉnh đường lối chung của cách mạng Việt Nam, Đông Dương và chủ trương đường lối về vấn đề chính quyền trong thời kỳ vận động cách mạng tháng Tám năm 1945. Công việc chuẩn bị về chính quyền và khởi nghĩa giành chính quyền được tiến hành từ Hội nghị Trung ương 6 (9/1939), nhưng được đẩy mạnh từ sau Hội nghị Trung ương 8 (5/1941).
Ngày 19/5/1941, Mặt trận Việt Minh chính thức thành lập, công bố Tuyên ngôn, Chương trình, Điều lệ đoàn kết hết thảy mọi lực lượng yêu nước toàn dân tộc đánh đuổi Pháp – Nhật cứu nước.
Một là, cao trào cách mạng (1930 – 1931) mà đỉnh cao là Xô viết Nghệ Tĩnh
Phong trào đấu tranh của Nhân dân ta trong những năm 1930 – 1931 tuân theo một quy luật chung là ở đâu có áp bức ở đó có đấu tranh. Thực tiễn lịch sử cho thấy trong cao trào cách mạng 1930 – 1931 và Xô viết Nghệ Tĩnh, công nông thể hiện một nghị lực cách mạng phi thường và sức mạnh to lớn. Hàng triệu nông dân đã đứng lên cùng với giai cấp công nhân phối hợp đấu tranh chống đế quốc, phong kiến. Đó là nhờ Cương lĩnh đầu tiên của Đảng đúng đắn, gắn nhiệm vụ chống đế quốc với nhiệm vụ chống phong kiến, thực hiện giải phóng dân tộc và ruộng đất cho dân cày, đáp ứng nguyện vọng thiết tha của công nông.
Thực dân Pháp và tay sai đã đàn áp dã man cao trào cách mạng của Nhân dân ta. Cao trào cách mạng 1930 – 1931 và Xô viết Nghệ Tĩnh tuy chỉ tồn tại trong thời gian ngắn, nhưng đã khẳng định sự đúng đắn của đường lối cách mạng Việt Nam, khẳng định vai trò và năng lực của Đảng trong cách mạng giải phóng dân tộc. Đã hình thành trong thực tế khối liên minh công nông và phát huy sức mạnh của khối liên minh đó. Cao trào cách mạng 1930 – 1931 là cuộc tổng diễn tập đầu tiên của Đảng và quần chúng cách mạng, chuẩn bị cho thắng lợi của Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.
Hai là, cao trào vận động dân chủ (1936 – 1939)
Trong thời gian này tình hình thế giới có những diễn biến đáng chú ý. Sự ra đời chủ nghĩa phát xít ở Italia và Đức, sự xuất hiện của chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản, đã trực tiếp đe dọa hòa bình, dân chủ và tiến công vào phong trào cách mạng thế giới…
Ở Việt Nam, vào cuối năm 1931, cách mạng nước ta bước vào thời kỳ thoái trào. Thực dân Pháp thi hành chính sách đàn áp khủng bố rất tàn bạo, nhất là đối với Nhân dân Nghệ An, Hà Tĩnh. Cơ quan Trung ương, các xứ ủy Nam Kỳ, Trung Kỳ, Bắc Kỳ, nhiều cơ quan tỉnh, huyện, xã bị phá vỡ hầu hết. Kẻ địch định dìm phong trào cách mạng của quần chúng trong biển máu, tình hình đen tối tưởng như không có đường ra. Cách mạng đứng trước thử thách lớn.
Do tinh thần yêu nước, thiết tha với độc lập, tự do của Nhân dân ta và lòng trung thành, ý chí đấu tranh kiên cường của cán bộ, đảng viên, cách mạng đã nhanh chóng ra khỏi thời kỳ thoái trào, tiến lên một cao trào mới, cao trào vận động dân chủ 1936 – 1939. Cao trào này thật sự là phong trào cách mạng, đánh dấu sự trưởng thành của Đảng trong việc đề ra mục tiêu và phương pháp đấu tranh thích hợp, mang lại những quyền lợi thiết thực cho quần chúng, qua đó mà tập hợp, giác ngộ quần chúng cách mạng tiến tới hình thành đạo quân chính trị rộng lớn, phát huy được sức mạnh của quần chúng. Cao trào có ý nghĩa như cuộc tổng diễn tập thứ hai, chuẩn bị cho cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945, để lại nhiều bài học quý báu, trong đó có bài học về công tác mặt trận, về sử dụng linh hoạt các hình thức tổ chức và phương pháp đấu tranh.
Ba là, cao trào giải phóng dân tộc (1939 – 1945). Cách mạng Tháng Tám thành công
Sau khi Chiến tranh thế giới lần thứ hai bùng nổ (1-9-1939), thực dân Pháp phát xít hóa bộ máy thống trị và thẳng tay đàn áp phong trào cách mạng Đông Dương. Đảng nhanh chóng rút vào hoạt động bí mật, giữ vững liên hệ với quần chúng, chuyển hướng chỉ đạo chiến lược, nhấn mạnh vấn đề giải phóng dân tộc. Hội nghị Trung ương Đảng (6-11-1939) do Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ chủ trì đã đề ra mục tiêu đánh đổ đế quốc, giành độc lập hoàn toàn.
