qua tìm hiểu chiến dịch điện biên phủ em có ấn tượng ấn sâu sắc nhất về sự kiện hay nhân vật nào? hãy nêuu lên cảm nghĩ của mình về sự kiện hay nhân v

qua tìm hiểu chiến dịch điện biên phủ em có ấn tượng ấn sâu sắc nhất về sự kiện hay nhân vật nào? hãy nêuu lên cảm nghĩ của mình về sự kiện hay nhân vật lịch sử đó

0 bình luận về “qua tìm hiểu chiến dịch điện biên phủ em có ấn tượng ấn sâu sắc nhất về sự kiện hay nhân vật nào? hãy nêuu lên cảm nghĩ của mình về sự kiện hay nhân v”

  1. Qua tìm hiểu chiến dịch điện biên phủ em có ấn tượng ấn sâu sắc nhất về sự kiện hay nhân vật Phan Đình Giót:

    Phan Đình Giót (1922-1954) là một trong 16 anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân được tuyên dương vì thành tích trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Chức vụ cuối của ông là Tiểu đội phó bộ binh Đại đội 58, Tiểu đoàn 428, Trung đoàn 141, Đại đoàn 312, Đảng viên Đảng Cộng sản Việt NamPhan Đình Giót (1922-1954) là một trong 16 anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân được tuyên dương vì thành tích trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Chức vụ cuối của ông là Tiểu đội phó bộ binh Đại đội 58, Tiểu đoàn 428, Trung đoàn 141, Đại đoàn 312, Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.Phan Đình Giót sinh năm 1922 ở xóm Tam Quang, thôn Vĩnh Yên, xã Cẩm Quan, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh. Mùa đông năm 1953 đơn vị anh được lệnh tham gia vào chiến dịch Điện Biên Phủ.Chiều ngày 13/3/1954 phát súng đầu tiên nổ ra tín hiệu tiêu diệt cứ điểm Him lam của pháp, cả trận địa rung chuyển, khói bụi mù mịt sau hàng loạt pháo của ta cũng như loạt đạn của địch bắn ra. Các chiến sĩ đại đội 58 tiên phong mở đường, đã liên tiếp đánh phá được tám quả bộc, đến quả thứ chín Phan Đình Giót bị thương ở đùi, nhưng bỏ mặc vết thương anh tiếp tục cùng đồng tiếp đánh tiếp những quả sau. Quân Pháp tập trung hỏa lực bắn về phía quân ta như mưa đồng chí, đồng đội người bị thương, người hi sinh.

     

     

    Ảnh tư liệuÁnh mắt căm thù, lửa hận bốc cao anh dũng cảm lao lên đánh phá liên tiếp hai quả tiếp theo, mở toang chốt chặn giúp đồng đội tiến bước đánh sập lô cốt đầu cầu. Nhân lúc địch hoang mang, lo sợ, anh lao lên bám chắc ở lô cốt số 2, bắn kiềm chế để những đồng đội xông lên. Lúc này anh bị thương rất nặng, máu không ngừng chảy. Nhân lúc thế quân ta tiến công thì bị ùn lại bởi hỏa lực ở lô cốt số 3 của định bất bờ bắn rất rát về phía quân ta. Anh cố gắng nhích dần người lên lô cốt số 3 chỉ với một ý chí, quyết tâm bằng mọi giá phải vô hiệu hóa hoàn toàn được lô cốt này.

    Anh dồn hết chút sức còn lại nâng khẩu tiểu liên nã đạn vào lỗ châu mai và hô lớn “quyết hi sinh vì Đảng, vì dân” rồi lấy đà, dùng cả tấm thân người trần mắt thịt của anh bịt kín lỗ châu mai. Hỏa điểm lợi hại nhất của địch đã bị anh dập tắt, toàn bộ đơn vị lao lên như vũ bão tiêu diệt gọn cứ điểm Him Lam mở đầu chiến thắng đầu tiên trong chiến dịch.

    Phan Đình Giót đã hy sinh lúc 22 giờ 30 phút ngày 13/3/1954 ở tuổi 34. Anh là một trong 16 anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân được tuyên dương thành tích trong chiến dịch Điện Biên Phủ.

    Bình luận
  2. Nhắc đến chiến dịch điện biên phủ khong thể không nhắc đến đại tướng Võ Nguyên giáp. Đại tướng Võ Nguyên Giáp- một nhà chỉ huy quân sự, chính trị gia Việt Nam, là Đại tướng đầu tiên, tổng tư lệnh tối cao của quân đội nhân dân Việt Nam, một con người luôn sống hết mình vì đất nước. Sau 56 ngày đêm chiến đấu liên tục, với ý chí quyết thắng, cùng sự chỉ đạo tài tình của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, quân đội ta đã tiêu diệt hoàn toàn tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Trải qua hơn 100 ngày ở mặt trận Điện Biên Phủ, cùng với toàn quân lập nên chiến công lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp không những đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trước toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, mà còn để lại cho cán bộ và chiến sỹ nhiều thế hệ mai sau những bài học sâu sắc về tư duy quân sự, ý chí tiến công và phong cách người làm tướng, trong đó có việc xử lý khéo léo, kiên quyết, chính xác mối quan hệ của người đứng đầu chiến dịch với tập thể lãnh đạo mặt trận để lựa chọn cách đánh hiệu quả nhất cho Chiến dịch Điện Biên Phủ.

    Bình luận

Viết một bình luận