Qua việc các em đã được học về khởi nghĩa Lam Sơn, Em hãy: 1. Trình bày hiểu biết của em về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn TK XV 2. Hãy cho biết nghệ thuật

Qua việc các em đã được học về khởi nghĩa Lam Sơn, Em hãy:
1. Trình bày hiểu biết của em về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn TK XV
2. Hãy cho biết nghệ thuật quân sự đó đã trở thành bài học trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc ta giai đoạn sau như thế nào?
HƯỚNG DẪN
1. Lãnh đạo:
Căn cứ:
Diễn biến chính:
Kết quả:
2. Nghệ thuật:
– Bài học:
GIÚP MK VS MAI MK PHẢI NỘP RỒI

0 bình luận về “Qua việc các em đã được học về khởi nghĩa Lam Sơn, Em hãy: 1. Trình bày hiểu biết của em về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn TK XV 2. Hãy cho biết nghệ thuật”

  1. 1. Khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427) là cuộc khởi nghĩa đánh đuổi quân Minh xâm lược về nước do Lê Lợi lãnh đạo và kết thúc bằng việc giành lại độc lập cho nước Đại Việt và sự thành lập nhà Hậu Lê.

    Khởi nghĩa Lam Sơn gồm ba giai đoạn lớn: hoạt động ở vùng núi Thanh Hoá (1418-1423), tiến vào phía nam (1424-1425) và giải phóng Đông Quan (1426-1427)

    – lãnh đạo: lê lợi

    – căn cứ: núi rừng Lam Sơn (Thọ Xuân, Thanh Hóa)

    -diễn biến chính:

    + hoạt động ở vùng núi Thanh Hoá (1418-1423):

    Thời kỳ hoạt động ở vùng núi Thanh Hóa là giai đoạn khó khăn nhất của cuộc khởi nghĩa. Trong thời gian đầu, lực lượng của quân Lam Sơn chỉ có vài ngàn người, lương thực thiếu thốn, thường chỉ thắng được vài trận nhỏ và hay bị quân Minh do các tướng như Lý Bân, Phương Chính chỉ huy đánh bại.

    Bị quân Minh vây đánh nhiều trận, quân Lam Sơn khốn đốn 3 lần phải rút chạy lên núi Chí Linh những năm 1418, 1419, 1422 và một lần cố thủ ở Sách Khôi năm 1422. Một lần bị quân Minh vây gắt ở núi Chí Linh, quân sĩ hết lương, một nghĩa sĩ của Lê Lợi là Lê Lai theo gương Kỷ Tín nhà Tây Hán phải đóng giả làm Lê Lợi, dẫn quân ra ngoài nhử quân Minh. Quân Minh tưởng là bắt được chúa Lam Sơn nên lơi lỏng phòng bị, Lê Lợi và các tướng lĩnh thừa cơ mở đường khác chạy thoát. Lê Lai bị quân Minh giải về Đông Quan và bị giết.

    Ngoài quân Minh, Lê Lợi và quân Lam Sơn còn phải đối phó với một bộ phận các tù trưởng miền núi tại địa phương theo nhà Minh và quân nước Ai Lao (Lào) bị xúi giục hùa theo. Dù gặp nhiều khó khăn, quân Lam Sơn mấy lần đánh bại quân Ai Lao có lực lượng đông hơn. Tuy nhiên do lực lượng chưa đủ mạnh nên Lê Lợi thường cùng quân Lam Sơn phải ẩn náu trong rừng núi, nhiều lần phải ăn rau củ và măng tre lâu ngày; có lần ông phải giết cả voi và ngựa chiến của mình để cho tướng sĩ 

    Trước tình thế hiểm nghèo, Lê Lợi phải xin giảng hòa với quân Minh năm 1422. Đến năm 1423, khi thực lực được củng cố, lại thấy quân Minh bắt giữ sứ giả, Lê Lợi liền tuyệt giao cắt đứt giảng hòa.

    +

    Theo kế của Nguyễn Chích, năm 1424, Lê Lợi quyết định đưa quân vào đồng bằng Nghệ An. Tiến vào Nghệ An là một bước ngoặt về chiến thuật trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

    Trên đường đi, quân Lam Sơn hạ thành Đa Căng (Bất Căng, Thọ Xuân) do Lương Nhữ Hốt giữ, đánh lui quân cứu viện của viên tù trưởng địa phương theo quân Minh là Cầm Bành. Sau đó quân Lam Sơn đánh thành Trà Lân. Tướng Minh là Trần Trí mang quân từ Nghệ An tới cứu Cầm Bành, bị quân Lam Sơn đánh lui. Lê Lợi vây Cầm Bành, Trần Trí đóng ngoài xa không dám cứu. Bị vây ngặt lâu ngày, Cầm Bành phải đầu hàng.

    Lê Lợi sai Đinh Liệt mang quân vào đánh Nghệ An, lại mang quân chủ lực cùng tiến vào, Trần Trí bị thua liền mấy trận phải rút vào thành cố thủ.

    Lý An, Phương Chính từ Đông Quan (thuộc Đông Hưng, Thái Bình) vào cứu Trần Trí ở Nghệ An, Trí cũng mang quân ra ngoài đánh. Lê Lợi dùng kế nhử địch đến sông Độ Gia phá tan. Trần Trí chạy về Đông Quan, còn An và Chính lại chạy vào thành Nghệ An.

