Qua hoạt động của Đảng Quốc Đại và phong trào dân tộc Ấn Độ trong những năm 1905-1908.Hãy liên hệ về thái độ khả năng cách mạng và hoạt đọng của giai cấp tư sản Việt Nam trong phong trào cách mạng dân tộc đầu thế kỷ 20
Qua hoạt động của Đảng Quốc Đại và phong trào dân tộc Ấn Độ trong những năm 1905-1908.Hãy liên hệ về thái độ khả năng cách mạng và hoạt đọng của giai cấp tư sản Việt Nam trong phong trào cách mạng dân tộc đầu thế kỷ 20
* Hoạt động của Đảng Quốc Đại:
– Cuối năm 1885, Đảng Quốc dân đại hội (Đảng Quốc đại) thành lập. Đánh dấu giai đoạn giai cấp tư sản Ấn Độ bước lên đài chính trị.
– Trong 20 năm đầu (1885 – 1905), Đảng Quốc đại chủ trương đấu tranh ôn hoà để đòi hỏi chính phủ thực dân tiến hành cải cách và không tán thành phương pháp đấu tranh bằng vũ lực. Giai cấp tư sản yêu cầu thực dân Anh: Nới rộng các điều kiện để họ tham gia các hội đồng tự trị; Giúp đỡ họ phát triển kĩ nghệ, thực hiện một số cải cách về mặt giáo dục, xã hội.
– Do thái độ thỏa hiệp của những người cầm đầu và chính sách 2 mặt của chính quyền Anh, nội bộ Đảng Quốc đại bị phân hóa thành 2 phái: ôn hòa và phái cực đoan (kiên quyết chống Anh do Ti-lắc đứng đầu).
* Phong trào dân tộc Ấn Độ trong những năm 1905 – 1908:
– Ngày 16/10/1905, đạo luật chia cắt Ben-gan bắt đầu có hiệu lực, nhân dân coi đó là ngày quốc tang: hơn 10 vạn người kéo đến bờ sông Hằng, làm lễ tuyên thệ và hát vang bài “Kính chào Người – Mẹ hiền Tổ quốc” để tỏ ý đoàn kết, thống nhất. Khắp nơi vang lên khẩu hiệu “Ấn Độ là của người Ấn Độ”.
– Tháng 6/1908, thực dân Anh bắt Ti-lắc và tuyên án ông 6 năm tù. Vụ án Ti-lắc thổi bùng lên một đợt đấu tranh mới. Hàng vạn công nhân Bom – bay tiến hành tổng bãi công 6 ngày (để phản đối bản án 6 năm tù của Ti-lắc), xây dựng chiến luỹ, thành lập các đơn vị chiến đấu chống lại quân Anh. Các thành phố khác cũng hưởng ứng, cuộc đấu tranh lên đỉnh cao buộc thực dân Anh phải thu hồi đạo luật chia cắt Ben-gan.
– Cao trào cách mạng 1905-1908 mang đậm ý thức dân tộc đánh dấu sự thức tỉnh của nhân dân Ấn Độ. Tuy nhiên, do chính sách chia rẽ của thực dân Anh và sự phân hóa trong Đảng Quốc đại đã làm cho phong trào tạm ngừng.
* Liên hệ về thái độ khả năng cách mạng và hoạt động của giai cấp tư sản Việt Nam trong phong trào cách mạng dân tộc đầu thế kỉ XX:
– Thái độ và khả năng cách mạng của giai cấp tư sản Việt Nam:
+ Đầu thế kỉ XX, phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, giai cấp tư sản lúc này mới ra đời nên chưa có sự ảnh hưởng lớn.
+ Các phong trào diễn ra sôi nổi nhưng chủ yếu hướng đến mục đích kinh tế. Nhanh chóng thỏa hiệp, có tính chất cải lương.
– Hoạt động của giai cấp tư sản Việt Nam:
+Tẩy chay tư sản Hoa kiều, vận động người Việt dùng hàng Việt. Đấu tranh chống độc quyền cảng Sài Gòn, độc quyền xuất cảng lúa gạo tại Nam Kỳ của tư bản Pháp.
+ Tư sản lớn ở Nam Kỳ như Bùi Quang Chiêu, Nguyễn Phan Long… thành lập Đảng Lập hiến (1923), đòi tự do, dân chủ, nhưng khi được Pháp nhượng bộ một số quyền lợi họ sẵn sàng thoả hiệp với chúng.
+ Ngoài Bắc có nhóm Nam Phong của Phạm Quỳnh cổ vũ thuyết “quân chủ lập hiến”, nhómTrung Bắc tân văn của Nguyễn Văn Vĩnh đề cao “trực trị”.