Ngày 23-9-1940, phát xít Nhật chiếm Lạng Sơn, ném bom Hải Phòng và đổ bộ lên Đồ Sơn. Ngày 27-9-1940, Nhân dân Bắc Sơn (Lạng Sơn) dưới sự lãnh đạo của đảng bộ đã khởi nghĩa. Đó là cuộc khởi nghĩa mở đầu phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Dương. Hội nghị lần thứ 7 của Trung ương Đảng (11-1940) tiếp tục chủ trương giải phóng dân tộc, duy trì lực lượng vũ trang Bắc Sơn, xây dựng căn cứ địa cách mạng. Hội nghị quyết định đình chỉ cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ vì điều kiện chưa chín muồi, nhưng vì lệnh đình chỉ tới chậm, khởi nghĩa Nam Kỳ vẫn nổ ra vào ngày 23-11-1940 và bị địch đàn áp đẫm máu. Ngày 13-1-1941, binh lính đồn chợ Rạng (Đô Lương – Nghệ An) cũng nổi dậy, nhưng nhanh chóng thất bại. Các cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn và binh biến Đô Lương báo hiệu cuộc khởi nghĩa toàn quốc, là bước đầu của thời kỳ đấu tranh vũ trang cách mạng ở nước ta.
Ngày 28-1-1941, sau 30 năm hoạt động ở nước ngoài, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trở về nước cùng Trung ương Đảng trực tiếp lãnh đạo cách mạng. Từ ngày 10 đến ngày 19-5-1941, Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp ở Pác Bó (Cao Bằng) do Nguyễn Ái Quốc chủ trì. Sau khi phân tích tình hình thế giới và trong nước, Hội nghị quyết định nêu cao ngọn cờ giải phóng dân tộc, thành lập Mặt trận Việt Minh để tập hợp và tổ chức lực lượng quần chúng ở Việt Nam (ở Lào và Campuchia có mặt trận riêng). Hội nghị chủ trương đẩy mạnh xây dựng lực lượng vũ trang, căn cứ địa cách mạng, chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang, coi đó là nhiệm vụ trung tâm, tiến hành khởi nghĩa từng phần, tiến tới Tổng khởi nghĩa. Chú trọng công tác xây dựng Đảng, bầu Ban Chấp hành Trung ương mới, Hội nghị đã bầu đồng chí Trường Chinh làm Tổng Bí thư. Tháng 8-1943, căn cứ địa Bắc Sơn – Vũ Nhai và căn cứ địa Cao Bằng được nối liền và sau đó phát triển thành Khu giải phóng Việt Bắc. Từ căn cứ địa Bắc Sơn – Vũ Nhai, Cứu quốc quân đẩy mạnh hoạt động sang Thái Nguyên, Tuyên Quang. Năm 1943, phong trào đô thị cũng được đẩy mạnh.
Tháng 5-1944, Tổng bộ Việt Minh ra chỉ thị Sửa soạn khởi nghĩa. Tháng 8-1944, Đảng kêu gọi toàn dân Sắm vũ khí đuổi thù chung. Ngày 22-12-1944, đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập ở Cao Bằng, do đồng chí Võ Nguyên Giáp phụ trách.
Đầu năm 1939, chiến tranh thế giới lần thứ II bùng nổ. Theo dõi sát diễn biến của chiến tranh, Đảng ta nhận định: “Nếu cuộc chiến tranh thế giới lần trước đã đẻ ra Liên Xô, một nước xã hội chủ nghĩa, thì cuộc chiến tranh lần này sẽ đẻ ra nhiều nước xã hội chủ nghĩa, sẽ do đó mà cách mạng nhiều nước thành công”(2).
Nhận định của Đảng dựa trên cơ sở phân tích khoa học và lý luận cách mạng của Chủ nghĩa Mác – Lênin một cách biện chứng, khách quan, toàn diện, thể hiện tư duy nhạy bén của Đảng về quy luật vận động tất yếu: có áp bức, có đấu tranh. Nhận định này chứng minh tầm vóc, tư duy chiến lược của Đảng và Bác Hồ sớm nhận thấy quy luật vận động cách mạng, dự báo thời cơ cách mạng, nhanh chóng triển khai, thực hiện nhiệm vụ để thúc đẩy cách mạng từng bước phát triển. Tức là, không thụ động chờ thời cơ, mà sáng tạo, tích cực, chủ động tiến hành đấu tranh cách mạng, từng bước tạo thế, lực và thời, thúc đẩy thời cơ nhanh chóng chín muồi.
Do đó, trong thời gian này đã thông qua các Hội nghị Trung ương lần thứ 6, tháng 9/1939, tháng 9/1939 và Hội nghị trung ương lần thứ 8, tháng 5/1941, Hồ Chí Minh, Trung ương Đảng đã đề ra, hoàn chỉnh đường lối chung của cách mạng Việt Nam, Đông Dương và chủ trương đường lối về vấn đề chính quyền trong thời kỳ vận động cách mạng tháng Tám năm 1945. Công việc chuẩn bị về chính quyền và khởi nghĩa giành chính quyền được tiến hành từ Hội nghị Trung ương 6 (9/1939), nhưng được đẩy mạnh từ sau Hội nghị Trung ương 8 (5/1941).
Ngày 19/5/1941, Mặt trận Việt Minh chính thức thành lập, công bố Tuyên ngôn, Chương trình, Điều lệ đoàn kết hết thảy mọi lực lượng yêu nước toàn dân tộc đánh đuổi Pháp – Nhật cứu nước.