1. trước thái độ chống pháp 1 cách yếu ớt của quân triều đình tại GIA ĐỊNH nhân dân dân địa phương đã làm gì? 2.nguyên nhân thất bại, ý nghĩa lịch sử

By Charlie

1. trước thái độ chống pháp 1 cách yếu ớt của quân triều đình tại GIA ĐỊNH nhân dân dân địa phương đã làm gì?
2.nguyên nhân thất bại, ý nghĩa lịch sử phong trào cần vương
3.tính chất của cuộc khởi nghĩa yên thế
4.so sánh thái độ và hành động của nhân dân và triều đình HUẾ trước cuộc xâm lược của thực dân pháp giai đoạn 1858-1873
giúp em nha !!!!

0 bình luận về “1. trước thái độ chống pháp 1 cách yếu ớt của quân triều đình tại GIA ĐỊNH nhân dân dân địa phương đã làm gì? 2.nguyên nhân thất bại, ý nghĩa lịch sử”

  1. Với mong muốn đánh chiếm nhanh Đà Nẵng, rồi sẽ “giáng cho Huế một đòn quyết định”, để có thể làm chủ nước Đại Nam; nhưng ý đồ của Liên quân Pháp  Tây Ban Nha đã không thể thực hiện được, vì vấp phải sự kháng cự của quân và dân nước ấy.

    Bị cầm chân ở Đà Nẵng, tướng Charles Rigault de Genouilly (gọi tắt là De Gelly)[1] buộc phải thay đổi kế hoạch, là rút đi hai phần ba số quân (tức 2.000 người)[2] và 8 trong số 14 chiến thuyền ở mặt trận này để vào đánh chiếm Gia Định.

    Mặc dù được giáo sĩ Pellerin khuyên nên đem quân ra chiếm Bắc Kỳ, vì ở đó có giáo sĩ và giáo dân Thiên Chúa giáo, và những người tôn phù nhà Lê nổi lên góp sức, nhưng sau khi cân nhắc, tướng De Genouilly không tán thành.[3]. Theo thư ngày 29 tháng 1 năm 1859 của viên tướng này gửi Bộ trưởng Hải quân Pháp ở Paris, thì “Sài Gòn nằm trên một con sông mà chiến thuyền của chúng ta dễ vào, và hễ quân lên bộ thì đánh thành ngay, không phải lưng cõng, vai mang, băng đồng mệt nhọc. Sài Gòn lại là một vựa thóc. Nhân dân và binh lính ở kinh thành Huế sống một phần nhờ gạo Sài Gòn. Đến tháng Ba thì thuyền chở thóc gạo, sẽ kéo buồm từ Sài Gòn ra Huế. Chúng tôi quyết chặn thóc gạo đó lại…”[4]

    Như vậy, việc Pháp chọn mặt trận thứ hai ở Sài Gòn, cũng không nằm ngoài mục đích muốn chiếm đóng và tìm kiếm lợi lộc từ nước Việt. Và nếu không thể “đánh nhanh, thắng nhanh” ở Đà Nẵng được, thì Sài Gòn quả là một địa bàn thuận lợi hơn Hà Nội, bởi ở đây có một hệ thống sông rạch chằng chịt, nhiều sản vật, nhiều của cải và nhiều lúa gạo nhất Đại Nam. Cho nên, De Genouilly mong muốn chiếm lĩnh Sài Gòn để có thể “vừa lập nghiệp, vừa phòng thủ”, “vừa hành binh, vừa lưu thông thương mại dễ dàng”. Ngoài việc cắt đứt con đường tiếp tế lương thực cho Huế như đã ghi trên, thực dân Pháp sẽ có thêm điều kiện thuận lợi để thực hiện ý đồ làm chủ lưu vực sông Mê Kông, và xa hơn nữa là phía Bắc…[5].

    Trả lời
  2. Câu 1: Trước thái độ chống Pháp một cách yếu ớt của triều đình Gia Định, nhân dân địa phương đã tự động nổi lên đánh giặc khiến chúng khốn đốn.

    Câu 2: – Nguyên nhân thất bại của phong trào Cần Vương:

    +còn mang tính địa phương, chưa có sự liên kết

    + ko thấy chế độ phong kiến đã lỗi thời

    + hậu cần thiếu thốn, vũ khí thô sơ

    + sự hạn chế về lực lượng chiến thuật và tinh thần chiến đấu

    + thiếu sự tổ chức lãnh đạo thống nhất

    + chưa thúc đẩy động viên khai thác triển để sự ủng hộ của nhân dân, sự mâu thuẫn về tôn giáo và sắc tộc

    – Ý nghĩa lịch sử của phong trào Cần Vương: Phong trào Cần vương thể tinh thần yêu nước, kiên quyết đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân ta: phong trào đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho sự nghiệp đấu tranh giành và bảo vệ độc lập dân tộc…

    Câu 3: Tính chất của cuộc khởi nghĩa Yên Thế: Phong trào nông dân tự phát.

    Câu 4:

    *Thái độ:

     – Nhân dân :sôi sục ý chí căm thù giặc

     – Triều đình Huế: không tỏ rỏ thái độ chống hay hoà

    *Hành động:

     –  Nhân dân: Tự trang bị vũ khí, tự động chống giặc

     – Triều đình Huế: Không tích cực, quyết tâm chống Pháp, chỉ bảo vệ quyền lợi cho dòng họ, giai cấp.

    _____________________

     Ngay sau khi Pháp bắt đầu xâm lược nước ta, nhân dân ta anh dũng chống trả quyết liệt, phong trào ngày càng phát triển cả bề rộng lẫn bề sâu. Lúc đầu chỉ ở Đà Nẵng, sau đến Gia Định và các tỉnh Nam Kỳ, rồi đến Hà Nội và lan ra các tỉnh Bắc Kỳ.

    Trả lời

Viết một bình luận