Qua 2 văn bản lão hạc và tức nước vỡ bờ em hiểu gì về số phận và phẩm chất của người nông dân
0 bình luận về “Qua 2 văn bản lão hạc và tức nước vỡ bờ em hiểu gì về số phận và phẩm chất của người nông dân”
Vẻ đẹp nhân cách cùng số phận bế tắc của người nông dân trong xã hội cũ được thể hiện rất rõ trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” của Ngô Tất Tố và “Lão Hạc” của Nam Cao. Thật vậy, cuộc đời của họ đã được tái hiện rất chân thực và thành công trong hai trích đoạn trên. Về vẻ đẹp, cả nhân vật lão Hạc và chị Dậu đều là những người rất giàu tình yêu thương. Chị Dậu là người vợ có tình yêu thương chồng tha thiết, điều này được thể hiện rất rõ qua từng cử chỉ chị chăm sóc người chồng đau ốm: bước rón rén, nấu cháo cho chồng ăn,… Không những vậy, tình yêu thương chồng tha thiết chính là động lực và nguồn sức mạnh để một người nông dân thấp cổ bé họng như chị dám đứng lên đánh lại cai lệ và người nhà lí trưởng. Vì chồng, chị nhún nhường để cầu xin chúng tha cho chồng chị; nhưng về sau khi chúng nhất định mang chồng chị đi đánh trói,chị đã lăn xả đánh lại bọn chúng để bảo vệ chồng đến cùng. Cũng như chị Dậu, lão Hạc là người rất yêu thương con trai mình. Thương con trai vì không đủ tiền cưới vợ nên bỏ đi đồn điền cao su, lão đã chăm sóc tử tế cho kỷ vật con lão để lại: cậu Vàng. Càng thương con bao nhiêu, lão càng chấp nhận sống cuộc đời khổ sở bấy nhiêu: ăn củ ráy, sung luộc, rau má,…Tận cùng của bế tắc nghèo khổ, lão đã chọn cách tự tử để bảo toàn tài sản cho con trai trở về và nhờ ông giáo trông coi mảnh đất mà anh con trai sẽ thừa kế. Tiếp theo, chúng ta có thể thấy, nếu như chị Dậu là người phụ nữ có tinh thần phản kháng mạnh mẽ thì lão Hạc là người tìm đến cái chết để không bị tha hóa. Đối lập lại với cai lệ và người nhà lí trưởng là những kẻ có sức vóc và được pháp luật bảo vệ, chị Dậu là người phụ nữ thấp cổ bé họng, là trụ cột của một gia đình;thế nhưng khi bị dồn vào tận cùng bế tắc, chị đã chống lại bọn chúng, đây chính là sự đấu tranh cho công bằng, cho sự phản kháng của chị. Còn lão Hạc đã tìm đến bả chó để tự vẫn; như một sự tự trừng phạt lương tâm và để kết thúc tháng ngày đói kém tuyệt vọng chứ quyết không đi theo vết xe đổ của Binh Tư. Về số phận người nông dân trước Cách mạng tháng tám, đầu tiên chúng ta có thể thấy họ là những con người nghèo khổ. Chị Dậu vì đóng sưu cho chồng mà bán con, bán chó; những đồng sưu thuế ấy đè nặng lên vai người vợ tần tảo như chị. Vì sưu thuế mà anh Dậu bị đánh trói ở đình, nhà chị Dậu rơi vào cảnh khốn khó. Còn lão Hạc, vì nghèo mà phải bán người bạn thân nhất là cậu Vàng rồi kết thúc bằng cái chết đau đớn ám ảnh. Thứ hai trong số phận người nông dân xưa là họ đều bị dồn vào bế tắc cuộc sống.Chị Dậu bị áp bức đến mức dám đánh lại người nhà quan còn lão Hạc thì bế tắc đến mức phải chết bằng bả chó. Tóm lại, người nông dân trong xã hội cũ tuy có số phận đau khổ nhưng nhân cách thanh cao, tốt đẹp, giàu lòng yêu thương.
Bằng ngòi bút hiện thực sinh động, hai đoạn văn đã kể lại một cách chân thực số phận đau thương của người nông dân trong xã hội cũ và phẩm chất cao quý tiềm tàng của họ. Đồng thời truyện còn cho thấy tấm lòng yên thương với người nông dân với nghệ thuật đặc sắc. Tác giả đã vạch trần được bộ mặt tàn ác, bất nhân của xã hội phong kiến đương thời, khiến họ phải liều mạng.
