quan điểm hồ chí minh về văn hóa văn nghệ

quan điểm hồ chí minh về văn hóa văn nghệ

0 bình luận về “quan điểm hồ chí minh về văn hóa văn nghệ”

  1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá, nghệ thuật được coi là một di sản phi vật thể quý báu của dân tộc Việt Nam. Thế giới suy tôn Người là danh nhân văn hóa bởi Người là một nhà văn hóa hành động theo đúng nghĩa “nếu văn hoá là nhu cầu của sự sinh tồn của loài người thì văn hoá ấy phải phục vụ cho chính con người”. Trong tư tưởng của Người, văn hoá được đề cập đến hết sức bình dị mà sâu sắc, bao hàm cả văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá. Văn hoá là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người sản sinh ra nhằm thích ứng nhu cầu của đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”.Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, văn học, nghệ thuật là một trong những cách thể hiện đặc biệt và hiệu quả trên mặt trận văn hoá mà Người đề cập đến. Mặt trận văn hóa cũng như các mặt trận chính trị, quân sự, kinh tế… Xem văn hóa, nghệ thuật là một mặt trận nhằm nhấn mạnh đến tính chất quyết liệt của cuộc đấu tranh trên mặt trận này. Tuy không có tiếng súng, kẻ thù không trực tiếp, nhưng tính chất phức tạp và quyết liệt của mặt trận này đã được thực tiễn lịch sử chứng minh. Quan điểm này từng được Người phát biểu từ thời kỳ trước cách mạng và những năm đầu của cuộc kháng chiến.

    Bình luận
  2. Các lĩnh vực văn hoá là bộ phận cấu thành nền văn hoá. Ở đây,  chỉ đề cập ba lĩnh vực chính: văn hoá giác dục, văn học – nghệ thuật, văn hoá đời sống.

    * Văn hoá giáo dục

    Những quan điểm của Hồ Chí Minh về văn hoá giáo dục tập trung ở các điểm sau:

    –    Mục tiêu của văn hoá giáo dục là thực hiện cả ba chức năng của văn hoá bằng giáo dục, có nghĩa là bằng dạy và học. Đó là đào tạo những con người toàn diện vừa có đức vừa có tài, những công dân biết làm và đủ điều kiện làm chủ để xây dựng và bảo vệ đất nước. Đó là cải tạo trí thức cũ, đào tạo trí thức mới, thực hiện công nông trí thức hoá, trí thức công nông hoá, xây dựng đội ngũ trí thức ngày càng đông đảo, trình độ ngày càng cao.

    –  Chương trình, nội dung dạy và học thật khoa học, thật hợp lý, phù hợp với những bước phát triển của nước ta, phản ánh được mục tiêu không chỉ dạy và học chữ mà phải dạy và học làm người.

    –  Học đi đôi với hành, lý luận phải liên hệ với thực tế, học tập phải kết hợp với lao động, phải luôn luôn gắn nội dung giáo dục với thực tiễn Việt Nam. Có như vậy, văn hoá giáo dục mới có tính hướng đích đúng đắn, rõ ràng, thiết thực.

    –  Phải tạo môi trưòng giáo dục lành mạnh, -dân chủ trường phải ra trường, lớp phải ra lớp, thầy ra thầy, trò ra trò. Đồng thời phải phối hợp cả ba khâu nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục.

    –  Học ở mọi nơi, mọi lúc, học mọi người: học suốt đời; phải coi trọng việc tự học, tự đào tạo và đào tạo lại.

    *  Văn học – nghệ thuật

    Văn học, nghệ thuật gọi chung là văn nghệ. Văn nghệ là biểu hiện tập trung nhất của nền văn hoá là đỉnh cao của đời sống tinh thần, là hình ảnh của tâm hồn dân tộc. Trong lịch sử phát triển, dân tộc Việt Nam là dân tộc rất quý trọng văn nghệ và văn nghệ cũng đã trở thành nhu cầu không thể thiếu của nhân dân ta. Tiếp nối truyền thống dân tộc, Hồ Chí Minh là một chiến sĩ tiên phong trong sáng tạo văn nghệ và là người đã khai sinh một nền văn nghệ cách mạng Việt Nam. Cống hiến của Hồ Chí Minh về văn nghệ là bộ phận đặc sắc trong sự nghiệp của Người đã để lại cho Đảng, cho dân tộc.

