1 so sánh cấu tạo của dạ dày và ruột non ,ruột già trong ống tiêu hóa của người 2 vì sao sự hấp thụ và vận chuyển các chất lại được tiến hành theo hai

By Amaya

1 so sánh cấu tạo của dạ dày và ruột non ,ruột già trong ống tiêu hóa của người
2 vì sao sự hấp thụ và vận chuyển các chất lại được tiến hành theo hai con đường máu và bạch huyết
3 Giải thích vì sao khi đun bếp than trong phòng kín thường gây ra hiện tượng ngạt thở?
4 theo em nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể người phụ thuộc vào yếu tố nào
5 Bạn Lan có thói quen rửa mặt, rửa chân tay bằng xà bông sau khi lao động, đi học về…, tắm giặt thường xuyên. Ngày nghỉ bạn thường tắm nắng lúc 8-9h trong vòng 30 đến 40 phút.
Em hãy mục đích việc làm của bạn Lan.
Giải thích cơ sở khoa học của hiện tượng đó.
6 một người sống 80 năm nếu mỗi chu kì tim trung bình kéo dài 0.8giây thì người này:
tâm nhĩ làm việc bao nhiêu năm
tâm thất làm việc bao nhiêu năm
tâm không làm việc bao nhiêu năm

0 bình luận về “1 so sánh cấu tạo của dạ dày và ruột non ,ruột già trong ống tiêu hóa của người 2 vì sao sự hấp thụ và vận chuyển các chất lại được tiến hành theo hai”

  1. Đáp án:

     

    Giải thích các bước giải:

    1. Điểm giống : đều nằm trong ống tiêu hóa ở người.

    Điểm khác :

    -Cấu tạo của dạ dày : là đoạn phình to nhất của ống tiêu hóa có hình túi thắt 2 đầu(đầu trên gắn với thực quản gọi là tâm vị , đầu dưới gắn với tá tràng gọi là môn vị) , dung tích tối đa khoảng 3l.

    +Thành dạ dày có cấu tạo 4 lớp :

    •Lớp màng bọc bên ngoài

    •Lớp cơ gồm : cơ dọc , cơ chéo , cơ vòng

    •Lớp dưới niêm mạc

    •Lớp niêm mạc với nhiều tuyến tiết dịch vị

    -Cấu tạo ruột non:

    +Đặc điểm phù hợp với chức năng tiêu hóa:

    •Thành của ruột non cũng có cấu tạo 4 lớp như ở dạ dày nhưng mỏng hơn , lớp cơ không có cơ vòng

    •Tá tràng là đoạn đầu của ruột non , là nơi có ống dẫn chung để dịch tụy , dịch mật cùng đổ vào.

    •Ở lớp niêm mạc cũng chứa nhiều tuyến ruột tiết dịch ruột và các tế bào tiết chất nhầy.

    •Trong dịch tụy , dịch ruột có đủ các enzim xúc tác phân cắt các phân tử thức ăn phức tạp thành những chất đơn giản để cơ thể hấp thụ

    +Đặc điểm phù hợp chức năng hấp thụ chất dinh dưỡng:

    •Lớp niêm mạc ở ruột non có các nếp gấp với lông ruột và lông ruột cực nhỏ làm tăng diện tích bề mặt trong gấp khoảng 600 lần so với diện tích mặt ngoài.

    •Ruột non ở người trưởng thành dài từ 2,8-3m

    •Mạng mao mạch máu mà mạng mạch bạch huyết phân bố dày đặc tới từng lông ruột.

    -Cấu tạo của ruột già:

    + Manh tràng

    +Kết tràng

    +Trực tràng

    2.Sự hấp thụ và vận chuyển các chất lại được tiến hành theo hai con đường máu và bạch huyết nhằm mục đích :

    +Giảm bớt gánh nặng cho gan trong vai trò điều tiết , điều hòa chất dinh dưỡng và giải độc cho cơ thể

    +Kịp thời vận chuyển các chất dinh dưỡng về tim để theo vòng tuần hoàn đi nuôi cơ thể.

    3. Khi đun bếp than trong phòng kín thường gây ra hiện tượng ngạt thở vì khi đun bếp , nhiều khí $CO_{2}$ sinh ra ,$CO_{2}$ dễ kết hợp với Hb tạo thành hợp chất rất bền vững , khó phân li , mạnh gấp 250 lần so với phản ứng giữa Hb với oxi , làm giảm khả năng vận chuyển oxi và gây ra hiện tượng ngạt thở.

