Đề 3: Môi trường sống luôn quan trọng với mỗi chúng ta. Vì vậy, có người đã nói: “Đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại nếu mỗi người thiếu ý thức bảo v

By Aubrey

Đề 3: Môi trường sống luôn quan trọng với mỗi chúng ta. Vì vậy, có người đã nói: “Đời
sống của chúng ta sẽ bị tổn hại nếu mỗi người thiếu ý thức bảo vệ môi trường”. Em hiểu
thế nào là môi trường? Hãy chứng minh rằng câu nói trên là hoàn toàn đúng.

0 bình luận về “Đề 3: Môi trường sống luôn quan trọng với mỗi chúng ta. Vì vậy, có người đã nói: “Đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại nếu mỗi người thiếu ý thức bảo v”

  1. Trong những năm gần đây, môi trường sống của chúng ta bị ô nhiễm, bị phá hoại nghiêm trọng. Nó ko chỉ ảnh hưởng đến một quốc gia, mà nó ảnh hưởng trên phạm vi toàn cầu. Bảo vệ môi trường cũng như là bảo vệ cuộc sống của chúng ta. Thử tưởng tượng nếu như con người vẫn tiếp tục có những hành động, hành vi vô ý thức hủy hoại môi trường sống và cảnh quan thì liệu trái đất có còn trong lành, có còn là ngôi nhà của chúng ta hay ko? Đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu mỗi người không có ý thức bảo vệ môi trường.         

            Vậy môi trường là gì?  Môi trường là toàn bộ những điều kiện tự nhiên, nhân tạo bao quanh con người có tác động đến đời sống, sự tồn tại phát triển của con người và thiên nhiên. Những hành động phá hủy môi trường sống của con người chính là đang tự hủy hoại đi môi trường sống của chính bản thân mình. Khi con người vô ý thức xả rác bừa bãi ra môi trường, xuống những dòng sông hay những con phố thì con người cũng sẽ là người nhận lại những hậu quả đó. Những bãi rác bừa bãi là nguyên nhân gây mất cảnh quan sống và cũng là nguồn sinh sôi bệnh tật cho con người. Những dòng sông chứa đầy rác làm cho động vật, thực vật chết đi thì con người cũng mất đi nguồn nước sinh hoạt, cũng mất đi nguồn thức ăn tươi sạch từ lâu. Nguy hiểm hơn, những loại rác khó phân hủy như chai thủy tinh, xốp, nhựa, túi nilon,… sẽ ngấm vào đất rồi làm ô nhiễm đất, làm cho đất không thể trồng trọt.   

              Bên cạnh đó, những nhà máy, xí nghiệp hàng ngày thải ra môi trường hàng tấn khói độc hại. Những khói bụi đó nếu hít vào thì sẽ gây ra bệnh những canh bệnh về hô hấp cho con người, những khói bụi bay lên tạo thành mưa axit chết cây, xói mòn đất. Khi mà những khí độc ngày càng nhiều khiến cho tầng ô zôn bị thủng dẫn đến không thể ngăn các tia ngoại từ mặt trời chiếu suống, do đó bệnh ung thư da ngày càng nhiều. Khiến nhiệt độ trái đất tăng cao, băng tan lũ lụt sóng thần ngày càng nhiều.Cùng với sự suy yếu của môi trường không khí và cây xanh thì một tài nguyên nữa cũng đang suy giảm nghiêm trọng đó chính là tài nguyên nước.Nước được ví như mạch máu trong cơ thể không có nước đồng nghĩa với việc tất cả sự sống trên trái đất đều suy kiệt. Khoa học đã chứng minh cơ thể con người chiếm tới 70% nước, cũng giống như bề mặt trái đất chiếm3/4 là nước. Hơn nữa, những bệnh viện, những nhà máy xả thẳng nước thải chưa xử lý ra ngoài sông ngòi, làm các động vật dưới nước chết hàng loạt, gây ra ô nhiễm nguồn nước.   

            Nạn phá rừng, đốt rừng cũng là một trong những nguyên nhân tổn hại đến môi trường. Gây ra những hậu quả nghiêm trọng như: núi bị sạt lở kéo theo đất đã, lũ bùn, lũ quét, lũ lụt,… Vào năm 2020, đợt lũ lụt đã ập vào miền Trung. Ở các tỉnh miền Trung đã phải chịu ảnh hưởng nghiêm trọng từ hư hỏng cơ sở vật chất, hạ tầng cho đến thiệt hại người và của cải, tác động xấu tới đời sống của người dân. Đợt lũ thứ hai, miền Trung lại phải tiếp tục chịu tác động của cơn áp thấp nhiệt đới mới trong quá trình biến chuyển thành bão cùng không khí lạnh, không ngừng tiếp nhận các đợt mưa lớn, đợt lũ lụt kéo dài. Đó chính là những hậu quả của con người đã gây ra khi chặt phá rừng bừa bãi, đốt rừng.       

