Quá trình chăm sóc cây buởi từ khi trồng đến khi ra hoa kết quả
0 bình luận về “Quá trình chăm sóc cây buởi từ khi trồng đến khi ra hoa kết quả”
Chuẩn bị đất trồng:đối với vùng trũng, sâu có độ pH thấp nên lên luống nhằm xả phèn, đồng thời nâng cao tầng canh tác. Mương rộng 1-2 m, luống rộng 6-7 m.
Thời vụ trồng: bưởi Da xanh trồng được quanh năm nhưng thời điểm thích hợp nhất vào tháng 5–6 dương lịch hàng năm. Cũng có thể trồng vào cuối mùa mưa nếu có đủ điều kiện tưới trong mùa nắng.
Chọn cây giống để trồng: Cây giống phải đạt tiêu chuẩn sinh trưởng, sạch bệnh và có nhãn hoặc giấy xác nhận nguồn gốc xuất xứ của các cơ quan chức năng.
Mật độ và khoảng cách trồng: Khoảng cách trồng trung bình có thể là 5,0 x 5,0 m (tương đương mật độ trồng 400 cây/ha).
Chuẩn bị mô trồng và cách trồng: Đất làm mô thường là đất mặt ruộng hoặc đất bãi bồi ven sông phơi khô. Mặt mô nên cao 40-60cm, đường kính 80-100cm. Đắp mô trước khi trồng 2-4 tuần, trộn đều đất đắp mô với 10 kg phân hữu cơ hoai với 200g vôi. Khi trồng, đào lỗ ở giữa mô và bón vào đáy lỗ 200g phân DAP (18%N-46%P205), phủ lên trên một lớp đất mỏng. Dùng dao cắt đáy bầu và đặt cây xuống giữa lỗ làm thế nào để mặt bầu cây nhô cao khoảng 3cm so với mặt mô, sau đó lấp đất xung quanh bầu cây ém nhẹ, kéo bao nylon từ từ lên và lấp đất lại ngang mặt bầu, tưới nước. Khi đặt cây phải xoay mắt ghép hướng về chiều gió để tránh cây bị tách chồi. Sau khi trồng cần cắm cọc giữ chặt cây con. Đối với cây chiết nên đặt cây nằm nghiêng một góc khoảng 45ođể cây dễ phát triển cành và tán về sau.
Tủ gốc giữ ẩm: Tủ gốc giữ ẩm trong mùa nắng bằng rơm rạ khô. Mùa mưa nên tủ cách gốc khoảng 20cm. Cây còn nhỏ nên làm sạch cỏ để tránh cạnh tranh dinh dưỡng, nhưng có thể trồng hoa màu để tránh đất bị xói mòn, đồng thời tăng thu nhập. Khi cây lớn có thể giữ cỏ trong vườn nhằm giữ ẩm và chống xói mòn đất, nhưng khi cỏ phát triển mạnh phải cắt bỏ bớt để tránh cạnh tranh dinh dưỡng.
Tưới và tiêu nước: Bưởi cần tưới nước đầy đủ nhất là giai đoạn cây con và ra hoa đậu trái. Mùa nắng nên thường xuyên tưới nước cho bưởi. Vào mùa mưa, cần tiêu nước vào các tháng mưa nhiều, tránh ngập úng kéo dài cây có thể chết.
Phân bón:
– Phân hữu cơ:
– Phân vô cơ: Phân bón Trichoderma để hạn chế nấm bệnh, nhất là các bệnh do tác nhân Phythophtora sp. gây ra.
– Thời kỳ cây 1-3 năm tuổi: phân bón được chia làm nhiều đợt để bón cho bưởi. Nếu đã có bón lót phân lân hoặc DAP thì dùng phân Urea với liều lượng 10-20g hòa tan trong 10 lít nước để tưới cho một gốc bưởi (1-2 tháng/lần). Khi cây trên 1 năm tuổi, bón trực tiếp phân vào gốc.
– Thời kỳ cây bưởi đã cho trái ổn định :có thể chia làm 5 lần bón như sau :
+ Sau thu hoạch: bón 25% đạm + 25% lân + 10-30 kg hữu cơ/gốc/năm.
