Qua đoạn trích của tác phẩm “Hoàng Lê Nhất Thống Chí”, em cảm nhận hình ảnh người anh hùng Nguyễn Huệ như thế nào? ——— P/s: thật đầy đủ và chi

Qua đoạn trích của tác phẩm “Hoàng Lê Nhất Thống Chí”, em cảm nhận hình ảnh người anh hùng Nguyễn Huệ như thế nào?
———
P/s: thật đầy đủ và chi tiết nha vì câu này tận 60₫ đó

0 bình luận về “Qua đoạn trích của tác phẩm “Hoàng Lê Nhất Thống Chí”, em cảm nhận hình ảnh người anh hùng Nguyễn Huệ như thế nào? ——— P/s: thật đầy đủ và chi”

  1. -Vua Quang Trung – Nguyễn Huệ được xây dựng chân thực, sinh động với hành động, trí tuệ, tài điều binh khiển tướng, mưu lược, có tầm nhìn xa trông rộng

    +Tài dụng binh chiêu quân

    +Ông có tài năng quân sự, điều binh khiển tướng tài tình

    +Hành động mạnh mẽ và quyết đoán

    -Xây dựng và khắc họa hình tượng người anh hùng Nguyễn Huệ là một thành công đặc sắc! Nó làm cho trang văn “Hoàng Lê nhất thống chí” thấm đẫm chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng Đại Việt.

    CHÚC BẠN HỌC TỐT

    Bình luận
  2. *) Hình ảnh người anh hùng Quang Trung – Nguyễn Huệ:

    – Con người hành động với tính cách mạnh mẽ, quyết đoán:

    + Nhận tin giặc chiếm Thăng Long thì “định thân cầm quân đi ngay”

    + Trong 1 tháng ông đã làm được rất nhiều việc:

    • Lên ngôi hoàng đế để “chính vị hiệu”, “giữ lấy lòng người”

    • “Tự mình đốc suất đại binh” ra Băc

    • Tìm gặp Nguyễn Thiếp hỏi kế sách

    • Tuyển mộ quân sĩ và “mở cuộc duyệt binh lớn” ở Nghệ An, phủ dụ tướng sĩ

    – Con người có trí tuệ sáng suốt, nhạy bén với thời cuộc:

    + Sáng suốt trong việc phân tích tình hình thời cuộc:

    • Khẳng định chủ quyền dân tộc và lên án hành động xâm lăng phi nghĩa, trái đạo trời của quân Thanh

    • Nhắc lại truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc

    • Kêu gọi quân lính đồng tâm hiệp lực, ra kỉ luật nghiêm

    + Sáng suốt trong việc xét đoán và dùng người:

    • Trong dịp hội quân ở Tam Điệp qua lời nói của Nguyễn Huệ với Sở và Lân ta thấy rõ ông rất hiểu tình thế buộc phải rút quân của hai vị tướng này. Đúng ra thì “quân thua chém tướng” nhưng ông rất hiểu lòng họ: Sức mình ít không thể địch nổi sức mạnh của nhà Thanh nên đành phải rút về Tam Điệp để tập hợp lực lượng. Vì vậy Sở và Lân không những không bị phạt mà còn được khen.

    • Còn đối với Ngô Thì Nhậm ông đánh giá rất cao và sử dụng như một vị quân sư đa mưu túc trí. Việc Lân và Sở rút chạy Nguyễn Huệ cũng đoán là Ngô Thì Nhậm là chủ mưu vừa là để bảo toàn lực lượng, vừa gây cho địch sự chủ quan. Do đó ông đã tính đến việc dùng Ngô Thì Nhậm là người biết dùng lời khéo léo để dẹp việc binh đao

    – Con người có ý chí quyết thắng và tầm nhìn xa trông rộng:

    Tin ở mình, tin vào chính nghĩa của dân tộc

    + Bàn về kế sách ngoại giao và kế hoạch mười năm sau hòa bình

    – Con người có tài dụng binh như thần:

    + Nhà vua thân chinh cầm quân

    + Cuộc hành quân thần tốc

    + Hình ảnh người anh hùng được khắc họa lẫm liệt

    + Quân đội luôn chỉnh tề, dũng mãnh

                                    ~* CHÚC BẠN HỌC TỐT *~

    Bình luận

Viết một bình luận