quan hệ giữa đầu hội đồng bảo an và đại hội đồng của liên hợp quốc là

quan hệ giữa đầu hội đồng bảo an và đại hội đồng của liên hợp quốc là

0 bình luận về “quan hệ giữa đầu hội đồng bảo an và đại hội đồng của liên hợp quốc là”

  1. Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc (tiếng Anh: United Nations Security Council, viết tắt UNSC) là cơ quan chính trị quan trọng nhất và hoạt động thường xuyên của Liên Hiệp Quốc, chịu trách nhiệm chính về việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế. Những nghị quyết của Hội đồng Bảo an được thông qua mà phù hợp với Hiến chương Liên Hiệp Quốc thì bắt buộc các nước hội viên của Liên Hiệp Quốc phải thi hành. Hội đồng Bảo an không phục tùng Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc.

    Mọi nghị quyết của Hội đồng Bảo an chỉ được thông qua với sự nhất trí của 5 nước thành viên thường trực là Mỹ, Anh, Pháp, Nga và Trung Quốc[1]. Mỗi khi có một nghị quyết của Hội đồng Bảo an không được thông qua do 1 nước thành viên thường trực bỏ phiếu chống, ta nói rằng nước đó đã phủ quyết.

    Ngoài 5 thành viên thường trực, còn có các nước thành viên không thường trực (các thành viên này do các nước luân phiên nhau đảm nhiệm theo kết quả bầu cử tại đại hội đồng). Từ 1946 đến 1965, Hội đồng Bảo an chỉ có 6 thành viên luân phiên (theo bầu cử) nhưng con số này sau đó được mở rộng lên 10 thành viên với định mức cho mỗi khu vực như sau: 2 ghế cho các khu vực châu Phi, châu Á, châu Mỹ, và Tây Âu, 1 ghế cho Đông Âu, và ghế còn lại luân phiên giữa châu Phi và châu Á (hiện đang đến phiên của châu Phi). Các nước thành viên luân phiên được chia thành 2 nhóm với nhiệm kỳ 2 năm xen kẽ nhau, tức mỗi năm có 5 thành viên ra đi để nhường chỗ cho 5 gương mặt mới.

    Cùng với sự đổi thay của thế giới, Hội đồng Bảo an đang đứng trước yêu cầu phải “làm mới bản thân”, trong đó quy mô của số thành viên thường trực là một vấn đề gây tranh cãi. Theo một kế hoạch cải tổ được đề xuất gần đây, số thành viên thường trực có thể sẽ tăng thêm 5 quốc gia nữa, trong đó các ứng cử viên được đề cập nhiều nhất là Đức, Nhật Bản, Brasil, Ấn Độ và 1 quốc gia châu Phi (có thể là Nam Phi hoặc Nigeria). Gần đây, đại diện của một số quốc gia gợi ý rằng có thể 5 thành viên thường trực mới sẽ không được trao quyền phủ quyết. Những đề xuất trên vẫn còn nằm trong vòng tranh cãi.

    Theo chương Sáu của bản Hiến chương: “Giải quyết các tranh chấp vì mục đích hoà bình”, Hội đồng Bảo an “có thể điều tra bất cứ vụ tranh chấp nào, hoặc bất cứ tình huống nào có thể dẫn đến sự xung đột quốc tế hoặc khơi mào một cuộc tranh chấp”. Hội đồng có thể “đề xuất những thủ tục hoặc phương pháp điều chỉnh” nếu Hội đồng xét thấy tình huống có thể gây nguy hại cho hoà bình và an ninh quốc tế. Những đề xuất này có tính ràng buộc đối với các thành viên Liên Hiệp Quốc.

    Chương Bảy dành cho Hội đồng quyền hạn lớn hơn để chọn lựa biện pháp cần thiết trong những tình huống “đe dọa hoà bình, xâm phạm hoà bình hoặc tiến hành xâm lấn”. Trong những tình huống như thế, Hội đồng không bị giới hạn trong việc đưa ra những đề xuất nhưng có quyền hành động, bao gồm cả việc sử dụng lực lượng vũ trang “để duy trì hoặc phục hồi hoà bình và an ninh quốc tế”. Điều này là nền tảng cho hoạt động quân sự của Liên Hiệp Quốc tại bán đảo Triều Tiên năm 1950 trong Chiến tranh Triều Tiên và việc sử dụng quân lực liên minh tại Iraq và Kuwait năm 1991. Chiếu theo Chương Bảy các quyết định, như cấm vận kinh tế, có giá trị ràng buộc trên các thành viên Liên Hiệp Quốc.

    Vai trò của Liên Hiệp Quốc trong nền an ninh chung của quốc tế được định nghĩa bởi Hiến chương Liên Hiệp Quốc, dành cho Hội đồng Bảo an quyền lực để:

    Điều tra bất cứ tình huống nào đe dọa hoà bình quốc tế;
    Đề xuất những thủ tục nhằm giải quyết các tranh chấp cách hoà bình;
    Kêu gọi các quốc gia thành viên gián đoạn hoàn toàn hoặc một phần quan hệ kinh tế cũng như các tiếp xúc viễn thông, bưu chính, hàng không, hàng hải, hoặc cắt đứt quan hệ ngoại giao; và
    Thi hành nghị quyết của Hội đồng bằng các biện pháp quân sự, nếu xét thấy cần thiết.
    Liên Hiệp Quốc đã giúp ngăn chặn nhiều vụ bùng nổ vũ lực quốc tế để không trở thành những xung đột rộng lớn hơn. Tổ chức này cũng giúp mở lối giải quyết những tranh chấp qua thương thảo nhờ chức năng của mình như là một trung tâm thảo luận và thương thuyết, cũng như thông qua các hoạt động được LHQ bảo trợ như sứ mạng tìm hiểu sự thật, các nhà trung gian hoà giải, và những quan sát viên các cuộc ngừng bắn. Lực lượng Gìn giữ Hoà bình của Liên Hiệp Quốc, với binh sĩ và trang bị được cung ứng bởi các quốc gia thành viên, thường chứng tỏ đủ khả năng hạn chế hoặc ngăn chặn những cuộc xung đột. Chìa khoá dẫn đến những thành công của nỗ lực gìn giữ hoà bình của Liên Hiệp Quốc là thiện chí của các bên trong một cuộc xung đột muốn tiến tới một giải pháp hoà bình qua một tiến trình chính trị khả thi.

    Bình luận
  2. Quan hệ giữa hội đồng bảo an và đại hội đồng của liên hợp quốc là đối tác.

    Năm 2019 ghi dấu ấn ngoại giao khi Việt Nam được tín nhiệm bầu làm Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020 – 2021. Đây là kết quả tổng hợp của một quá trình trong đó có việc xây dựng nghị trình vận động tranh cử mà một trong những nội dung nổi bật là thúc đẩy quan hệ đối tác giữa Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc với các tổ chức khu vực nhằm góp phần hoàn thành sứ mệnh ngăn ngừa xung đột và duy trì hòa bình, an ninh tại các khu vực và trên thế giới.

    Bình luận

Viết một bình luận