+ Bốn tuần trước khi cây ra hoa: bón 25% đạm + 50% lân + 25% kali.
+ Sau khi đậu quả: bón 25% đạm + 25% lân + 25% kali.
– Nên bón bổ sung từ 0,5-1kg phân Ca(NO3)2/cây/năm vào các giai đoạn sau thu họach, trước khi trổ hoa và sau đậu trái. Có thể phun phân bón lá tối đa không quá 3 lần/vụ trái, mỗi lần cách nhau ít nhất 30 ngày. Không phun phân bón lá vào mùa mưa vì làm cây dễ nhiễm nấm bệnh như Loét, Mốc hồng, Đốm rong.
– Phương pháp bón: Nên xới nhẹ xung quanh gốc theo hình chiếu của tán cây, bề rộng của rãnh khoảng 30-40cm, cho phân vào, lấp đất và tưới nước. Không cuốc quá sâu có thể gây đứt rễ. Cũng có thể kết hợp với bồi bùn, đắp gốc để bón phân hoặc dùng bừa răng cào lấp phân giúp hạn chế đứt rễ.
Tỉa cành và tạo tán:
– Tạo tán: là việc làm cần thiết nhằm hình thành và phát triển bộ khung cơ
bản, vững chắc từ đó phát triển tán lá cho cây.
– Tỉa cành: sau khi thu hoạch cần phải loại bỏ những đoạn cành sau đây:
+ Cành đã mang quả (thường rất ngắn khoảng 10-15cm).
+ Cành bị sâu bệnh, cành ốm yếu, cành nằm bên trong tán không thể mang quả
+ Cành đan chéo nhau, những cành vượt trong thời kỳ cây đang mang quả nhằm hạn chế việc cạnh tranh dinh dưỡng với quả.
Chú ý: phải khử trùng dụng cụ bằng cách hơ qua ngọn lửa hoặc cồn 70okhi cắt hoặc tỉa cành để tránh lây bệnh.
– Kiểm soát chiều cao của tán cây: Khi cành bưởi cao trên 3-4m thì cắt bỏ nhằm khống chế và duy trì chiều cao của cây trồng trong tầm kiểm soát để duy trì sức sống tốt của cây, đảm bảo sự cân bằng sinh trưởng và kết trái ở mức tối hảo.
Xử lý ra hoa:Bưởi Da xanh không cần xử lý vẫn có thể ra hoa, tuy nhiên để cây ra hoa tập trung có thể xử lý ra hoa cho cây theo những cách như sau:
– Xử lý ra hoa bằng cách tạo khô hạn:
– Xử lý ra hoa bằng cách lãi lá của cành mang trái: Phương pháp này có thể giúp ra hoa rãi vụ, nhưng chỉ có kết quả chủ yếu trên cây mới cho trái trong vài năm đầu, khi cây đã phát triển, cành mang quả nhiều, kỹ thuật trên ít hiệu quả.
Tỉa trái:Trên mỗi chùm trái chỉ nên giữ lại tối đa là 02 trái, tốt nhất là 01 trái. Các trái bưởi đậu trong thời gian cây còn nhỏ cũng cần được tỉa bỏ. Nên để trái thu hoạch khi tuổi cây tính từ lúc trồng phải được ít nhất là 36 tháng
Neo trái:Đến thời điểm thu hoạch mà giá bưởi hạ thì có thể neo trái trên cây từ 15-30 ngày để chờ xuất bán bằng cách phun lên cây các loại phân bón lá như: Retain, ProGibb…hoặc bón nhiều phân dạng đạm và tưới nước thường xuyên .
Phòng trừ sâubệnh hại
– Sâu vẽ bùa
– Nhện đỏ
–Bệnh vàng lá Greening
–Bệnh thối gốc chảy nhựa
Thu hoạch:Cây bưởi từ khi ra hoa đến thu hoạch khoảng 7-8 tháng.Cách thu hoạch, dùng kéo cắt cả cuống quả, lau sạch cho vào giỏ chứa để nơi thoáng mát chờ phân loại, lau sạch vỏ quả và vận chuyển đến nơi bảo quản, tiêu thụ.
