Quá trình tiến công của nhà Tống và Lý ở cả hai giai đoạn

Quá trình tiến công của nhà Tống và Lý ở cả hai giai đoạn

0 bình luận về “Quá trình tiến công của nhà Tống và Lý ở cả hai giai đoạn”

  1. A. CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG TỐNG THỜI LÝ

    I. Hoàn cảnh

    1. Địch

    – Cuộc kháng chiến thời Tiền Lê làm chùn ý chí xâm lược của quân Tống trong một thời gian.

    – Giữa thế kỷ XI, nhà Tống lâm vào khủng hoảng. Triều chính bất ổn, tham quan hoành hành. Bên ngoài bị các bộ tộc người Liêu, Hạ xâm chiếm.

    – Để giải quyết khủng hoảng trong nước, Tể tướng Vương An Thạch đề nghị vua Tống Thần Tông xâm lược Đại Việt: ”Nếu thắng, thế Tống sẽ tăng, các nước Liêu, Hạ sẽ phải kiêng nể”.

    * Chuẩn bị xâm lược của nhà Tống:

    + Xây dựng những căn cứ quân sự, hậu cần gần biên giới, làm nơi xuất phát trực tiếp cho các đạo quân xâm lược.

    + Mua chuộc các tù trưởng ở vùng biên giới.

    + Xúi giục Chăm pa quấy rối phía nam nước ta.

    2. Triều Lý

    – Năm 1009, triều Lý thành lập, tồn tại đến 1226.

    – Trong 216 năm, nhà Lý đã củng cố và phát triển lịch sử dân tộc, mở ra một giai đoạn hình thành và phát triển chế độ phong kiến Việt Nam. Nhà Lý đã có những đóng góp to lớn đối với lịch sử dân tộc.

    – Đất nước phát triển toàn diện: KT – CT – VH – GD, quốc phòng vững mạnh, lãnh thổ được mở rộng về phía nam, vượt qua Đèo Ngang đến Bắc Quảng Trị ngày nay. Thi hành những chính sách khôn khéo để giữ vững lãnh thổ, biên cương.

    => ĐSND no ấm, trên dưới thuận hoà, xã hội Đại Việt có thế đứng khá vững chắc, là cơ sở cho những thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Tống, bảo vệ Tổ quốc.

    * Đối phó của nhà Lý:

    + Xây dựng lực lượng quốc phòng hùng mạnh.

    +Tăng cường khối đoàn kết.

    +Tăng cường phòng thủ biên cương.

    + 1069 đánh tan lực lượng quân sự của Chăm pa, dẹp yên phía nam.

    II. Diễn biến

    1. Giai đoạn I: chủ động tấn công sang đất Tống để tự vệ (10/1075 – 4/1076).

    * Chủ trương của Lý Thường Kiệt:

    “ Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để chặn mũi nhọn của giặc“ – (Tiên phát chế nhân). Tổ chức một cuộc tập kích thẳng sang đất Tống, tiêu diệt các căn cứ xâm lược của kẻ thù rồi nhanh chóng rút quân về phòng thủ đất nước.

    * Diễn biến:

    -Ngày 27- 10 – 1075: 10 vạn quân tiến sang đất Tống.

    Quân bộ: dân binh các dân tộc miền núi tấn công các trại quân Tống rồi tiến lên Ung Châu. Quân thuỷ đánh Khâm Châu, Liêm Châu rồi đánh Ung Châu.

    + Kết quả: ngày 01- 3- 1076, quân ta hạ thành Ung Châu, phá hoại thành trì, tiêu huỷ kho tàng lương thảo của địch rồi rút về nước.

    * Ý nghĩa:

    – Địch: hoang mang tinh thần, làm chậm quá trình xâm lược nước ta của chúng.

    – Ta: cổ vũ tình thần binh sĩ và nhân dân, tạo thêm thời gian để ta tiếp tục củng cố lực lượng, tạo điều kiện kháng chiến.