    Tháng 5 năm 1425, Lê Lợi lại sai Đinh Lễ đem quân ra đánh Diễn Châu, quân Minh thua chạy về Tây Đô (Thanh Hóa). Sau đó ông lại điều Lê Sát, Lưu Nhân Chú, Lê Triện tiếp ứng cho Đinh Lễ đánh ra Tây Đô, quân Minh ra đánh lại bị thua phải rút vào cố thủ trong thành.

    Lê Lợi một mặt siết vòng vây quanh thành Nghệ An và Tây Đô, mặt khác sai Trần Nguyên Hãn, Doãn Nỗ, Lê Đa Bồ đem quân vào nam đánh Tân Bình, Thuận Hóa. Tướng Minh là Nhậm Năng ra đánh bị phá tan. Sau Lê Lợi lại sai Lê Ngân, Lê Văn An mang thủy quân tiếp ứng cho Trần Nguyên Hãn chiếm đất Tân Bình, Thuận Hoá. Quân Minh phải rút vào cố thủ nốt.

    Như vậy đến cuối năm 1425, Lê Lợi làm chủ toàn bộ đất đai từ Thanh Hóa trở vào, các thành địch đều bị bao vây.

    +giải phóng Đông Quan (1426-1427)

    Sau khi cắt đứt giảng hòa, Lê Lợi sai các tướng đi đánh chiếm các thành ở Bắc Bộ như Điêu Diêu (Thị Cầu, Bắc Ninh), Tam Giang (Tam Đái, Phú Thọ), Xương Giang (phủ Lạng Thương), Kỳ Ôn, không lâu sau đều hạ được.

    Đầu năm 1427, Lê Lợi chia quân tiến qua sông Nhị Hà, đóng dinh ở Bồ Đề[48], sai các tướng đánh thành Đông Quan. Ông đặt kỷ luật quân đội rất nghiêm để yên lòng nhân dân. Do đó quân Lam Sơn đi đến các nơi rất được lòng dân.

    Tướng Minh là Thái Phúc nộp thành Nghệ An xin hàng. Lê Lợi sai Thượng thư bộ Lại là Nguyễn Trãi viết thư dụ địch ở các thành khác ra hàng.

    Nhân lúc quân Lam Sơn vây thành có vẻ lơi lỏng, quân Minh ở Đông Quan ra đánh úp. Lê Triện tử trận ở Từ Liêm, Đinh Lễ  Nguyễn Xí bị bắt ở Thanh Trì. Đinh Lễ bị giặc giết hại, sau Nguyễn Xí lợi dụng một đêm mưa giông mà trốn thoát được.

    – kết quả: khởi nghĩa hoàn toàn thắng lợi, lê lơi lên ngôi vua

    -bài học: Khởi nghĩa Lam Sơn đã phát triển thành cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, quy mô trên cả nước. Chiến thắng Chi Lăng – Xương Giang tiêu diệt hoàn toàn 10 vạn quân tiếp viện của nhà Minh, có ý nghĩa quyết định thắng lợi của cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc sau 10 năm chiến đấu bền bỉ, ngoan cường.

    2 Khởi nghĩa Tây Sơn (1771-1789)

    – lãnh đạo:  ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ

    –  căn cứ: ban đầu ở vùng Tây Sơn thượng đạo sau mở rộng xuống Tây Sơn hạ đạo (Kiên Mĩ).

    – Diễn biến chính:

    +

    1. Lật đổ chính quyền họ Nguyễn

    – Cuối năm 1773, quân Tây Sơn đã kiểm soát phần lớn phủ Quy Nhơn.

    – Tháng 9 – 1773, nghĩa quân hạ được thành Quy Nhơn, đến năm 1774 kiểm soát vùng đất từ Quảng Ngãi đến Bình Thuận.

    – Chúa Trịnh, phái quân đánh chiếm Phú Xuân, chúa Nguyên phải rút vào Gia Định.

    – Quân Tây Sơn lâm vào thế bất lợi. Năm 1775, Nguyễn Nhạc phải tạm hòa hoãn với Họ Trịnh để dồn sức đánh họ Nguyễn.

    – Từ 1776 – 1783, quân Tây Sơn bốn lần đánh vào Gia Định.

    – Năm 1777, chính quyền họ Nguyễn bị lật đổ.

    +chiến thắng rạch gầm xoài mút

    Tháng 7 – 1784, quân Xiêm kéo vào Gia Định, đánh chiếm hết miền tây Gia Định.

    – Tháng 1/1785, Nguyễn Huệ tiến quân vào Gia Định, chọn Rạch Gầm – Xoài Mút làm trận địa quyết chiến, bố trí trận địa mai phục.

    – Rạng sáng ngày 19 – 1 – 1785, Nguyễn Huệ dùng mưu nhử địch vào trận địa mai phục, thủy binh ta từ nhiều phía xông ra đánh thẳng vào đội hình quân địch.

    – Quân Xiêm bị đánh tan, Nguyễn Ánh thoát chết, chạy sang Xiêm lưu vong.

    – Đập tan âm mưu xâm lược của phong kiến Xiêm.

    – Khẳng định sức mạnh của nghĩa quân và tài chỉ huy quân sự tuyệt vời của Nguyễn Huệ.

    +Tây Sơn hạ thành Phú Xuân – Tiến ra Bắc Hà diệt họ Trịnh
    +Nguyễn Hữu Chỉnh mưu phản – Nguyễn Huệ thu phục Bắc Hà
    +Quân Thanh xâm lược nước ta

    -bài học: chiến thắng vang dôi dánh dấu mốc lich sử quan trong

    Bình luận

Viết một bình luận