      Do ko có được nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của môi trường sống nên con người đã tự gây ra những tác hại cho mình. Vì nguồn lợi trước mắt, không ít kẻ phá rừng, phá biển. Chặt cây lấy gỗ, tuỳ tiện mở mang diện tích trồng trọt, canh tác; đốt nương làm rẫy, săn bắn thú quý,… những việc làm đó kéo dài trong nhiều năm đã làm cho diện tích rừng tự nhiên ngày càng thu hẹp lại, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự cân bằng sinh thái tự nhiên.Nông thôn trước đây thường được coi là không gian trong lành, yên tĩnh nhưng hiện tại, với tốc độ đô thị hoá phát triển nhanh chóng thì những ưu điểm không còn nguyên vẹn như xưa. Sự thiếu hiểu biết về khoa học kĩ thuật của nông dân cũng gây ra nhiều tác hại như việc lạm dụng hoá chất, thuốc trừ sâu… trong trồng trọt, chăn nuôi dẫn đến ô nhiễm đất đai, ô nhiễm nguồn nước sạch, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ, sản xuất…         

    Về những biện pháp thiết thực, nhà nước đã có rất nhiều những luật  xử phạt với những người phá rừng, đốt rừng. Nhưng ý thức con người vẫn là vấn đề then chốt, cốt yếu để bảo vệ môi trường một cách bền vững và lâu dài. Mỗi người dân phải có ý thức bảo vệ môi trường. Tuyên truyền, vận động mọi người hãy tích cực đóng góp vào việc giữ gìn ngôi nhà chung của thế giới.

    Trả lời
  2. Bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống của chúng ta. Thật vậy, thử tượng tưởng nếu như con người vẫn tiếp tục có những hành động hủy hoại môi trường sống và cảnh quan thì liệu trái đất còn có thể là ngôi nhà cho con người nữa hay không? Đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu mỗi người không có ý thức bảo vệ môi trường sống.

    Những hành động phá hủy môi trường sống của con người chính là đang tự hủy hoại đi cuộc sống của chính bản thân mình. Khi con người vô ý thức xả rác bừa bãi ra môi trường, xuống những lòng sông hay những con phố thì con người cũng sẽ nhận lại những hậu quả. Những bãi rác bừa bãi là nguyên nhân gây mất cảnh quan sống và cũng là nguồn sinh sôi bệnh tật cho con người. Những lòng sông chứa đầy rác làm cho sinh vật chết đi thì con người cũng mất đi nguồn nước sinh hoạt, cũng mất đi nguồn thức ăn tươi sạch từ lâu. Nguy hiểm hơn, những loại rác khó phân hủy như chai thủy tinh, xốp, nhựa, túi nilon hay những viên pin chứa chì sẽ ngấm vào đất rồi làm ô nhiễm đất, làm cho đất không thể trồng trọt. Ô nhiễm đất rồi lại ô nhiễm nước ngầm, chì trong pin là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh ung thư cho con người. Bên cạnh đó, những nhà máy, xí nghiệp hàng ngày thải ra môi trường hàng tấn khói độc hại. Những khói đó nếu ko hít gây bệnh hô hấp thì cũng bay lên tạo thành mưa axit chết cây, xói mòn đất. Hơn nữa, những bệnh viện, những nhà máy xả thẳng nước thải chưa xử lý ra ngoài sông ngòi, làm cá tôm chết hàng loạt. Vậy là người ngư dân mất kế sinh nhai, mất đi cả nguồn nước tưới tiêu. Về những biện pháp thiết thực, nhà nước đã có rất nhiều những chế tài xử phạt. Nhưng ý thức con người vẫn là vấn đề then chốt để bảo vệ môi trường 1 cách bền vững và dài lâu.

    Tóm lại, chất lượng cuộc sống của con người hoàn toàn phụ thuộc vào những hành động có trách nhiệm đối với môi trường của từng cá nhân và tổ chức và bảo vệ môi trường chính là bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta. Mỗi người dân hãy trở thành công dân có ý thức bảo vệ môi trường sống để góp phần cho cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.

    Trả lời

Viết một bình luận