    2. Giai đoạn II: Kháng chiến chống xâm lược (cuối 1076 – 3/1077).

    * Kế hoạch kháng chiến:

    – Bố trí dân binh các dân tộc ít người mai phục trên các con đường hiểm yếu biên giới phía Bắc .

    – Một đạo quân thuỷ do Lý Kế Nguyên chỉ huy giữ mạn Đông Bắc, cản thuỷ quân giặc.

    – Chủ động xây dựng phòng tuyến sông Cầu kiên cố: tận dụng lợi thế của con sông, Lý Thường Kiệt cho cắm hàng cọc tre dày đặc, đắp tường cao tạo thành thành luỹ, bố trí quân ở trên mặt và đằng sau thành. Một đạo quân lớn nhất do Lý Thường Kiệt chỉ huy, bố trí ở phía sau để yểm trợ cho những vị trí xung yếu khi cần thiết.

    * Kháng chiến bùng nổ: Cuối 1076, 30 vạn binh phu của địch tiến vào xâm lược nước ta. Lý Kế Nguyên đánh tan thuỷ quân Tống. Quân ta ở thượng du chặn đánh quyết liệt nhưng không cản được bước tiến của quân thù. Địch tiến đến bờ bắc sông Như Nguyệt.

    – Cuộc chiến trên phòng tuyến sông Như Nguyệt:

    + Quân địch đóng trên bờ bắc sông Như Nguyệt chờ thuỷ quân. Địch hai lần vượt sông chọc thủng phòng tuyến, bị quân ta đánh tan tác. Địch từ tấn công chuyển sang phòng ngự.

    + Dân binh vùng sau lưng địch chặn đánh các đoàn phu vận chuyển lương thực.

    + Lý Thường Kiệt cử hai hoàng tử Hoằng Chân, Chiêu Văn tấn công doanh trại Quách Quỳ, gây cho địch nhiều thiệt hại và nhằm thu hút sự chú ý của các khối quân địch.

    + Lý Thường Kiệt ban đêm chỉ huy đại quân vượt qua sông, bất ngờ tấn công doanh trại Triệu Tiết. Quân Tống đại bại, bị tiêu diệt đến quá nửa. Bài thơ thần “Nam Quốc Sơn Hà” vang lên từ đền Trương Hống,Trương Hát đã có tác động to lớn, động viên kích lệ tinh thần quân sĩ ta và khiến tinh thần quân địch hoang mang, rệu rã.

    – Ý nghĩa: Chiến thắng này làm rung chuyển thế phòng ngự của quân Tống. Là trận quyết chiến chiến lược có ý nghĩa kết thúc chiến tranh.

    * Kết thúc chiến tranh:

    Quân Tống lâm vào tình thế tiến lui đều khó. Lý Thường Kiệt chủ động giảng hòa. Tháng 3- 1077, quân Tống rút lui trong cảnh hỗn loạn. Cuộc kháng chiến thắng lợi.

    III. NN thắng lợi, Ý nghĩa lịch sử

    1.Ý nghĩa

    – Đè bẹp ý chí xâm lược của nhà Tống. Nhà Tống phải công nhận nước ta là vương quốc độc lập, trong khoảng 200 năm không dám đụng chạm đến .

    – Đó là kết quả của một bước phát triển vượt bậc của dân tộc ta về mọi mặt sau hơn một thế kỷ giành độc lập, của đất nước đang ở thế “rồng cuộn hổ ngồi“.

    2. Nguyên nhân thắng lợi.

    – Cuộc kháng chiến của ta mang tính chất chính nghĩa, còn địch mang tính chất xâm lược, phi nghĩa.

    – Truyền thống đoàn kết, yêu nước nồng nàn của nhân dân ta.

    – Tài năng lãnh đạo, nghệ thuật tiến hành kháng chiến.

    IV. Một số câu hỏi luyện tập

    Câu 1: Tư tưởng chủ động của nhà Lý trong cuộc kháng chiến chống xâm lược Tống (1075 – 1077) để bảo vệ nền độc lập dân tộc đã được thể hiện như thế nào?

