Qua văn bản “Ý nghĩa văn chương” của Hoài Thanh em hãy lí giải vì sao tác giả Hoài Thanh viết : ” Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có ,lu

Qua văn bản “Ý nghĩa văn chương” của Hoài Thanh em hãy lí giải vì sao tác giả Hoài Thanh viết : ” Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có ,luyện những tình cảm ta sẵn có ” ( trình bày 1 đoạn văn dài khoảng 150 chữ)

0 bình luận về “Qua văn bản “Ý nghĩa văn chương” của Hoài Thanh em hãy lí giải vì sao tác giả Hoài Thanh viết : ” Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có ,lu”

  1. Bài Làm : 

      Nguồn gốc cốt yếu của van chương chính là lòng thương ngươi, thương muôn vật, muôn loài. Văn chương là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng, sáng tạo ra sự sống vô cùng tốt đẹp. Hoài Thanh viết “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có ,luyện những tình cảm ta sẵn có” là hoàn toàn chính xác. Văn chương làm giàu tình cảm con người, giúp cho người đọc người nghe gợi lòng vị tha và tình cảm sâu đọng. Cùng với đó là làm giàu và làm đẹp cuộc sống. Khẳng định rõ ràng được giá trị và vai trò của văn chương trong việc nuôi dưỡng tình cảm tốt đẹp trong lòng người. Những tác phẩm chân chính gợi cho ta sự đồng cảm, suy nghĩ về những bài học hay vấn đề mà tác giả gửi gắm trong đó. Một ví dụ điển hình qua hai văn bản “Cổng trường mở ra” và “Mẹ tôi” đã gợi cho người đọc người nghe thấy được tình cảm thiêng liêng, cao quý của mẹ dành cho con. Từ đó ta có thể thấy được lòng yêu thương của mẹ dành cho chúng ta, khiến chúng ta phải cảm thấy yêu thương và quý trọng mẹ đến nhường nào. Vì vậy, văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có ,luyện những tình cảm ta sẵn có. 

    Bình luận
  2. Trước hết ta hiểu văn chương là thành quả của nghệ thuật ngôn từ, được những nhà văn, nhà thơ sử dụng để miêu tả đời sống con người. Văn chương, theo như nhà phê bình văn học Hoài Thanh :”Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài.Qua Bài ca Côn Sơn “một bài thơ chữ Hán nổi tiếng của Nguyễn Trãi.Đối với Ông, Côn Sơn là một miền đất có sức hút kì lạ.Và núi rừng Côn Sơn đã trở thành một thế giới riêng đầy thân thương gắn bó với ông. Tại Côn Sơn, Nguyễn Trãi được sống với chính mình. Dường như thiên nhiên đã trở thành cứu cánh cho tâm hồn ông. Tại Côn Sơn, mọi vật đối với ông trở nên có tình, có nghĩa, như bầu bạn và nhờ văn thơ ông đã cho chúng ta hiểu đc tình cảm với núi rừng thiên nhiên,thấy được mùi vị của nó và càng tô vẽ cho ta lòng yêu thiên nhiên,với nhưng con thác,núi rừng không chỉ có ở Côn Sơn.. lúc đó ta mới hiểu đc câu nói của Hoài Thanh.

    Bình luận

Viết một bình luận