Vẻ đẹp nhân cách cùng số phận bế tắc của người nông dân trong xã hội cũ được thể hiện rất rõ trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” của Ngô Tất Tố và “Lão Hạc” của Nam Cao. Thật vậy, cuộc đời của họ đã được tái hiện rất chân thực và thành công trong hai trích đoạn trên. Về vẻ đẹp, cả nhân vật lão Hạc và chị Dậu đều là những người rất giàu tình yêu thương. Chị Dậu là người vợ có tình yêu thương chồng tha thiết, điều này được thể hiện rất rõ qua từng cử chỉ chị chăm sóc người chồng đau ốm: bước rón rén, nấu cháo cho chồng ăn,… Không những vậy, tình yêu thương chồng tha thiết chính là động lực và nguồn sức mạnh để một người nông dân thấp cổ bé họng như chị dám đứng lên đánh lại cai lệ và người nhà lí trưởng. Vì chồng, chị nhún nhường để cầu xin chúng tha cho chồng chị; nhưng về sau khi chúng nhất định mang chồng chị đi đánh trói,chị đã lăn xả đánh lại bọn chúng để bảo vệ chồng đến cùng. Cũng như chị Dậu, lão Hạc là người rất yêu thương con trai mình. Thương con trai vì không đủ tiền cưới vợ nên bỏ đi đồn điền cao su, lão đã chăm sóc tử tế cho kỷ vật con lão để lại: cậu Vàng. Càng thương con bao nhiêu, lão càng chấp nhận sống cuộc đời khổ sở bấy nhiêu: ăn củ ráy, sung luộc, rau má,…Tận cùng của bế tắc nghèo khổ, lão đã chọn cách tự tử để bảo toàn tài sản cho con trai trở về và nhờ ông giáo trông coi mảnh đất mà anh con trai sẽ thừa kế. Tiếp theo, chúng ta có thể thấy, nếu như chị Dậu là người phụ nữ có tinh thần phản kháng mạnh mẽ thì lão Hạc là người tìm đến cái chết để không bị tha hóa. Đối lập lại với cai lệ và người nhà lí trưởng là những kẻ có sức vóc và được pháp luật bảo vệ, chị Dậu là người phụ nữ thấp cổ bé họng, là trụ cột của một gia đình;thế nhưng khi bị dồn vào tận cùng bế tắc, chị đã chống lại bọn chúng, đây chính là sự đấu tranh cho công bằng, cho sự phản kháng của chị. Còn lão Hạc đã tìm đến bả chó để tự vẫn; như một sự tự trừng phạt lương tâm và để kết thúc tháng ngày đói kém tuyệt vọng chứ quyết không đi theo vết xe đổ của Binh Tư. Về số phận người nông dân trước Cách mạng tháng tám, đầu tiên chúng ta có thể thấy họ là những con người nghèo khổ. Chị Dậu vì đóng sưu cho chồng mà bán con, bán chó; những đồng sưu thuế ấy đè nặng lên vai người vợ tần tảo như chị. Vì sưu thuế mà anh Dậu bị đánh trói ở đình, nhà chị Dậu rơi vào cảnh khốn khó. Còn lão Hạc, vì nghèo mà phải bán người bạn thân nhất là cậu Vàng rồi kết thúc bằng cái chết đau đớn ám ảnh. Thứ hai trong số phận người nông dân xưa là họ đều bị dồn vào bế tắc cuộc sống.Chị Dậu bị áp bức đến mức dám đánh lại người nhà quan còn lão Hạc thì bế tắc đến mức phải chết bằng bả chó. Tóm lại, người nông dân trong xã hội cũ tuy có số phận đau khổ nhưng nhân cách thanh cao, tốt đẹp, giàu lòng yêu thương.
Bằng ngòi bút hiện thực sinh động, hai đoạn văn đã kể lại một cách chân thực số phận đau thương của người nông dân trong xã hội cũ và phẩm chất cao quý tiềm tàng của họ. Đồng thời truyện còn cho thấy tấm lòng yên thương với người nông dân với nghệ thuật đặc sắc. Tác giả đã vạch trần được bộ mặt tàn ác, bất nhân của xã hội phong kiến đương thời, khiến họ phải liều mạng.