    Trả lời:

    * Chủ động tấn công trước để phá tan sự chuẩn bị xâm lược của nhà Tống:

    – 1069, dẹp yên Cham pa ở phía Nam.

    – Trước âm mưu của nhà Tống, Lý Thường Kiệt không bị động chờ giặc mà quyết định tấn công trước để đẩy giặc vào thế bị động với tư tưởng “Tiên phát chế nhân”…..

    – Năm 1075, Lý Thường Kiệt đã chỉ huy 10 vạn quân vượt biên giới sang đất Tống tấn công Châu Khâm, Châm Liêm, Châu Ung đánh tan hoàn toàn sự chuẩn bị của nhà Tống .. sau đó nhanh chóng chủ động rút về nước.

    * Chủ động xây dựng phòng ngự, xây dựng phòng tuyến chặn giặc:

    Sau khi về nước, Lý Thường Kiệt đã cho chuẩn bị sẵn thế trận đánh giặc mà quan trọng nhất là lập phòng tuyến Như Nguyệt……

    * Chủ động tiến công

    – Năm 1077, Quách Quỳ đã chỉ huy 30 vạn quân xâm lược nước ta và đã vấp phải phòng tuyến kiên cố của nhà Lý.

    – Lý Thường Kiệt đã chỉ huy quân dân chủ động kết hợp giữa những cuộc công kích nhỏ với những trận quyết chiến đẩy địch vào thế bị động…

    * Chủ động kết thúc chiến tranh

    – Khi quân Tống ở vào thế “Tiến thoái lưỡng nan”, ý chí xâm lược bị đè bẹp thì Lý Thường Kiệt đã chủ động đề nghị giảng hoà để kết thúc chiến tranh

    – Mở ra thời kì hoà bình lâu dài, tránh tổn thất, giữ hòa hiếu ….

    Câu 2: Cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý được coi là cuộc kháng chiến rất đặc biệt trong lịch sử: Em cho biết những nét đặc biệt ấy là gì? Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của cuộc kháng chiến này.

    Trả lời:

    · Giới thiệu sơ lược về cuộc kháng chiến…..

    Cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý (1075 – 1077) là cuộc kháng chiến rất đặc biệt trong lịch sử.

    · Những nét đặc biệt của cuộc kháng chiến:

    – Đây là cuộc kháng chiến được tiến hành ở ngoài biên cương của Tổ quốc:

    + 1075: Lý Thường Kiệt đem quân tập kích lên đất Tống…vơi chủ trương “tiên phát chế nhân”

    + Chủ động tấn công để tự vệ, đánh bất ngờ ; sau đó rút lui về nước xây dựng phòng tuyến

    – Cuộc kháng chiến khởi nguồn những truyền thống tốt đẹp của dân tộc :Nghệ thuật kết hợp giữa trận quyết chiến chiến lược với kết thúc chiến tranh. Cách kết thúc chiến tranh độc đáo: giảng hòa trong thế thắng, thể hiện tính nhân văn cao cả

    + Nhằm đảm bảo mối bang giao hòa hảo giữa 2 nước

    + Đảm bảo nền độc lập lâu dài cho dân tộc

    · Nguyên nhân thắng lợi

    – Tinh thần yêu nước, đoàn kết và chiến đấu anh dũng của quân và dân ta …

    – Tài chỉ huy quân sự của triều đình (Lý Thường Kiệt) …

    · Ý nghĩa lịch sử, bài học kinh nghiệm:

    – Tô thắm trang sử vẻ vang của dân tộc, buộc nhà Tống phải từ bỏ mộng xâm lược nước ta …. Củng cố nền độc lập lâu dài của Đại Việt

    – Cuộc kháng chiến để lại những bài học kinh nghiệm quý báu về đường lối và phương pháp đấu tranh:

    + Kháng chiến toàn dân: toàn dân tham gia đánh giặc

    + Kháng chiến toàn diện: đánh địch trên nhiều phương diện, bằng nhiều hình thức khác nhau….

    Câu 3: Trình bày và phân tích những nét nổi bật về sự chủ động của nhà Lí trong cuộc kháng chiến chống Tống (1075 – 1077).

