“Vừa lúc đó thì tiếng người kêu rầm rĩ, càng nghe càng lớn.(1) Lại có tiếng ào ào như thác chảy xiết; rồi lại có tiếng gà, chó, trâu, bò kêu vang tứ p

By Amaya

“Vừa lúc đó thì tiếng người kêu rầm rĩ, càng nghe càng lớn.(1) Lại có tiếng ào ào
như thác chảy xiết; rồi lại có tiếng gà, chó, trâu, bò kêu vang tứ phía.(2)
Bấy giờ ai nấy ở trong đình, đều nôn nao sợ hãi. (3) Thốt nhiên một người nhà
quê, mình mẩy lấm láp, quần áo ướt đầm, tất tả chạy xông vào thở không ra lời: (4)
– Bẩm… quan lớn… đê vỡ mất rồi!(5)
Quan lớn đỏ mặt tía tai, quay ra quát rằng: (6)
– Đê vỡ rồi!… (7)Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng
mày! (8) Có biết không?… (9) Lính đâu? (10) Sao bay dám để cho nó chạy xồng xộc vào
đây như vậy?(11) Không còn phép tắc gì nữa à? (12)
– Dạ, bẩm… (13)
– Đuổi cổ nó ra! (14)”
a. Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào, của ai?
b. Hãy phân tích cấu trúc ngữ pháp câu (1). Cho biết cụm C-V dùng để mở rộng thành
phần câu hoặc thành phần cụm từ nào trong câu.
c. Từ đoạn trích trên, em hiểu gì về nhan đề văn bản?
d. Cho câu văn sau: “ Chỉ trong một đoạn văn ngắn, tác giả đã lên án gay gắt sự vô
trách nhiệm và bản chât “lòng lang dạ thú” của tên quan phụ mẫu”.
– Hãy chuyển đổi câu trên thành câu bị động.
– Dùng câu bị động trên làm câu mở đoạn, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên bằng một
đoạn văn nghị luận ngắn, khoảng 10 câu, trong đó có ít nhất một câu đơn dùng cụm
chủ-vị mở rộng thành phẩn. (Gạch chân và chú thích).
Bài

0 bình luận về ““Vừa lúc đó thì tiếng người kêu rầm rĩ, càng nghe càng lớn.(1) Lại có tiếng ào ào như thác chảy xiết; rồi lại có tiếng gà, chó, trâu, bò kêu vang tứ p”

  1. Trả lời:

    a. Đoạn văn trên trích trong văn bản “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn.

    b. – Phân tích câu:

    + Lại có tiếng ào ào // như thác chảy xiết;rồi lại có tiếng gà, chó,

                         CN                                             VN

    trâu, bò kêu vang tứ phía.

    + Trong đó:

      như thác chảy xiết rồi lại có tiếng gà, chó, trâu, bò // kêu vang  

                                                             CN                                VN

    tứ phía.

        – Cụm C-V dùng để mở rộng thành phần vị ngữ của câu.

    c. Từ đoạn trích, em hiểu rằng văn bản lên án gay gắt sự vô trách nhiệm của tầng lớp thống trị, thái độ thờ ơ, vô nhân tính của tên “quan phụ mẫu” đối với nhân dân, đặc biệt là khi nhân dân đang đối đầu với sự giận dữ của thiên nhiên.

    d. – Câu BĐ: Sự vô trách nhiệm và bản chât “lòng lang dạ thú” của tên quan phụ mẫu đã được tác giả lên án gay gắt chỉ trong một đoạn văn ngắn.

        – *Ý này bạn có thể tự viết nha ạ, từ các câu trên liên kết lại là ok thôi ạ, mình cảm ơn ^^’*

    (Chúc bạn học tốt_!)

    Trả lời

Viết một bình luận