Qua cách mạng tháng 8 , ta rút ra được bài học gì trong việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc ngày nay ?

Qua cách mạng tháng 8 , ta rút ra được bài học gì trong việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc ngày nay ?

0 bình luận về “Qua cách mạng tháng 8 , ta rút ra được bài học gì trong việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc ngày nay ?”

  1. 1. Thời cơ khởi nghĩa giành chính quyền là thời điểm hội tụ những điều kiện chủ quan và khách quan chín muồi cho phép phát động cuộc tổng khởi nghĩa giành thắng lợi. Do đó, việc đánh giá và xác định đúng thời cơ, hành động kịp thời là một trong những nhân tố quan trọng bảo đảm thắng lợi của cách mạng.

    Về vấn đề này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Làm cách mệnh phải biết dựa vào thời cơ và phải nhìn chung phong trào mọi nơi, mọi chốn mới chắc thắng!”. Ngày 15-2-1944, trong bài “Bóc trần mưu gian của đế quốc Nhật! Thống nhất hành động đánh đổ thù chung!” đăng trên Báo Cờ Giải phóng, Tổng Bí thư Trường Chinh xác định sớm hay muộn cuộc đấu súng Nhật – Pháp nhất định sẽ xảy ra. Từ đó đến đầu năm 1945, vấn đề “cuộc đảo chính của phát xít Nhật” luôn được nhắc tới trong những tài liệu của Đảng, định hướng công tác chuẩn bị phong trào cách mạng cho thời điểm “đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”. Vì thế, khi Nhật đảo chính hất cẳng Pháp nổ ra vào đêm 9-3-1945, Đảng ta không bất ngờ, bị động trước thời cuộc, mà trái lại, đã chủ động vạch ra những nhiệm vụ chiến lược đúng đắn để đưa cách mạng tiếp tục tiến lên.

    Ngay trong đêm “Nhật – Pháp bắn nhau”, từ chập tối, Hội nghị Thường vụ Trung ương Đảng mở rộng, dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Trường Chinh đã họp và ra Chỉ thị lịch sử “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”. Trong bản Chỉ thị ra đời ngày 12-3-1945 này, Trung ương Đảng ngoài việc xác định kẻ thù mới và đề ra khẩu hiệu đấu tranh mới, còn dự báo hai khả năng làm xuất hiện “thời cơ” cho nhân dân ta vùng dậy giành chính quyền trên cả nước. Một là, quân Đồng minh vào Đông Dương đánh Nhật. Hai là, Nhật đầu hàng Đồng minh.

    Dưới ánh sáng của bản Chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”, các cấp bộ Đảng từ Trung ương đến địa phương đã theo dõi sát sao diễn biến mặt trận Thái Bình Dương. Sau khi thua trận ở khắp nơi, trưa 15-8-1945, phát xít Nhật tuyên bố đầu hàng các lực lượng Đồng minh.

    Như vậy, thời cơ khởi nghĩa giành chính quyền như Đảng ta dự báo đã đến. Lúc này, dù đang ốm nặng, tại lán Nà Lừa, Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang, lãnh tụ Hồ Chí Minh thể hiện quyết tâm: “Lúc này thời cơ đã đến, dù hy sinh đến đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập”. Ngày 14-8-1945, Hội nghị toàn quốc của Đảng khai mạc tại Tân Trào, nhận định: “Cơ hội rất tốt cho ta giành quyền độc lập đã tới”. Hội nghị vừa kết thúc, ngày 16-8-1945, Đại hội Quốc dân được tổ chức ngay tại Tân Trào, quyết định phát động cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trên cả nước.

    Tuy nhiên, trong Cách mạng Tháng Tám, thời cơ tồn tại một cách khách quan trong vòng 20 ngày, bắt đầu từ khi Nhật hoàng Hirohito tuyên bố đầu hàng và kết thúc khi quân Đồng minh vào tước khí giới quân Nhật ở nước ta kể từ ngày 5-9 theo tinh thần Hội nghị Potsdam. Nếu phát động Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trên toàn quốc trước ngày 15-8-1945 khi quân Nhật còn mạnh và sau ngày 5-9-1945 trên đất nước có nhiều kẻ thù, cách mạng đều khó có khả năng thành công. Đảng và nhân dân ta đã chớp thời cơ, tiến hành Tổng khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi trong “ngưỡng thời gian khắc nghiệt đó”.

