Không spam, đang ôn thi nên rất cần Khối lượng dung dịch trước pư là gì, khối lượng dung dịch trước pư là gì? Chi ví dụ chỉ ra Trong công thức $C%=\fr

By Sarah

Không spam, đang ôn thi nên rất cần
Khối lượng dung dịch trước pư là gì, khối lượng dung dịch trước pư là gì? Chi ví dụ chỉ ra
Trong công thức $C%=\frac{m_{ct}}{m_{dd}}.100%$, $m_{dd} $ ở đây là $m_{dd} sau pư hay trước pư?

0 bình luận về “Không spam, đang ôn thi nên rất cần Khối lượng dung dịch trước pư là gì, khối lượng dung dịch trước pư là gì? Chi ví dụ chỉ ra Trong công thức $C%=\fr”

  1. VD: cho 5,6g Fe vào 100g dung dịch HCl 18,25%.

    Khi đó khối lượng dd trước phản ứng là 100g (của dd HCl).

    Khối lượng dung dịch sau phản ứng là khối lượng dung dịch còn lại sau khi xảy ra biến thiên khối lượng dung dịch (tăng, giảm khối lượng). Cách tính:

    $m_{\text{dd sau phản ứng}}= m_{\text{chất thêm vào dung dịch}}+ m_{\text{khối lượng dung dịch trước phản ứng}} – m_{\text{chất tách ra khỏi dung dịch sau phản ứng}}$ 

    Chất thêm vào dung dịch là chất rắn, lỏng, khí ($Fe, Mg, CaCO_3,…$) cho vào dung dịch để có phản ứng. 

    Chất tách ra khỏi dung dịch là khí hoặc kết tủa. 

    Công thức $C\%= \frac{m_{ct}.100}{m_{dd}}$, nếu sử dụng khối lượng dd trước phản ứng, C% là nồng độ dd ban đầu. Nếu sử dụng khối lượng dd sau phản ứng, C% là nồng độ sau phản ứng (tuỳ yêu cầu đề).

    Trả lời
  2. Đáp án:

     

    Giải thích các bước giải:

    Khối lượng dung dịch trước phản ứng là tổng khối lượng các chất ban đầu ( kể cả nước )

    Ví dụ : Cho 100 gam CaCO3 vào 200 gam dung dịch HCl

    ⇒ m(dd trước phản ứng) = mCaCO3 + mDD HCl = 100 + 200 = 300 gam

    Công thức C% = $\frac{m(ct)}{m(dd)}$ .100%

    m(dd) :

    – có thể là mdd ban đầu .  Ví dụ :

    Có 10 gam HCl trong dung dịch HCl 10% ⇒ mDD HCl = 10.$\frac{100}{10}$ = 100 gam

    – có thể là mdd sau phản ứng . Ví dụ :

    Cho 10 gam đường vào 100 nước thu được dung dịch nước đường 

    ⇒ mDD = mDD sau phản ứng = m đường + m nước = 10 + 100 = 110 gam

     

    Trả lời

Viết một bình luận