– Phân hữu cơ:
– Phân vô cơ: Phân bón Trichoderma để hạn chế nấm bệnh, nhất là các bệnh do tác nhân Phythophtora sp. gây ra.
– Thời kỳ cây 1-3 năm tuổi: phân bón được chia làm nhiều đợt để bón cho bưởi. Nếu đã có bón lót phân lân hoặc DAP thì dùng phân Urea với liều lượng 10-20g hòa tan trong 10 lít nước để tưới cho một gốc bưởi (1-2 tháng/lần). Khi cây trên 1 năm tuổi, bón trực tiếp phân vào gốc.
– Thời kỳ cây bưởi đã cho trái ổn định :có thể chia làm 5 lần bón như sau :
+ Sau thu hoạch: bón 25% đạm + 25% lân + 10-30 kg hữu cơ/gốc/năm.
+ Bốn tuần trước khi cây ra hoa: bón 25% đạm + 50% lân + 25% kali.
+ Sau khi đậu quả: bón 25% đạm + 25% lân + 25% kali.
+ Giai đoạn quả phát triển: bón 25% đạm + 25% kali.
+ Một tháng trước thu hoạch: bón 25% kali.
– Nên bón bổ sung từ 0,5-1kg phân Ca(NO3)2/cây/năm vào các giai đoạn sau thu họach, trước khi trổ hoa và sau đậu trái. Có thể phun phân bón lá tối đa không quá 3 lần/vụ trái, mỗi lần cách nhau ít nhất 30 ngày. Không phun phân bón lá vào mùa mưa vì làm cây dễ nhiễm nấm bệnh như Loét, Mốc hồng, Đốm rong.
– Phương pháp bón: Nên xới nhẹ xung quanh gốc theo hình chiếu của tán cây, bề rộng của rãnh khoảng 30-40cm, cho phân vào, lấp đất và tưới nước. Không cuốc quá sâu có thể gây đứt rễ. Cũng có thể kết hợp với bồi bùn, đắp gốc để bón phân hoặc dùng bừa răng cào lấp phân giúp hạn chế đứt rễ.
– Tạo tán: là việc làm cần thiết nhằm hình thành và phát triển bộ khung cơ
bản, vững chắc từ đó phát triển tán lá cho cây.
– Tỉa cành: sau khi thu hoạch cần phải loại bỏ những đoạn cành sau đây:
+ Cành đã mang quả (thường rất ngắn khoảng 10-15cm).
+ Cành bị sâu bệnh, cành ốm yếu, cành nằm bên trong tán không thể mang quả
+ Cành đan chéo nhau, những cành vượt trong thời kỳ cây đang mang quả nhằm hạn chế việc cạnh tranh dinh dưỡng với quả.
Chú ý: phải khử trùng dụng cụ bằng cách hơ qua ngọn lửa hoặc cồn 70o khi cắt hoặc tỉa cành để tránh lây bệnh.
– Kiểm soát chiều cao của tán cây: Khi cành bưởi cao trên 3-4m thì cắt bỏ nhằm khống chế và duy trì chiều cao của cây trồng trong tầm kiểm soát để duy trì sức sống tốt của cây, đảm bảo sự cân bằng sinh trưởng và kết trái ở mức tối hảo.
– Xử lý ra hoa bằng cách tạo khô hạn:
– Xử lý ra hoa bằng cách lãi lá của cành mang trái: Phương pháp này có thể giúp ra hoa rãi vụ, nhưng chỉ có kết quả chủ yếu trên cây mới cho trái trong vài năm đầu, khi cây đã phát triển, cành mang quả nhiều, kỹ thuật trên ít hiệu quả.
– Sâu vẽ bùa
– Nhện đỏ
– Bệnh vàng lá Greening
– Bệnh thối gốc chảy nhựa
1. Chọn cây giống
2. Chọn đất và khí hậu
3. Giai đoạn 3 -xuống giống
4. Thời điểm cây ra hoa và kết quả
5. Chăm sóc giai đoạn trước và sau thu hoạch
Mình nghĩ là đúng đó :))