cho em ví dụ về các quan hệ giữa các vế câu trong câu ghép ạ, giúp em ạ

By Reagan

cho em ví dụ về các quan hệ giữa các vế câu trong câu ghép ạ, giúp em ạ

0 bình luận về “cho em ví dụ về các quan hệ giữa các vế câu trong câu ghép ạ, giúp em ạ”

  1. – Quan hệ nguyên nhân – kết quả.

    Ví dụ:

    Vì điện hỏng nên buổi biểu diễn văn nghệ phải hoãn.

    – Quan hệ điều kiện (giả thiết) – kết quả.

    Ví dụ:

    Nêu em học giỏi thì bố mẹ em sẽ rất vui lòng.

    – Quan hệ tương phản.

    Ví dụ:

    Đêm đã khuya nhưng bạn Lan vẫn còn ngồi học.

    – Quan hệ tăng tiến.

    Ví dụ:

    Hồng chẳng những học giỏi mà bạn ấy còn luôn luôn giúp đỡ các bạn học yếu.

    – Quan hệ lựa chọn.

    Ví dụ:

    Mẹ ơi, chị Thu đi chợ hay con đi chợ ạ?

    – Quan hệ bổ sung.

    Ví dụ:

    Tôi không lội qua sông thả diều như thằng Quỷ và không đi ra đồng nô đùa như thằng Sơn nữa.

    – Quan hệ tiếp nối.

    Ví dụ:

    Xe dừng lại rồi một chiếc xe khác đến đỗ bên cạnh.

    – Quan hệ đồng thời.

    Ví dụ:

    Mặt trời mọc và sương tan dần.

    – Quan hệ giải thích.

    Ví dụ:

    Nam không đi học bởi vì mẹ bạn ấy ốm.

    Như vậy, môì quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu trong câu ghép thưòng được đánh dấu bằng những quan hệ từ, cặp quan hệ từ, cặp phó từ hoặc đại từ nhất định. Tuy nhiên, để nhận biết chính xác quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu, trong nhiều trường hợp, ta phải dựa vào văn cảnh hoặc hoàn cảnh giao tiếp.

    1. Có lẽ tiếng Việt của chúng ta đẹp bởi vì tâm hồn của người Việt Nam ta rất đẹp, bởi vì đời sông, cuộc đấu tranh của nhân dân ta từ trước tới nay là cao quý, là vĩ đại, nghĩa là rất đẹp. (Phạm Văn Đồng)

    Câu ghép này có ba vế:

    – Tiếng Việt của chúng ta đẹp.

    – Bởi vì tâm hồn của người Việt Nam ta rất đẹp.

    – Bởi vì đời sống… là rất đẹp.

    Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu trong câu ghép trên là quan hệ giải thích. Trong mối quan hệ đó, vế câu thứ nhất đưa ra vấn đề; vế câu thứ 2 và thứ 3 giải thích cho vấn đề đưa ra ở vế câu thứ nhất.

    2. Dựa vào những kiến thức đã học ở các lớp dưới, nêu thêm những quan hệ ý nghĩa có thể có giữa các vế câu.

    – Quan hệ liệt kê.

    Ví dụ:

    Người em chăm chỉ hiền lành còn người anh tham lam, lười biếng.

    – Quan hệ đối chiếu.

    Ví dụ:

    Mẹ em là giáo viên còn bố em là bộ đội.

    – Quan hệ nhượng bộ.

    Ví dụ:

    Tuy đoàn tàu khởi hành chậm 20 phút nhưng nó vẫn đến ga đúng giờ quy định.

    Trả lời
  2. @Shin

    Quan hệ giữa các câu ghép là

    -Sử dụng quan hệ từ :vì,nên,là,và,…

    VD: Em thích ăn cá và em cũng thích ăn rau.

    -Sử dụng cặp quan hệ từ:

    +Nguyên nhân-kết quả:Vì Nam học hành chăm chỉ nên Nam đã được học sinh giỏi.

    +Điều kiện-Giả thiết:Nếu Nam ham chơi thì Nam sẽ bị điểm kém.

    +Quan hệ tương phản:Tuy nhà Nam nghèo nhưng Nam lại học rất giỏi.

    +Quan hệ tăng tiến:Bạn càng ham chơi thì con điểm của bạn càng tuột dốc.

    +Quan hệ lựa chọn:Em sẽ ăn cá bớp hoặc em ăn thịt bầm.

    +Quan hệ bổ sung:Nam không những học giỏi mà còn hiếu thảo.

    +Quan hệ đồng thời:Nam thích ăn kem và Nam thích đi dạo bộ.

    +Quan hệ tiếp nối:Chúng ta sẽ đi ăn rồi chúng ta đi nghỉ đưỡng.

    +Quan hệ giả thích:Nam học không giỏi vì cái tính ham chơi của bạn ấy.

    -Sử dụng dấu câu để nối: “:”    “,”    “;”

    Trả lời

Viết một bình luận