Qua bài thơ Tĩnh dạ tứ em có suy nghĩ j về tình yêu quê hương đất nước thời nay

Qua bài thơ Tĩnh dạ tứ em có suy nghĩ j về tình yêu quê hương đất nước thời nay

0 bình luận về “Qua bài thơ Tĩnh dạ tứ em có suy nghĩ j về tình yêu quê hương đất nước thời nay”

  1. Tĩnh dạ tứ của Thi tiên Lý Bạch là bài thơ dạt dào cảm xúc về nỗi niềm, tình yêu quê hương đất nước trong người con xa quê. Còn trong thời đại hom nay, tình yêu quê hương đất nước của con người có những cung bậc của riêng nó. Yêu quê hương đất nước gắn với nỗi nhớ của người xa quê như Lý Bạch và cao hơn là sự đóng góp của người con xa xứ cho quê hương mình. Những Kiều bào dù ở xa xôi nhưng chưa bao giờ quên đi nơi chôn rau cắt rốn với những cử chỉ nghĩa tình gửi đến quê hương thân yêu. Với người dân trong đất nước VIệt Nam, yêu quê hương, đất nước chính là biết ra sức học tập dựng xây quê hương. Mỗi hành động tốt đẹp ta làm cho bản thân, ta làm cho người quanh ta cũng là tình yêu quê hương, đất nước. Hya lòng biết ơn của ta với quá khứ hào hùng của dân tộc, với máu xương của cha ông, đó cũng là biểu hiện cao đẹp của tình yêu quê hương, đất nước trong mỗi con người. Tuy vậy, không ít người luôn nhỏ nhen ích kỉ, vì tiền bạc mà làm xấu hình ảnh quê hương, vì lợi ích sẵn sàng bán rẻ mình để thành kẻ chảy máu chất xám. Thật đáng buồn cho sự biến chất của một bộ phận khong nhỏ con người hôm nay! Tình yêu quê hương, đất nước không cần nói ra, không cần phải quá cao cả nhưng nó sẽ luôn chân thành trong tim mỗi người với mong muốn dựng xây tổ quốc Việt Nam tươi đẹp! 

    Bình luận
  2. Em tham khảo đoạn văn sau nhé:

    Có ai đi xa mà chẳng nhớ về quê hương làng xóm. Nơi đã gắn bó máu thịt trong tâm hồn mỗi người chúng ta. Với Lý Bạch, thi nhân suốt đời chống kiếm lãng du luôn nặng tình với quê hương. Tình cảm ấy thể hiện da diết mãnh liệt, dâng trào, nó được nâng cánh bằng cảm hứng lãng mạn, bay bổng diệu kỳ qua bài “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh”. Đêm nay nhìn trăng sáng nơi quê người, nỗi lòng mãnh liệt, tha thiết trong lòng đứa con xa quê trỗi dậy, day dứt khôn nguôi. Ánh trăng thời trai trẻ năm nào trên núi Nga Mi hiện về. Quá khứ, hiện tại, quê nhà, quê người, thành công, thất bại, hy vọng.. đan xen trĩu nặng trong lòng tác giả, ánh trăng đêm nay sáng quá và nó gợi bao kỷ niệm. Hai hình ảnh “trăng sáng” và “cố hương” đi sóng đôi nhau biểu hiện một tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu quê hương tha thiết. Nhớ cố hương là nhớ tới gia đình, người thân, nhớ tới thời thơ ấu với bao mộng tưởng đẹp đẽ. Thế mới biết quê hương là những gì thiêng liêng nhất, một ngôi nhà, một góc phố, một cánh đồng, một dòng sông…

    Bình luận

Viết một bình luận