Qua đoạn trích:”Kẻ bạc mệnh…những việc trót đã qua rồi. Qua lời thoại của Vũ Nương trong đoạn trích theo em vì sao Vũ Nương phải tìm đến cái chết, h

Qua đoạn trích:”Kẻ bạc mệnh…những việc trót đã qua rồi.
Qua lời thoại của Vũ Nương trong đoạn trích theo em vì sao Vũ Nương phải tìm đến cái chết, hành động gieo mình xuống sông của Vũ Nương phản ánh điều gì

0 bình luận về “Qua đoạn trích:”Kẻ bạc mệnh…những việc trót đã qua rồi. Qua lời thoại của Vũ Nương trong đoạn trích theo em vì sao Vũ Nương phải tìm đến cái chết, h”

  1. Vũ Nương phải tìm đến cái chết do rất nhiều nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp.

    _Trực tiếp là do lời nói ngây thơ của bé Đản làm Trương Sinh hiểu lầm.

    _Gián tiếp là do chồng đa nghi, độc đoán, do xã hội trọng nam khinh nữ bất công và do chiến tranh phi nghĩa chia lì hạnh phúc lứa đôi. 

    Hành động gieo mình xuống sông của Vũ Nương phản ánh hiện thực: 

    _Xã hội đầy những bất công đau khổ và Vũ Nương không thể sống tiếp trong xã hội ấy.

    _ Chế độ xã hội trọng nam khinh nữ, chiến tranh phi nghĩa còn tiếp tục thì con người mãi mãi không có được hạnh phúc.

    _Sự thương cảm của tác giả đối với con người và cuôc đời của người phụ nữ. 

    _Người phụ nữ dẫu khổ đau, bất hạnh nhưng vẫn sang lòa với những vẻ đẹp phẩm chất cao quý. 

    Bình luận
  2. Vũ Nương phải tìm đến cái chết vì:

    – Chính vì sự đa nghi và mất lòng tin vào vợ, chính vì sự vũ phu nam quyền độc đoán, vì sự bất công, coi rẻ mạng sống người phụ nữ mà khiến cho cái chết của Vũ Nương lại thêm muôn phần bi thảm. Sự ra đi của nàng là cách duy nhất để chứng minh cho nỗi oan nghiệt của bản thân, là chút hy vọng cuối cùng để níu giữ lại phẩm giá tốt đẹp của người phụ nữ. Chết để không phải sống trong cảnh đa nghi, chồng sỉ nhục.

    Hành động gieo mình xuống sông của Vũ Nương phản ánh:

    – Qua cái chết Vũ Nương chúng ta sẽ thấu hiểu hơn sự bất công trong xã hội cũ, đồng cảm xót thương cho những con người phụ nữ chịu cảnh áp bức, đến ngay cả quyền sống và những khát khao hạnh phúc cũng có thể bị dập tắt. Cái chết như minh chứng con người có thể chết chứ không thể bị oan ức.

    – Vũ Nương và những người phụ nữ xưa đều là nạn nhân lễ giáo phong kiến, bị oan khuất và vùi dập về cả thể xác lẫn tinh thần nhưng ở họ sẽ mãi mang vẻ đẹp về phẩm chất được người đời khâm phục, trân trọng.

    Bình luận

Viết một bình luận