Quần thể có phải là một tập hợp vô tổ chức của các sinh vật không? Phân loại quần thể.
0 bình luận về “Quần thể có phải là một tập hợp vô tổ chức của các sinh vật không? Phân loại quần thể.”
Quần thể sinh vật không phải là 1 tập hợp vô tổ chức do các cá thể trong quần thể có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau qua các mối quan hệ sinh thái và tập tính.
1. Quần thể không phải là một tập hợp vô tổ chức của các sinh vật cùng loài, cùng sinh sống một nơi mà chúng chỉ được coi là quân thể khi:
– Chúng có cấu trúc ổn định, thể hiện qua sự ổn định về các đặc trưng cơ bản của quần thể.
– Giữa quần thể và môi trường có sự trao đổi vật chất và truyền năng lượng, quần thể có khả năng tự điều chỉnh phù hợp với sức chứa của môi trường.
– Các cá thể trong quần thể có khả năng sinh sản và số lượng cá thể trong quần thể luôn biến động phụ thuộc vào sự thay đổi của các nhân tố môi trường.
– Các cá thể trong quần thể liên hệ với nhau nhờ các mối quan hệ sinh thái và trao đổi với môi trường. Các cá thể trong quần thể thích nghi với điều kiện sống của môi trường.
2. Phân loại quần thể
– Quần thể dưới loài: là các quần thể cùng loài được hình thành do sự sai khác nhau về tính chất lãnh thổ phân bố.
– Quần thể địa lí: trong nhiều trường hợp, quần thể dưới loài phân thành các quần thể địa lí khác nhau, do sự khác biệt bởi các điều kiện về khí hậu và cảnh quan vùng phân bố.
– Quần thể sinh thái: quần thể địa lí lại phân thành những quần thể sinh thái, bao gồm những cá thể cùng loài sống trong cùng một sinh cảnh.
– Quần thể yếu tố: quần thể của các cá thể cùng loài sống trong một khu vực nhỏ nhất định của sinh cảnh, trong trường hợp sinh cảnh ít đồng nhất và có thể phân thành nhiều khu vực khác nhau về thổ nhưỡng, ánh sáng,… hình thành các quần thể yếu tố khác nhau.
Quần thể sinh vật không phải là 1 tập hợp vô tổ chức do các cá thể trong quần thể có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau qua các mối quan hệ sinh thái và tập tính.
1. Quần thể không phải là một tập hợp vô tổ chức của các sinh vật cùng loài, cùng sinh sống một nơi mà chúng chỉ được coi là quân thể khi:
– Chúng có cấu trúc ổn định, thể hiện qua sự ổn định về các đặc trưng cơ bản của quần thể.
– Giữa quần thể và môi trường có sự trao đổi vật chất và truyền năng lượng, quần thể có khả năng tự điều chỉnh phù hợp với sức chứa của môi trường.
– Các cá thể trong quần thể có khả năng sinh sản và số lượng cá thể trong quần thể luôn biến động phụ thuộc vào sự thay đổi của các nhân tố môi trường.
– Các cá thể trong quần thể liên hệ với nhau nhờ các mối quan hệ sinh thái và trao đổi với môi trường. Các cá thể trong quần thể thích nghi với điều kiện sống của môi trường.
2. Phân loại quần thể
– Quần thể dưới loài: là các quần thể cùng loài được hình thành do sự sai khác nhau về tính chất lãnh thổ phân bố.
– Quần thể địa lí: trong nhiều trường hợp, quần thể dưới loài phân thành các quần thể địa lí khác nhau, do sự khác biệt bởi các điều kiện về khí hậu và cảnh quan vùng phân bố.
– Quần thể sinh thái: quần thể địa lí lại phân thành những quần thể sinh thái, bao gồm những cá thể cùng loài sống trong cùng một sinh cảnh.
– Quần thể yếu tố: quần thể của các cá thể cùng loài sống trong một khu vực nhỏ nhất định của sinh cảnh, trong trường hợp sinh cảnh ít đồng nhất và có thể phân thành nhiều khu vực khác nhau về thổ nhưỡng, ánh sáng,… hình thành các quần thể yếu tố khác nhau.