    4.Nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể người phụ thuộc vào yếu tố :

    +Giới tính

    +Độ tuổi

    +Hình thức lao động

    +Trạng thái sinh lí của cơ thể

    5.Giải thích :

     – Da là cơ quan thường xuyên tiếp xúc với môi trường. Vì vậy cần vệ sinh cơ thể thường xuyên, giữ cho da luôn sạch sẽ, tránh các bệnh ngoài da.

     – Tiếp xúc với ánh sáng mặt trời vào buổi sáng giúp cơ thể tạo ra vitamin D chống còi xương.

    6.

    Thời gian phi nhĩ co bằng $\frac{1}{8}$ thời gian hoạt động của tim nên thời gian tâm nhĩ làm việc của người 80 tuổi là : 80.$\frac{1}{8}$=10(năm)

    Thời gian pha thất co bằng $\frac{3}{8}$ thời gian hoạt động của tim nên thời gian tâm thất làm việc của người 80 tuổi là :80.$\frac{3}{8}$=30(năm)

    Thời gian tim không làm việc ( pha dãn chung): 80-10-30=40(năm)

    ##NoCopy.

    Trả lời
  2. Đáp án:

    1. So sánh cấu tạo của dạ dày và ruột non, ruột già trong ống tiêu hóa của người?

    * Giống nhau:

    – Đều là thành phần cấu tạo nên ống tiêu hóa

    – Đều được cấu tạo bởi 4 lớp: Lớp màng, lớp cơ, lớp dưới niêm mạc và lớp niêm mạc

    – Đều được phân thành 3 phần

    – Đều diễn ra các hoạt động tiêu hóa

    * Khác nhau:

    – Dạ dày:

    + Dạng tủi thắt 2 đầu, là phần phình to nhất trong ống tiêu hóa

    + Gồm 3 phần: tâm vị, thân vị, môn vị

    + Thành dạ dày: Dày nhất, đặc biệt có lớp cơ khỏe gồm cơ dọc, cơ vòng và cơ chéo

    – Ruôt non:

    + Tiết diện hẹp, là đoạn dài nhất trong ống tiêu hóa

    + Gồm 3 phần: tá tràng, hỗng tràng, hồi tràng

    + Thành ruột non: Mỏng hơn dạ dày, lớp cơ chỉ có cơ dọc, cơ vòng

    – Ruột già:

    + Tiết diện lớn hơn ruột non, là đoạn cuối trong ống tiêu hóa

    + Gồm 3 phần: manh tràng, kết tràng, trực tràng

    + Thành ruột già: Mỏng và yếu, lớp cơ chỉ có cơ dọc, cơ vòng

    2. Vì sao sự hấp thụ và vận chuyển các chất lại được tiến hành theo hai con đường máu và bạch huyết?

    – Sự hấp thu và vận chuyển các chất được tiến hành theo 2 con đường máu và bạch huyết là nhằm:

    + Giảm bớt gánh nặng cho gan trong vai trò điều tiết, điều hòa các chất dinh dưỡng và giải độc cho cơ thể

    + Kịp thời vận chuyển các chất dinh dưỡng về tim để theo vòng tuần hoàn máu đi nuôi cơ thể

    3. Giải thích vì sao khi đun bếp than trong phòng kín thường gây ra hiện tượng ngạt thở?

    – Đun bếp than trong phòng kín xảy ra hiện tượng:

    + Hàm lượng khí O2 giảm; hàm lượng co, C02 tăng

    + Hb kết hợp dễ dàng có tạo thành cacboxihêmôglôbin qua phản ứng:

    Hb + CO → HbCO

    ⇒ HbCO là một hợp chất rất bền, khó bị phân tích, do đó máu thiếu Hb tự do chuyên chở $O_{2}$ ⇒ cơ thể thiếu $O_{2}$ nên có cảm giác ngạt thở. Nếu xảy ra trong thời gian dài sẽ dẫn đến tử vong

    4. Theo em nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể người phụ thuộc vào yếu tố nào?

    – Nhu cầu dinh dưỡng của con người phụ thuộc vào 4 yếu tố:

    + Giới tính

    + Độ tuổi

    + Hình thức lao động

    + Trạng thái sinh lí của cơ thể

    5. Bạn Lan có thói quen rửa mặt, rửa chân tay bằng xà bông sau khi lao động, đi học về…, tắm giặt thường xuyên. Ngày nghỉ bạn thường tắm nắng lúc 8-9h trong vòng 30 đến 40 phút. Em hãy mục đích việc làm của bạn Lan. Giải thích cơ sở khoa học của hiện tượng đó?

