Viết đoạn văn ngắn trả lời câu hỏi: (Cái nào cũng được) “Tại sao nói nguồn gốc của văn chương là tình thương người mở rộng ra là thương muôn vật muôn

By Emery

Viết đoạn văn ngắn trả lời câu hỏi: (Cái nào cũng được)
“Tại sao nói nguồn gốc của văn chương là tình thương người mở rộng ra là thương muôn vật muôn loài? Chọn một tác phẩm và chứng minh”
“Tại sao nói văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống? Chọn một tác phẩm và chứng minh”
“Tại sao nói văn chương gây cho ta những tình cảm ta chưa có, luyện cho ta tình cảm ta sẵn có? Chọn một tác phẩm và chứng minh”

0 bình luận về “Viết đoạn văn ngắn trả lời câu hỏi: (Cái nào cũng được) “Tại sao nói nguồn gốc của văn chương là tình thương người mở rộng ra là thương muôn vật muôn”

  1. “Tại sao nói nguồn gốc của văn chương là tình thương người mở rộng ra là thương muôn vật muôn loài?” Đó là câu hỏi luôn trân trở trong ta. Đọc truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao, có lẽ ai cũng xúc động trước hình ảnh một người nông dân nghèo khổ, bất hạnh. Ta xót thương cho hoàn cảnh, cho số phận của lão. Nhưng đồng thời, ta cũng thấy được tình thương của nhà văn với con người. Nhà văn yêu, cảm thông cho số phận con người, cho tình cảnh thảm hại của lão nông: già, nghèo khổ, cô đơn. Nhưng văn chương không chỉ cho ta hiểu về tình yêu đối với con người. Câu chuyện còn để lại những ám ảnh, xót xa trong ta khi nghĩ về chú chó Vàng. Cậu Vàng, con vật nhỏ ấy vơi đôi mắt ngây thơ, đau khổ khi bị bán, con vật làm ta thấy thương, thấy thương cho số phận muôn loài. Để rồi, để rồi ám ảnh mãi trong bạn đọc là chú chó nhỏ, vật tri kỉ người bạn yêu thương. Xót thương của ta không chỉ là đối với con người, mà Nam Cao còn mượn chú chó nhỏ, mượn không khí làng quê tiêu điều, đau khổ trước Cách mạng kia để nói với ta về nguồn gốc của văn chương: tình thương người, mở rộng ra là thương muôn vật, muôn loài. 

    Trả lời

Viết một bình luận