    Trả lời:

    a. Khái quát: Cuộc đấu tranh kiên cường bất khuất, trí tuệ sáng tạo của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống Tống ( 1075 – 1077 ) đã đè bẹp ý chí xâm lược của nhà Tống, buộc nhà Tống phải công nhận nước ta là một vương quốc độc lập và trong khoảng hai trăm năm không dám động chạm đến đất nước ta. Thắng lợi đó là kết quả sự phát triển về mọi mặt của dân tộc ta sau hơn một thế kỉ giành độc lập, đặc biệt là nghệ thuật trong tiến công, phòng thủ và kết thúc chiến tranh.

    b. Sự chủ động:

    * Tổ chức phòng ngự vững chắc : Xây dựng một phòng tuyến độc đáo dài hàng trăm km, kết hợp tài tình giữa yếu tố thiên tạo với nhân tạo

    Việc bố trí lực lượng trên phòng tuyến cũng rất sáng tạo : có một số đạo quân nhỏ trên mặt phòng tuyến, còn đại quân do Lí Thường Kiệt chỉ huy bố trí lùi ở phía sau để sẵn sàng ứng cứu nơi nào trên phòng tuyến bị địch chọc thủng.

    Cách tổ chức phòng ngự thể hiện quyết tâm của Lí Thường Kiệt: chặn đứng đường tiến của quân thù, bảo vệ vững chắc kinh thành Thăng Long và vùng trung châu giàu có, đông dân của đất nước.

    *. Về tấn công

    – Giai đoạn đầu: Nhà Lí đã thực hiện xuất sắc tư tưởng chủ động tiến công: tiến công Chăm Pa để giữ yên biên giới phía Nam; chủ động đánh sang đất Tống là điều độc đáo có một không hai trong lịch sử : Đẩy địch vào tình thế bị động, bất ngờ nên tổn thất lớn, khoét sâu mâu thuẫn nội bộ của kẻ thù, làm chậm lại cuộc chiến tranh xâm lược của chúng. Tạo ra những điều kiện thuận lợi nhất cho cuộc kháng chiến của dân tộc.

    – Giai đoạn sau: Kết hợp chặt chẽ giữa hoạt động quân đội chính quy của triều đình đánh chính diện với hoạt động của dân binh quấy rối tiêu hao sinh lực địch ở phía sau, giữa đánh tập trung với đánh phân tán, giữa đánh trận địa với đánh du kích, đẩy địch vào tình trạng khốn đốn.

    Chọn thời điểm thích hợp tổ chức phản công, kết hợp giữa các cánh quân ( cánh quân của hai hoàng tử với đại quân của Lí Thường Kiệt), đánh lạc hướng chú ý của địch, tạo yếu tố bí mật, bất ngờ nên giành thắng lợi giòn giã.

    * Chủ động khích lệ tinh thần binh sĩ;

    Khi quân Tống vượt sông tấn công, có lúc nghĩa quân lâm vào tình trạng khó khăn, Lí Thường Kiệt cho người đọc bài thơ Nam quốc sơn Hà nhằm khích lệ tinh thần binh sĩ và uy hiếp tinh thần địch.

    * Chủ động kết thúc chiến tranh.

    Khi quân Tống lâm vào tình thế tiến lui đều khó, Lý Thường Kiệt đã chủ động giảng hòa, Quân Tống vội nhận lời, sau đó rút lui trong cảnh hỗn loạn. Chúng rút đến đâu, quân ta chủ động thu hồi đất đai đến đấy. Đó là cách kết thúc chiến tranh đầy sáng tạo, kết hợp nhuần nhuyễn giữa quân sự và ngoại giao không làm mất thể diện của nhà Tống mà vẫn bảo toàn chủ quyền của đất nước.

    Bình luận
  2. 1. Giai đoạn I: chủ động tấn công sang đất Tống để tự vệ (10/1075 – 4/1076).

