Qua bài thơ “Tức cảnh Pác Bó”, có thể thấy rõ Bác Hồ cảm thấy vui thích, thoải mái khi sống giữa thiên nhiên. Nguyễn Trãi cũng từng ca ngợi “thú lâm t

By Valerie

Qua bài thơ “Tức cảnh Pác Bó”, có thể thấy rõ Bác Hồ cảm thấy vui thích, thoải mái khi sống giữa
thiên nhiên. Nguyễn Trãi cũng từng ca ngợi “thú lâm tuyền” trong bài “ Côn sơn
ca”. Hãy cho biết “thú lâm tuyền” ở Nguyễn Trãi và ở Bác có gì giống và khác
nhau?

0 bình luận về “Qua bài thơ “Tức cảnh Pác Bó”, có thể thấy rõ Bác Hồ cảm thấy vui thích, thoải mái khi sống giữa thiên nhiên. Nguyễn Trãi cũng từng ca ngợi “thú lâm t”

  1. Thú vui “lâm tuyền” của Hồ Chí Minh và Nguyễn Trãi:

      – Giống nhau:

       + Đều sống hòa hợp, vui vẻ, chan hòa với tự nhiên.

       + Thuận theo tự nhiên, lấy tự nhiên là nhà.

      – Khác nhau:

       + Nguyễn Trãi: bất lực trước thực tại nên lui về ở ẩn, “lánh đục về trong”, tự tìm đến cuộc sống ẩn sĩ “an bần lạc đạo”.

       + Hồ Chí Minh: ở giữa thiên nhiên do điều kiện cách mạng bắt buộc, Bác thiếu thốn mọi thứ từ đồ dùng, thực phẩm, cho tới nhà ở. Người hoạt động cách mạng, tìm đường hướng cứu nước giúp đời.

    MONG BẠN CHO CÂU HỎI HAY NHẤT

    Trả lời
  2. So sánh “thú lâm tuyền” của Bác Hồ với Nguyễn Trãi:

    *Giống nhau: Cả Bác và Nguyễn Trãi đều muốn sống gần gũi với thiên nhiên rừng núi, hòa mình cùng với thiên nhiên, làm bạn cùng hoa, cỏ, gió, trăng, nghe suối chảy, chim ca,…

    *Khác nhau:

    – Nguyễn Trãi tìm đến với thiên nhiên là để trốn đời, lánh đục về trong, tránh xa thực tế cuộc sống nhiễu nhương.

    – Bác Hồ sống hòa hợp với thiên nhiên nhưng không “lánh đời” mà Bác đang tìm cách cứu nước, cứu dân thoát khỏi chế độ phong kiến suy tàn và sự thống trị của thực dân Pháp.

    Trả lời

Viết một bình luận