Qua bài thơ ” Bánh trôi nước ” hay viết 1 đoạn văn từ 8 – 10 câu nói về thân phận của người phụ nữ . Trong đó có sử dụng 1 từ ghép đẳng lập ( gạch châ

Qua bài thơ ” Bánh trôi nước ” hay viết 1 đoạn văn từ 8 – 10 câu nói về thân phận của người phụ nữ . Trong đó có sử dụng 1 từ ghép đẳng lập ( gạch chân và chỉ rõ ) , ( ghi số câu khi kết thúc 1 câu )

0 bình luận về “Qua bài thơ ” Bánh trôi nước ” hay viết 1 đoạn văn từ 8 – 10 câu nói về thân phận của người phụ nữ . Trong đó có sử dụng 1 từ ghép đẳng lập ( gạch châ”

  1. Người phụ nữ Việt Nam có thể hóa thân vào những chiếc bánh dân dã đáng yêu ấy. Bà không dùng “khuôn mặt hình trái xoan”, hay “đôi mày hình lá liễu” để mô tả vẻ đẹp quý phái của phụ nữ , trái lại bà dùng hình tượng “tròn”, “trắng” để cho ta có thể liên tưởng đến một vẻ đẹp mạnh mẽ, xinh xắn. Bên cạnh đó, điệp từ “vừa” càng làm tăng thêm sự tự hào về vẻ đẹp ngoại hình của người phụ nữ Việt Nam. Người phụ nữ Việt Nam mạnh khỏe, xinh xắn, đáng yêu là thế, còn cuộc đời của họ thì sao? Trong xã hội phong kiến xưa, số phận người phụ nữ cũng lênh đênh chìm nổi như chiếc bánh trôi nước trong nồi. Cuộc đời long đong, gian truân đầy sóng gió dường như đã dành sẵn cho người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến, nghe như một tiếng than thầm, cam chịu, nhưng cũng phảng phất vẻ cao ngạo của họ. Cũng nổi, cũng chìm, nhưng lại nổi chìm “với nước non”. Cuộc đời có bạc bẽo, bất công, cuộc sống có gian khổ, long đong như thế nào chăng nữa, người phụ nữ vẫn giữ được sự son sắt, thủy chung cùng những phẩm chất tốt đẹp của mình. Đó là sự khẳng định của bà và đó cũng chính là phẩm chất cao quý của người phụ nữ Việt Nam. Với hình tượng cái bánh trôi nước, Hồ xuân Hương đã nói lên được vẻ đẹp, phẩm chất trong trắng, son sắt của người phụ nữ, đồng thời cũng đã đề cập đến một vấn đề xã hội rộng lớn đối với người phụ nữ – sự bình đẳng giới

    Bình luận

Viết một bình luận