    * Chủ trương của Lý Thường Kiệt:

    “ Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để chặn mũi nhọn của giặc“ – (Tiên phát chế nhân). Tổ chức một cuộc tập kích thẳng sang đất Tống, tiêu diệt các căn cứ xâm lược của kẻ thù rồi nhanh chóng rút quân về phòng thủ đất nước.

    * Diễn biến:

    -Ngày 27- 10 – 1075: 10 vạn quân tiến sang đất Tống.

    Quân bộ: dân binh các dân tộc miền núi tấn công các trại quân Tống rồi tiến lên Ung Châu. Quân thuỷ đánh Khâm Châu, Liêm Châu rồi đánh Ung Châu.

    + Kết quả: ngày 01- 3- 1076, quân ta hạ thành Ung Châu, phá hoại thành trì, tiêu huỷ kho tàng lương thảo của địch rồi rút về nước.

    * Ý nghĩa:

    – Địch: hoang mang tinh thần, làm chậm quá trình xâm lược nước ta của chúng.

    – Ta: cổ vũ tình thần binh sĩ và nhân dân, tạo thêm thời gian để ta tiếp tục củng cố lực lượng, tạo điều kiện kháng chiến.

    2. Giai đoạn II: Kháng chiến chống xâm lược (cuối 1076 – 3/1077).

    * Kế hoạch kháng chiến:

    – Bố trí dân binh các dân tộc ít người mai phục trên các con đường hiểm yếu biên giới phía Bắc .

    – Một đạo quân thuỷ do Lý Kế Nguyên chỉ huy giữ mạn Đông Bắc, cản thuỷ quân giặc.

    – Chủ động xây dựng phòng tuyến sông Cầu kiên cố: tận dụng lợi thế của con sông, Lý Thường Kiệt cho cắm hàng cọc tre dày đặc, đắp tường cao tạo thành thành luỹ, bố trí quân ở trên mặt và đằng sau thành. Một đạo quân lớn nhất do Lý Thường Kiệt chỉ huy, bố trí ở phía sau để yểm trợ cho những vị trí xung yếu khi cần thiết.

    * Kháng chiến bùng nổ: Cuối 1076, 30 vạn binh phu của địch tiến vào xâm lược nước ta. Lý Kế Nguyên đánh tan thuỷ quân Tống. Quân ta ở thượng du chặn đánh quyết liệt nhưng không cản được bước tiến của quân thù. Địch tiến đến bờ bắc sông Như Nguyệt.

    – Cuộc chiến trên phòng tuyến sông Như Nguyệt:

    + Quân địch đóng trên bờ bắc sông Như Nguyệt chờ thuỷ quân. Địch hai lần vượt sông chọc thủng phòng tuyến, bị quân ta đánh tan tác. Địch từ tấn công chuyển sang phòng ngự.

    + Dân binh vùng sau lưng địch chặn đánh các đoàn phu vận chuyển lương thực.

    + Lý Thường Kiệt cử hai hoàng tử Hoằng Chân, Chiêu Văn tấn công doanh trại Quách Quỳ, gây cho địch nhiều thiệt hại và nhằm thu hút sự chú ý của các khối quân địch.

    + Lý Thường Kiệt ban đêm chỉ huy đại quân vượt qua sông, bất ngờ tấn công doanh trại Triệu Tiết. Quân Tống đại bại, bị tiêu diệt đến quá nửa. Bài thơ thần “Nam Quốc Sơn Hà” vang lên từ đền Trương Hống,Trương Hát đã có tác động to lớn, động viên kích lệ tinh thần quân sĩ ta và khiến tinh thần quân địch hoang mang, rệu rã.

    – Ý nghĩa: Chiến thắng này làm rung chuyển thế phòng ngự của quân Tống. Là trận quyết chiến chiến lược có ý nghĩa kết thúc chiến tranh.

    * Kết thúc chiến tranh:

    Quân Tống lâm vào tình thế tiến lui đều khó. Lý Thường Kiệt chủ động giảng hòa. Tháng 3- 1077, quân Tống rút lui trong cảnh hỗn loạn. Cuộc kháng chiến thắng lợi.

    Bình luận

Viết một bình luận