    * Mục đích việc làm của bạn Hoa:

    + Bảo vệ da, bảo vệ cơ thể khỏi vi khuẩn gây hại (rửa mặt, chân, tay bàng xà phòng sau khi lao động, đi học về…tắm giặt thường xuyên)

    + Rèn luyện da (thường tắm nắng lúc 8- 9h khoảng 30145 phút)

    + Phòng chống các bệnh ngoài da (tắm giặt thường xuyên)

    * Cơ sở khoa học của việc làm đó.

    + Rửa mặt, chân, tay bằng xà phòng sau khi lao động, đi học về: Sau khi lao động hay đi học về, trên cơ thể chúng ta, đặc biệt là tay, chân, mặt trực tiếp chịu tác động của các yếu tố môi trường nên sẽ có nhiều tác nhân bám vào như, bụi, vi khuẩn…mà vi khuẩn thì chỉ có thể được rửa sạch bằng xà phòng. Vì thế, rửa tay, chân, mặt bằng xà phòng là biện pháp hữu hiệu giúp bảo vệ da và cơ thể khỏi tác nhân gây hại

    + Thường tắm nắng lúc 8- 9h khoảng 30 – 45 phút: Vào lúc 8 – 9 giờ là thời điểm thích hợp để tắm nắng, giúp da tăng cường sức chống chịu với môi trường, đồng thời giúp cơ thể tổng hợp vitamin D để có khả năng hấp thụ $Ca^{++}$ có tác dụng giúp xương phát triển bền vững. Thời gian tắm khoảng 30- 45 phút là phù hợp với rèn luyện da

    + Tắm giặt thường xuyên: Ở ngoài da luôn có các tế bào bị chết và các chất thải được bài tiết qua da. Đây là môi trường thuận lợi cho các hại khuẩn phát triển, vì thế tắm – giặt thường xuyên là biện pháp giúp chúng ta loại bỏ các hại khuẩn đó, đồng thời tạo cho da sự thông thoáng để thực hiện chức năng được tốt hơn

    6. Một người sống 80 năm nếu mỗi chu kì tim trung bình kéo dài 0.8 giây thì người này: tâm nhĩ làm việc bao nhiêu năm tâm thất làm việc bao nhiêu năm tâm không làm việc bao nhiêu năm? 

    – Nếu mỗi chu kì kéo dài 0,8 giây, mỗi chu kì tim gồm 3 pha:

    + Pha co tâm nhĩ: 0,1 giây

    + Pha co tâm thất: 0,3 giây

    + Pha dãn chung: 0,4 giây

    – Số chu kì tim trong một phút là:

    60 : 0,8 = 75 chu kì

    – Số chu kì tim trong một ngày là:

    75 x 60 x 24 = 108000 chu kì

    – Số chu kì tim trong một năm là:

    365 x 108000 = 39420000 chu kì

    – Số chu kì tim trong 80 năm là:

    80 x 39420000 = 3153600000 chu kì

    a.

    – Thời gian tâm nhĩ làm việc trong 80 năm là:

    3153600000 x 0,1 = 315360000 giây

    – Số ngày tâm nhĩ co là:

    315360000 : (24 x 60 x 60) = 3650 ngày

    – Số năm làm việc của tâm nhĩ là:

    3650 : 365 = 10 năm

    b.

    – Thời gian tâm thất làm việc trong 80 năm là:

    3153600000 x 0,3 = 946080000 giây

    – Số ngày tâm thất co là:

    946080000 : (24 x 60 x 60) = 10950 ngày

    – Số năm làm việc của tâm nhĩ là:

    10950 : 365 = 30 năm

    c. 

    – Thời gian tâm không làm việc (nghỉ ngơi) trong 80 năm là:

    3153600000 x 0,4 = 1261440000 giây

    – Số ngày tâm nghỉ là:

    1261440000 : (24 x 60 x 60) = 14600 ngày

    – Số năm không làm việc của tâm là:

    14600 : 365 = 40 năm

    Mình trả lời hay hơn bạn kia nên mong bạn cho mình câu trả lời hay nhất ạ!!

    Mình đang rất cần câu trả lời hay nhất cho nhóm!!

    #Hidden ninja

    Trả lời

Viết một bình luận