Vai trò của Lênin đối với phong trào công nhân thế giới nói chung và phong trào vông nhân Việt Nam nói riêng

By Peyton

Vai trò của Lênin đối với phong trào công nhân thế giới nói chung và phong trào vông nhân Việt Nam nói riêng

0 bình luận về “Vai trò của Lênin đối với phong trào công nhân thế giới nói chung và phong trào vông nhân Việt Nam nói riêng”

  1.  Chính sách kinh tế mới:

    * Hoàn cảnh:

    – Sau 7 năm chiến tranh, 1921 nước Nga Xô-viết bước vào thời kỳ hòa bình, xây dựng đất nước trong hoàn cảnh cực kì khó khăn: nền kinh tế bị tàn phá nghiêm trọng, tình hình chính trị – xã hội không ổn định, bạo loạn xảy ra khắp nơi.

    – Chính sách Cộng sản thời chiến không còn phù hợp với thời bình, kìm hãm sự phát triển Kinh tế

    – Tháng 3-1921, Lê-nin đề ra “chính sách kinh tế mới”, bao gồm các chính sách quan trọng về nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp và tiền tệ

    * Nội dung:

    – Nông nghiệp: thay thế chế độ trưng thu lương thực thừa bằng chế độ thuế lương thực cố định

    – Công nghiệp:

    + Đầu tư khôi phục ngành công nghiệp nặng

    + Tư nhân và tư bản nước ngoài được khuyến khích kinh doanh, đầu tư ở Nga.

    + Dưới sự kiểm soát của nhà nước, nhà nước nắm các ngành kinh tế chủ chốt như: Giao thông vận tải, tài chính, ngân hàng…

    – Thương nghiệp- tiền tệ:

    + Cho phép tự do buôn bán trong nước, mở các chợ, nhằm khôi phục kinh tế, đẩy mạnh mối liên hệ giữa thành thị và nông thôn.

    + Năm 1924, thay tiền Rúp Vàng mới để dễ dàng lưu thông và nâng cao giá trị

    +  Chuyển đổi kịp thời từ nền kinh tế do nhà nước nắm độc quyền sang nền kinh tế nhiều thành phần, nhưng vẫn đặt dưới sự kiểm soát của nhà nước.

    * Tác dụng và ý nghĩa:

    – “Chính sách kinh tế mới” đã khuyến khích nhân dân hăng hái sản xuất, sáng tạo trong lao động, lợi dụng vốn, công nghệ kỹ thuật…

    – “Chính sách kinh tế mới” đã thu được những kết quả to lớn: nền kinh tế của nước Nga đã được khôi phục và phát triển.

    – Để lại nhiều kinh nghiệm đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở một số nước Xã hội chủ nghĩa thế giới hiện nay.

    Kinh nghiệm:Nhận thấy chính sách kinh tế mới đề ra phù hợp với hoàn cảnh đất nước ta và tình hình thế giới hiện nay. Vì vậy Đảng và chính phủ đã áp dụng vào chính sách “đổi mới” trong kỳ Đại hội lần VI năm 1986.

    + Trong nông nghiệp: thực hiện chính sách giao ruộng đất cho nông dân, thu thuế lương thực cố định

    + Trong công nghiệp: Tồn tại nền kinh tế đa dạng, nhiều thành phần, khuyến khích tư bản nước ngoài đầu tư vào Việt Nam…đặt dưới sự quản lý của nhà nước, nhà nước nắm các ngành kinh tế chủ chốt.

    + Trong thương nghiệp: cho phép tự do buôn bán, phát triển thị trường nội địa và mở rộng thị trường thế giới.

    * Nhận xét:

    + Chính sách đổi mới ở Việt Nam có nhiều điểm giống chính sách kinh tế mới của Nga.

    + Đường lối đổi mới ở Việt Nam là chuyển từ nền kinh tế bao cấp sang nền Kinh tế hàng hóa đa thành phần, dưới sự quản lý, kiểm soát của nhà nước.

    Trả lời

Viết một bình luận