Qua bài thơ Thương Vợ anh (chị) có nhận xét gì về tâm sự và vẻ đẹp nhân cách của Tú Xương?

Qua bài thơ Thương Vợ anh (chị) có nhận xét gì về tâm sự và vẻ đẹp nhân cách của Tú Xương?

0 bình luận về “Qua bài thơ Thương Vợ anh (chị) có nhận xét gì về tâm sự và vẻ đẹp nhân cách của Tú Xương?”

  1.  Bài Thương vợ đã thể hiện rất rõ nỗi lòng thương vợ của nhà thơ. Ông kể những nỗi vất vả, những đức tính phẩm chất đạo đức cao đẹp của bà để nói lên tình thương vợ sâu sắc. Qua lời tự “chửi” mình điều đó cũng chứng minh được tấm lòng của nhà thơ đối với bà Tú. Lời chửi trong hai câu kết là Tú Xương đang tự chửi mát mình nhưng lại mang ý nghĩa xã hội sâu sắc. Ông chửi “thói đời”, đã khiến bà Tú phải khổ. Tất cả đều chứng minh tấm lòng của nhà thơ đối với bà Tú.

    Bình luận
  2. – tâm sự: trân trọng ng phụ nữ của mk khi ông viết về đức tính chịu thương chịu khó của bà Tú, nhận thấy được mình là một gánh nặng của vợ, nên mới coi mình như là một ” đứa con” ” Nuôi đủ năm con với một chồng”, và câu ” chửi” cuối bài cũng thấy đc sự thương tiếc của ông giành cho bà Tú khi ” có chồng hờ hũng cũng như không” 

    – nhân cách: nhân cách tốt đẹp vì k coi sự hi sinh của ng phụ nữ là sự đương nhiên. Đặc biệt là ông có rành hẳn một bài thơ ( một tập thơ) để ca ngợi ng vợ trong khi đó là thời phong kiến trọng nam khinh nữ. Và hơn nữa, Tú Xương còn nhận lỗi về mình, nhận ra sự vất vả của vợ là vì gđ và vì lí tưởng của ông. Đăt vào thời đó có thể nói Tú Xương là một đại trượng phu có nhân cách đáng quý

    * Nếu phải viết bài văn nên chia luận điểm thành 2 phần rõ ràng để dễ phân tích chứ đừng phân tích theo câu thơ, vì như thế khó viết mà luận điểm k rõ ràng nữa 

    Bình luận

Viết một bình luận