Em hãy đặc câu nghi vấn, câu cầu khiến và câu cảm thán với chủ đề tự chọn? Chỉ rõ đặc điểm hình thức và chức năng của từng kiểu câu đó?

By Aubrey

Em hãy đặc câu nghi vấn, câu cầu khiến và câu cảm thán với chủ đề tự chọn? Chỉ rõ đặc điểm hình thức và chức năng của từng kiểu câu đó?

0 bình luận về “Em hãy đặc câu nghi vấn, câu cầu khiến và câu cảm thán với chủ đề tự chọn? Chỉ rõ đặc điểm hình thức và chức năng của từng kiểu câu đó?”

  1. Câu nghi vấn: 

    Bạn đã ăn cơm chưa?

    -đặc điểm hình thức:

    + Có chứa từ nghi vấn: ko, làm sao, hay là, đâu, sao, à, chưa,hả, ư,…

    + kết thúc câu bằng dấu hỏi chấm(?)

    -chức năng chính : dùng để hỏi.

    Câu cầu khiến:

    Chú hãy ra ngoài sân mà hút thuốc!

    -đặc điểm hình thức:

    +có những từ cầu khiến như: hãy, đừng, chớ, …đi, thôi, nào,…

    + kết thúc câu bằng dấu chấm than. Nhưng khi ý cầu khiến ko đc nhấn mạnh thì có thể kết thúc bằng dấu chấm.

    -chức năng chính: dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo, nhấn mạnh một ý gì đó.

    Câu cảm thán:

    1.Vậy thì mới biết ba mẹ mình khổ đến chừng nào!

    2.Ôi! Tại sao nó lại làm như vậy chứ!

    -đặc điểm hình thức:

    + có những từ cảm thán như: ôi, than ôi, hỡi ơi, chao ơi(ôi), trời ơi;thay , biết bao, xiết bao, (biết ) chừng nào.

    + khi viết, câu cảm thán thường kết thúc bằng dấu chấm than.

    -chức năng chính: Dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói(người viết); xuất hiện chủ yếu trong ngôn ngữ nói hằng ngày hay ngôn ngữ văn chương.

    Chúc bạn hok tốt<3

    @Bim

    Nếu đc bn cho mk 5sao, 1 cảm ơn và câu trả lời hay nhất bạn nhé!!!!

    Trả lời
  2. – Câu nghi vấn: Bao giờ bạn đến nhà tớ?

    => Mục đích nghi vấn

    -Câu cầu khiến: Bạn mang sách đến cho tớ đi!

    =>Yêu cầu

     -Hãy ăn cơm nhanh đi!

    → đây là câu cầu khiến có mục đích ra lệnh.

    – Chúng ta cùng đi tiếp nào.

    →  đây là câu cầu khiến có mục đích ra lệnh nhưng ý cầu khiến không cần nhấn mạnh nên có thể kết thúc bằng dấu chấm.

    – Đừng chơi game nữa!

    →  đây là câu cầu khiến có mục đích khuyên bảo

    -Câu cảm thán: Trời ơi sao bạn lâu đến vậy?

    => Câu cảm thán dưới dạng nghi vấn để bộc lộ cảm xúc

     – Quyển truyện tranh tôi đọc hay quá !

    => “Quá” người nói khen ngợi quyển truyện tranh hay.

    Trả lời

Viết một bình luận