    Quan điểm của Hồ Chí Minh về văn nghệ có thể tóm tắt như sau:

     

    Văn nghệ là mặt trận, nghệ sĩ là chiến sĩ, tác phẩm văn nghệ là vũ khí sắc bén trong đấu tranh cách mạng, trong xây dựng xã hội mới, con người mới.

    Quan điểm trên đặc biệt có ý nghĩa to lớn trong việc tập hợp ngày càng đông đảo văn nghệ sĩ vào một mặt trận chiến đấu bằng vũ khí sắc bén của mình trên tinh thần: nay ở trong thơ nên có thép, nhà thơ cũng phải biết xung phong. Và hướng vào việc “phò chính trừ tà”, “phụng sự kháng chiến, phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân”, đặc biệt là trong việc xây dựng con người mới, xã hội mới.

    Quan điểm trên của Hồ Chí Minh đã tạo nên một nền văn nghệ cách mạng và đội ngũ các nghệ sĩ cách mạng. Nó đặt văn nghệ cách mạng của ta vào vị trí tiên phòng chống đế quốc thực dân của thế kỷ XX.

    Văn nghệ phải gắn với thực tiễn đời sống nhân dân.

    Thực tiễn đời sống nhân dân là lao động, chiến đấu, sinh hoạt và xây dựng xã hội mới. Văn nghệ phản ánh và hướng thực tiễn ấy phát triển theo quy luật của cái đẹp. Cái đẹp của cuộc sống đang vận động và biến đổi, do con người tạo ra, đồng thời cũng tạo ra sự hoàn thiện của con người chứ không phải là cái đẹp siêu thực, vĩnh hằng. Theo tinh thần đó, Hồ Chí Minh yêu cầu chiến sĩ văn nghệ phải thật hoà mình với quần chúng, nguồn nhựa sống sáng tác của nhà văn là từ nhân dân. Nhà văn quên điều đó thì nhân dân cũng quên nhà văn.

    Quan điểm trên của Hồ Chí Minh đã mang lại cho nền văn nghệ cách mạng ở ta tính dân tộc, tính nhân dân, tính hiện thực sâu sắc.

     Phải có những tác phẩm văn nghệ xứng đáng với thời đại mới của đất nước, của dân tộc. Phải phản ánh cho hay, cho chân thật, cho hùng hồn sự nghiệp cách mạng của nhân dân.

    Hồ Chí Minh nói với văn nghệ sĩ: “Quần chúng đang chờ đợi những tác phẩm văn nghệ xứng đáng với thời đại vẻ vang của chúng ta”. “Quần chúng mong muốn những tác phẩm có nội dung chân thật và phong phú, có hình thức trong sáng và vui tươi. Khi chưa xem thì muốn xem, xem rồi thì có bổ ích”. Và theo Người, “một tác phẩm văn chương không cứ dài mới hay. Khi nào tác phẩm ấy chỉ diễn đạt vừa đủ những điều đáng nói, khi nó được trình bày sao cho mọi người ai cũng hiểu được, và khi đọc xong độc giả phải suy ngẫm, thì tác phẩm ấy mới xem như một tác phẩm hay và biên soạn tốt”

    Tính chân thực không đối lập với sự hư cấu. Hư cấu từ hiện thực, hướng người đọc vươn tới cái cần có, cái lý tưởng. Đó là tính hướng đích của văn nghệ. Sự phong phú không phải chỉ đòi hỏi ở nội dung mà còn ở thể loại của tác phẩm văn nghệ. Hồ Chí Minh nêu: “cần làm cho món ăn tinh thần được phong phú, không nên bắt mọi người chỉ được ăn một món thôi. Cũng như vào vườn hoa, cần cho mọi người thấy được nhiều loại hoa đẹp”

    Định hướng mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là duy nhất và cũng là đề tài bao trùm nhất của Hồ Chí Minh. Người nói: “Về nội dung viết, mà các cô các chú gọi là “đề tài”, thì tất cả những bài Bác viết chỉ có một “đề tài” là: chống thực dân đế quốc, chống phong kiến địa chủ, tuyên truyền độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Đó cũng là đề tài bao trùm của giới văn nghệ sĩ nước nhà, thể hiện bằng nhiều thể loại, nhiều tác phẩm. Chính điều đó mở ra con đường sáng tạo không giới hạn của văn nghệ sĩ.

    Bình luận

Viết một bình luận