Bài thơ bếp lửa đi theo mạch cảm xúc như thế nào? Lên 4 tuổi cháu đã quen mùi khói ,…………… Nghĩ lại đến giờ sóng mũi còn cay cay Cho biết rằn

By Savannah

Bài thơ bếp lửa đi theo mạch cảm xúc như thế nào?
Lên 4 tuổi cháu đã quen mùi khói
,……………
Nghĩ lại đến giờ sóng mũi còn cay cay
Cho biết rằng trong khổ thơ này đề cập đến vấn đề nào trong xã hội năm ấy?

0 bình luận về “Bài thơ bếp lửa đi theo mạch cảm xúc như thế nào? Lên 4 tuổi cháu đã quen mùi khói ,…………… Nghĩ lại đến giờ sóng mũi còn cay cay Cho biết rằn”

  1. -Bài thơ bếp lửa đi theo mạch cảm xúc: Mở đầu bài thơ là hình ảnh bếp lửa, từ đó gợi về những kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà.Bây giờ, người cháu nay đã trưởng thành, suy ngẫm, thấu hiểu về bà với bao cảm phục, biết ơn.Từ phương xa, người cháu đã gửi niềm nhớ mong mòn mỏi về với bà của minh.

    -Nó đề cập đến nạn đói năm1945 hoành hành, cướp đi mạng sống của biết bao nhiêu người, quá khứ hiện về nhuốm màu bi thương,người bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy,mùi khói đã gợi dậy biết bao cảm xúc, cái đói hoành hành đã khắc sâu vào tâm trí đứa trẻ,một tuổi thơ không tràn ngập sắc hồng như bao người vẫn nghĩ đến.

    Phần 2 mk nói thêm nha

    Xin hay nhất ‘-‘

    Trả lời
  2. Bài thơ đi theo mạch cảm xúc:

    Hồi tưởng -> hiện tại, kỉ niệm -> suy ngẫm

    => Lựa chọn bố cục với mạch cảm xúc thích hợp để khắc họa kỉ niệm tuổi thơ.

    => Là hình ảnh của bà khắc sâu vào tim cháu, thành chỗ dựa tinh thần để người cháu trưởng thành.

    Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói
    Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi,
    Bố đi đánh xe, khô rạc ngựa gầy,
    Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu
    Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay!

    => Tuổi thơ khắc sâu nỗi ám ảnh của nạn đói năm 1945 – Nỗi đau đơn kinh hoàng của lịch sử. Hơn 2 triệu người dân Việt Nam chết đói trong chính sách cai trị dã man của giặc Nhật, giặc Pháp. 

    Sự kinh hoàng ấy được miêu tả trong bức thư được viết bởi tác giả Vespi “Họ đi thành rặng dài bất tuyệt gồm cả gia đình, già lão có, trẻ con có, đàn ông có, đàn bà có, người nào người nấy rúm người dưới sự nghèo khổ, toàn thân lõa lồ, gầy guộc, giơ xương ra và run rẩy. Ngay cả đến những thiếu nữ tuổi dậy thì, đáng lẽ hết sức e thẹn cũng thế. Thỉnh thoảng họ dừng lại để vuốt mắt cho một người trong bọn họ đã ngã và không bao giờ dậy được nữa, hay để lột miếng giẻ rách không biết gọi là gì cho đúng hãy còn che thân người đó”

    => Đến nỗi nhà thơ Chế Lan Viên từng tổng kết một câu thơ đau đớn:

                  “Cả dân tộc đói nghèo trong rơm rạ”

    Trong câu thơ thứ 2 cũng đã miêu tả được khung cảnh ấy: Đói mòn đói mỏi , khô rạc ngựa gầy

    => Tái hiện lên hình ảnh  xóm làng xơ xác, cùng những con người ốm yếu, gầy gạc, vật lộn mưu sinh.

    Trả lời

Viết một bình luận