Câu 1: Xác định hóa trị của mỗi nguyên tố sau: (1 điểm) a, KCl b, Fe2O3 c, CuO ,

By Mary

Câu 1: Xác định hóa trị của mỗi nguyên tố sau: (1 điểm)
a, KCl b, Fe2O3 c, CuO , d, Ag2O
Câu 2: Hãy chỉ ra đâu là hiện tượng hóa học, hiện tượng vật lí (2,5 điểm)
a. Vào mùa hè băng ở hai cực trái đất tan dần.
b. Thổi hơi thở của chúng ta vào nước vôi trong làm nước vôi trong vẩn đục.
c. Đốt cháy đường mía cháy thành màu đen và mùi khét.
d. Sắt bị nam châm hút ra khỏi hỗn hợp gồm sắt và lưu huỳnh.
e. Đun nóng hỗn hợp gồm sắt và lưu huỳnh trong ống nghiệm. Hỗn hợp nóng sáng lên và chuyển dần thành chất rắn màu xám.
Câu 3: Phát biểu định luật bảo toàn khối lượng? Giải thích vì sao trong một phản ứng hóa học tổng khối lượng của các chất được bảo toàn? (2,5 điểm)
Câu 4: Lập các pthh sau và viết tỉ lệ các cặp chất trên phản ứng ( 3 điểm )
a, Crôm(III) hiđroxit -> Crôm(III) oxit + nước
b, Quặng Pirít sắt + Khí Oxi -> Sắt (III) oxit + Lưu huỳnh điôxit
c, Khí Oxi + Khí hiđrô -> Nước
Câu 5: Tổng số hạt trong hạt nhân là 205. Số hạt notron : tổng số hạt proton và electron bằng 25%. Tính số hạt proton, electron, notron và cho biết số proton nằm trong nguyên tố hóa học nào? (1 điểm)

0 bình luận về “Câu 1: Xác định hóa trị của mỗi nguyên tố sau: (1 điểm) a, KCl b, Fe2O3 c, CuO ,”

  1. Giải thích các bước giải:

    `1a,K;Cl` hóa trị `I`

    `b,Fe` hóa trị `III` và `O` hóa trị `II`

    `c,Cu,O` hóa trị `II`

    `d,Ag` hóa trị `I` và `O` hóa trị `II`

    `2,` Các hiện tượng vật lí là: 

    a. Vào mùa hè băng ở hai cực trái đất tan dần.

    d. Sắt bị nam châm hút ra khỏi hỗn hợp gồm sắt và lưu huỳnh.

    `3,` `+` Trong một phản ứng hóa học, tổng khối lượng của các sản phẩm bằng tổng khối lượng của các chất phản ứng.

    `+` Trong phản ứng hóa học diễn ra sự thay đổi liên kết giữa các nguyên tử. Sự thay đổi này chỉ liên quan đến electron, còn số nguyên tử mỗi nguyên tố giữ nguyên và khối lượng nguyên tử thì không đổi, vì vậy tổng khối lượng các chất được bảo toàn.

    `4a, 2Cr(OH)_3->Cr_2O_3+3H_2O`

    Tỉ lệ: `2:1:3`

    `b,4FeS_2+11O_2->2Fe2O3+8S_2O`

    Tỉ lệ: `4:11:2:8`

    `c,O_2+2H_2`$\xrightarrow{t^o}$ `2H_2O`

    Tỉ lệ: `1:2:2`

    `5,` Ta có: `p=e`

    Và: `2p+n=205(1)`

    Và: `n:2p=1/4(2)`

    Từ: `(1)+(2)` ta có hệ phương trình:

    $\left \{ {{2p+n=205} \atop {n:2p=0,25}} \right.$

    `<=>` $\left \{ {{n=41} \atop {p=82}} \right.$ 

    `=>p=e=82` và `n=41`

    Trả lời
  2. Câu 1: 

    `a)K(I),Cl(I)`

    `b)Fe(III),O(II)`

    `c)Cu(II),O(II)`

    `d)Ag(I),O(II)`

    Câu 2:

    `text{a) Hiện tương vật lí}`

    `text{b) Hiện tượng hóa học}`

    `text{c) Hiện tượng hóa học}`

    `text{d) Hiện tượng vật lí}`

    `text{e) Hiện tượng hóa học}`

    Câu 3:

    – Định luật bảo toàn khối lượng: “ Trong một phản ứng hóa học, tổng khối lượng của các sản phẩm bằng tổng khối lượng của các chất phản ứng”

    – Vì trong phản ứng hóa học diễn ra sự thay đổi liên kết giữa các nguyên tử. sự thay đổi này chỉ liên quan đến electron, còn số nguyên tử mỗi nguyên tố giữ nguyên và khối lượng nguyên tử thì không đổi, vì vậy khối lượng các chất được bảo toàn.

    Câu 4:

    `a)2Cr(OH)_{3}→Cr_{2}O_{3}+3H_{2}O`

    Tỉ lệ : 2 : 1 :3

    `b)4FeS_{2}+11O_{2}→8SO_{2}+2Fe_{2}O_{3}`

    Tỉ lệ 4 : 11 : 8 : 2

    `c)2H_{2}+O_{2}→2H_{2}O`

    Tỉ lệ: 2 : 1 : 2

    Thêm `t^o` trên mỗi dấu → của mỗi PT nha

    Câu 5: 

    Số hạt notron: `25%.2p`

    Số hạt proton và electron `(p=e)`: p+e=2p

    Ta có: `25%.2p+2p=205`

    `⇔p=82(hạt)`

    `⇔n=41(hạt)`

     

    Trả lời

Viết một bình luận