Qua cuộc khởi nghĩa Lam Sơn em có nhận xét gì về chiến lược quân sư”đánh vào lòng người” của Lê Lợi và Nguyễn Trãi?
0 bình luận về “Qua cuộc khởi nghĩa Lam Sơn em có nhận xét gì về chiến lược quân sư”đánh vào lòng người” của Lê Lợi và Nguyễn Trãi?”
Đánh vào lòng người là chiến lược cơ bản đã được Nguyễn Trãi dâng lên Lê Lợi trong Bình Ngô sách, góp phần quyết định vào cuộc kháng chiến chống quân Minh.
Trong Ức Trai di tập, Nguyễn Trãi chỉ chú trọng “đánh vào lòng người”. Tâm công kế là chủ trương đánh vào lòng địch với hai phương thức chủ yếu là dụ hàng các tướng lĩnh, binh sĩ địch và ngụy quân, khi thì để hòa hoãn tạm thời với địch để bảo toàn lực lượng, khi ưu thế thuộc về nghĩa quân thì dùng lý lẽ để buộc địch chấm dứt chiến tranh, rút quân về nước.
Trong khởi nghĩa Lam Sơn, Lê Lợi, Nguyễn Trãi đã triệt để tiến công ngoại giao, kết hợp với đấu tranh quân sự. Khi quân địch bị dồn vào thế bất lợi, nghĩa quân Lam Sơn không tiến hành đánh địch ngay mà kết hợp giữa việc bao vây và kêu gọi kẻ địch đầu hàng. Đây là nét đặc sắc trong nghệ thuật tiến hành chiến tranh của Nguyễn Trãi.
Coi trọng đánh vào tinh thần, tư tưởng quân địch, làm suy sụp ý chí chiến đấu của chúng, thực hiện “không đánh mà thắng”. Đó là một trong những tư tưởng quân sự xuyên suốt và độc đáo nhất của Nguyễn Trãi.
Thực hiện tâm công kế, trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, Nguyễn Trãi 5 lần trực tiếp vào thành quân Minh vận động chúng đầu hàng, bản thân ông cũng đã nhân danh Lê Lợi và nghĩa quân viết trên 60 bức thư cho các viên tướng chỉ huy của nhà Minh như Vương Thông, Sơn Thọ, Phương Chính, Thái Phúc, Dã Tung, Liễu Thăng… để lên án hành động của quân xâm lược và dụ chúng đầu hàng để tránh phải đối đầu trực tiếp//////////
Theo quan điểm của Nguyễn Trãi, đánh vào tinh thần là trước tiên, rồi mới đánh vào thành trì. Trong 15 thành quân Minh trấn giữ, nghĩa quân chỉ tiêu diệt hai thành bằng bạo lực vũ trang, số còn lại đều bằng vận động, dụ hàng hoặc buộc địch phải giao nộp đại bản doanh của chúng.
Nhờ chiến thuật đúng đắn này, Nguyễn Trãi vừa tránh cho nghĩa quân Lam Sơn chỗ mạnh của quân Minh trong thời điểm lịch sử lúc bấy giờ, vừa tiết kiệm xương máu binh sĩ để kháng chiến lâu dài.
Bên cạnh vận động kẻ thù, Nguyễn Trãi cũng tích cực kêu gọi ngụy quân lầm đường lạc lối quay về với chính nghĩa cũng là một chiến thuật quân sự độc đáo của Nguyễn Trãi. Đây cũng là mũi tiến công quan trọng, góp phần làm suy yếu nhanh chóng chế độ đô hộ của nhà Minh.
Đánh vào lòng người là chiến lược cơ bản đã được Nguyễn Trãi dâng lên Lê Lợi trong Bình Ngô sách, góp phần quyết định vào cuộc kháng chiến chống quân Minh.
Trong Ức Trai di tập, Nguyễn Trãi chỉ chú trọng “đánh vào lòng người”. Tâm công kế là chủ trương đánh vào lòng địch với hai phương thức chủ yếu là dụ hàng các tướng lĩnh, binh sĩ địch và ngụy quân, khi thì để hòa hoãn tạm thời với địch để bảo toàn lực lượng, khi ưu thế thuộc về nghĩa quân thì dùng lý lẽ để buộc địch chấm dứt chiến tranh, rút quân về nước.
Trong khởi nghĩa Lam Sơn, Lê Lợi, Nguyễn Trãi đã triệt để tiến công ngoại giao, kết hợp với đấu tranh quân sự. Khi quân địch bị dồn vào thế bất lợi, nghĩa quân Lam Sơn không tiến hành đánh địch ngay mà kết hợp giữa việc bao vây và kêu gọi kẻ địch đầu hàng. Đây là nét đặc sắc trong nghệ thuật tiến hành chiến tranh của Nguyễn Trãi.
Coi trọng đánh vào tinh thần, tư tưởng quân địch, làm suy sụp ý chí chiến đấu của chúng, thực hiện “không đánh mà thắng”. Đó là một trong những tư tưởng quân sự xuyên suốt và độc đáo nhất của Nguyễn Trãi.
Thực hiện tâm công kế, trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, Nguyễn Trãi 5 lần trực tiếp vào thành quân Minh vận động chúng đầu hàng, bản thân ông cũng đã nhân danh Lê Lợi và nghĩa quân viết trên 60 bức thư cho các viên tướng chỉ huy của nhà Minh như Vương Thông, Sơn Thọ, Phương Chính, Thái Phúc, Dã Tung, Liễu Thăng… để lên án hành động của quân xâm lược và dụ chúng đầu hàng để tránh phải đối đầu trực tiếp//////////
Theo quan điểm của Nguyễn Trãi, đánh vào tinh thần là trước tiên, rồi mới đánh vào thành trì. Trong 15 thành quân Minh trấn giữ, nghĩa quân chỉ tiêu diệt hai thành bằng bạo lực vũ trang, số còn lại đều bằng vận động, dụ hàng hoặc buộc địch phải giao nộp đại bản doanh của chúng.
Nhờ chiến thuật đúng đắn này, Nguyễn Trãi vừa tránh cho nghĩa quân Lam Sơn chỗ mạnh của quân Minh trong thời điểm lịch sử lúc bấy giờ, vừa tiết kiệm xương máu binh sĩ để kháng chiến lâu dài.
Bên cạnh vận động kẻ thù, Nguyễn Trãi cũng tích cực kêu gọi ngụy quân lầm đường lạc lối quay về với chính nghĩa cũng là một chiến thuật quân sự độc đáo của Nguyễn Trãi. Đây cũng là mũi tiến công quan trọng, góp phần làm suy yếu nhanh chóng chế độ đô hộ của nhà Minh.
Chiến lược quân sư “đánh vào lòng người” của Lê Lợi và Nguyễn Trãi:
-Sự chỉ huy tài trình sáng suốt của bộ tham mưu, đưa ra chiến thuật, chiến lược đúng đắn và sáng tạo
-Những chiến lược đó còn nhằm thắt chặt lòng đoàn kết của các tầng lớp nhân dân
XIN HAY NHẤT VÀ 5* Ạ ><