    Kế thừa, vận dụng bài học nắm bắt thời cơ trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945, trong kháng chiến chống Pháp, nhờ biết nắm bắt thời cơ, phân tích tình hình, thế trận địch – ta, quân dân ta đã đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác và cuối cùng là chiến thắng Điện Biên Phủ (7-5-1954) lịch sử.

    Bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ, chúng ta đã nhiều lần vận dụng thành công bài học về nắm bắt thời cơ. Điển hình như năm 1972, chớp thời cơ nội bộ chính phủ Mỹ có sự xáo trộn, phong trào phản đối chiến tranh trong nhân dân Mỹ dâng cao, Đảng đã lãnh đạo tiến hành cuộc tiến công chiến lược thắng lợi, tiếp đó là đánh thắng cuộc tập kích đường không trên bầu trời Hà Nội và một số tỉnh, thành phố miền Bắc cuối năm 1972, buộc Mỹ phải ngồi vào bàn đàm phán, ký Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam (ngày 27-1-1973). Tiếp đó, khi thời cơ xuất hiện, ngay lập tức, Trung ương Đảng và Quân ủy Trung ương đã họp, quyết định rút ngắn kế hoạch chiến lược giải phóng miền Nam từ hai năm 1975-1976 xuống còn một năm (1975) và cuối cùng là thực hiện thắng lợi cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).

    2. Trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, chúng ta tiếp tục vận dụng thành công bài học về nắm bắt thời cơ. Năm 1986, Đảng ta kịp thời nắm bắt tình hình, tận dụng thời cơ có sự chuyển biến trong lý luận và nhận thức để tiến hành công cuộc đổi mới đất nước, đưa Việt Nam thoát ra khỏi những khó khăn của thời kỳ bao cấp. Năm 1991, biến cố chính trị ở Liên Xô và các nước Đông Âu đã đặt chúng ta đứng trước nhiều thách thức to lớn, nhưng Việt Nam đã vượt qua, chuyển hóa khó khăn thành cơ hội để giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, nhưng cũng uyển chuyển, linh hoạt “Dĩ bất biến, ứng vạn biến” trong hoạt động ngoại giao để mở rộng quan hệ với nhiều nước trên thế giới.

    Những năm sau đó, Việt Nam đã nắm bắt tốt thời thế để bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ (1995); gia nhập Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN – năm 1995); năm 2007 gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO); được bầu làm Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2008-2009 và 2020-2021… Đến nay, Việt Nam có quan hệ ngoại giao với trên 200 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó xác lập nhiều quan hệ đối tác chiến lược, đối tác toàn diện; là thành viên chính thức của nhiều tổ chức quốc tế và khu vực; tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do, nhất là các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Vị thế, uy tín của Việt Nam ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế thông qua vai trò then chốt trong những tổ chức khu vực và quốc tế, tổ chức thành công các sự kiện quan trọng, thực hiện tốt nghĩa vụ tham gia các hoạt động giữ gìn hòa bình của Liên hợp quốc…

    Có thể nói, sự nghiệp đổi mới và hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay diễn ra trong bối cảnh có nhiều thời cơ, vận hội mới; đồng thời, cũng phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức, đặc biệt là những biến động nhanh chóng của tình hình quốc tế, khu vực; những diễn biến phức tạp trên Biển Đông và dịch Covid-19, nhưng chúng ta luôn tin tưởng, một Đảng đã biết phát huy sức mạnh của cả một dân tộc để dân tộc đó đứng lên, đem hết tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giành và giữ vững độc lập, tự do của Tổ quốc, thì Đảng đó nhất định sẽ lãnh đạo thành công sự nghiệp đổi mới và hội nhập quốc tế vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Đó cũng chính là việc vận dụng thành công những bài học từ lịch sử, trong đó có bài học nắm bắt thời cơ trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945.

    Bình luận

Viết một bình luận