Quốc hội Việt Nam là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân Việt Nam. Mỗi khóa Quốc hội có nhiệm kì kéo dài 5 năm. Riêng Quốc hội

Quốc hội Việt Nam là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân Việt Nam. Mỗi khóa Quốc hội có nhiệm kì kéo dài 5 năm. Riêng Quốc hội khóa XII kéo dài 4 năm (2007-2011). Hỏi Quốc hội khóa XII kéo dài bao nhiêu ngày
Các bạn giúp mình với nhé

0 bình luận về “Quốc hội Việt Nam là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân Việt Nam. Mỗi khóa Quốc hội có nhiệm kì kéo dài 5 năm. Riêng Quốc hội”

  1. Trong 5 năm từ 2007 đến 2011 thì có năm 2008 có 366 ngày. Do đó, quốc hội khóa XII kéo dài số ngày là

    $365 \times 4 + 366 = 1826$(ngày)
    Đáp số: $1826$(ngày)

    Bình luận
  2. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một cơ quan thực hiện quyền lập pháp quan trọng trong hệ thống chính trị Việt Nam, là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân Việt Nam và là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cơ quan này có ba chức năng chính:

    1. Lập hiến, lập pháp
    2. Quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước
    3. Giám sát tối cao hoạt động của Nhà nước.

    Nhiệm kì của mỗi khóa Quốc hội là 5 năm, kể từ ngày khai mạc kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa đó đến ngày khai mạc kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa sau. Sáu mươi ngày trước khi Quốc hội hết nhiệm kì, Quốc hội khóa mới phải được bầu xong. Trong trường hợp đặc biệt, nếu được ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành thì Quốc hội quyết định rút ngắn hoặc kéo dài nhiệm kỳ của mình theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội.[1]

    Thành phần nhân sự của cơ quan này là các đại biểu Quốc hội Việt Nam, do cử tri Việt Nam bầu ra theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Các đại biểu được bầu chịu trách nhiệm trước cử tri bầu ra mình và trước cử tri cả nước. Thông qua các đại biểu và thông qua quốc hội, nhân dân Việt Nam sử dụng quyền lực của mình để định đoạt các vấn đề của đất nước.

    Theo hiến pháp  luật pháp nhà nước, các đại biểu quốc hội không có nghĩa vụ phải tuân theo các chỉ thị của Đảng Cộng sản Việt Nam. Tuy nhiên, Chủ tịch Quốc hội được đề cử bởi Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam[2], và phần lớn các đại biểu quốc hội là đảng viên của Đảng Cộng sản Việt Nam (hiện nay là khoảng 90%)[3] và họ phải tuân thủ các chỉ thị của đảng. Do đó, Quốc hội Việt Nam không có được sự độc lập khỏi Đảng Cộng sản Việt Nam khi quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.

    Các nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể của quốc hội Việt Nam được quy định theo Điều 84 trong Hiến pháp Việt Nam. Quốc hội Việt Nam tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ làm việc theo chế độ hội nghị và quyết định theo đa số. Cơ quan này có các đơn vị trực thuộc là Ủy ban thường vụ Quốc hội  Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội Việt Nam.

    Quốc hội Việt Nam họp thường lệ mỗi năm 2 kỳ do Uỷ ban thường vụ Quốc hội triệu tập. Uỷ ban thường vụ Quốc hội có thể triệu tập phiên họp bất thường theo quyết định của mình, hoặc khi Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ hoặc khi có ít nhất 1/3 tổng số Đại biểu Quốc hội yêu cầu. Các cuộc họp của Quốc hội đều công khai, một số được truyền hình trực tiếp, phát sóng toàn quốc và ra nước ngoài. Quốc hội Việt Nam cũng có thể họp kín theo đề nghị của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ hoặc của ít nhất 1/3 tổng số đại biểu Quốc hội. Thành viên của Chính phủ không phải là đại biểu Quốc hội được mời tham dự các phiên họp toàn thể của Quốc hội. Đại diện cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang, cơ quan báo chí, công dân và khách quốc tế có thể được mời dự các phiên họp công khai của Quốc hội.

    Chức vụ đứng đầu Quốc hội Việt Nam là Chủ tịch Quốc hội, hiện là bà Nguyễn Thị Kim Ngân.

    Quốc hội Việt Nam hiện nay là thành viên của Liên minh Nghị viện thế giới (IPU), Hội đồng Liên Nghị viện ASEAN (AIPA), Hội đồng Nghị viện châu Á (APA), Diễn đàn các nghị sĩ về dân số và phát triển (AFPPD), Liên minh Nghị viện các nước Châu Á – Thái Bình Dương (APPU), Tổ chức nghị sĩ thầy thuốc thế giới (IMPO) là thành viên sáng lập Diễn đàn Nghị sĩ các nước châu Á – Thái Bình Dương (APPF), Liên minh Nghị viện Pháp ngữ (APF)[4].

    Mục lục

    • 1Tên gọi
    • 2Lịch sử
      • 2.1Khóa I (1946-1960)
      • 2.2Khóa II (1960-1964)
      • 2.3Khóa III (1964-1971)
      • 2.4Khóa IV (1971-1975)
      • 2.5Khóa V (1975-1976)
      • 2.6Khóa VI (1976-1981)
      • 2.7Khóa VII (1981-1987)
      • 2.8Khóa VIII (1987-1992)
      • 2.9Khóa IX (1992-1997)
      • 2.10Khóa X (1997-2002)
      • 2.11Khóa XI (2002-2007)
      • 2.12Khóa XII (2007-2011)
      • 2.13Khóa XIII (2011-2016)
      • 2.14Khóa XIV (2016-2021)
    • 3Tổ chức của Quốc hội
    • 4Lấy phiếu tín nhiệm
    • 5Quyền lực lãnh đạo của Đảng Cộng sản
      • 5.1Tổ chức của Đảng đoàn Quốc hội
      • 5.2Nhiệm vụ của Đảng đoàn Quốc hội
      • 5.3Vấn đề thuộc thẩm quyền của Bộ Chính trị
      • 5.4Vấn đề thuộc thẩm quyền của Ban Bí thư
    • 6Nhận định
    • 7Xem thêm
    • 8Chú thích
    • 9Tham khảo
    • 10Liên kết ngoài

    Tên gọi[sửa | sửa mã nguồn]

    Theo các sắc lệnh năm 1945 của Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về cuộc tổng tuyển cử đầu tiên và các văn kiện tại 2 kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khoá I năm 1946 – tên gọi ban đầu của Quốc hội Việt Nam là Quốc dân Đại hội hay Quốc dân đại biểu đại hội (hoặc Toàn quốc đại biểu đại hội), được gọi tắt là Quốc hội.[5][6][7][8]

    Ngày 9 tháng 11 năm 1946, Hiến pháp năm 1946 được thông qua tại kỳ họp thứ 2 (Quốc hội khoá I) đã xác định tên Quốc hội là “Nghị viện nhân dân”.[9] Tuy nhiên, bản Hiến pháp này không được công bố/thực thi trong hoàn cảnh chiến tranh, vì vậy tên gọi và các chức vụ cũ trong Quốc hội vẫn được giữ nguyên khi hoạt động.[10]

    Ngày 31 tháng 12 năm 1959, Hiến pháp năm 1959 được thông qua tại kỳ họp thứ 11 (Quốc hội khóa I) và được Chủ tịch nước ký lệnh công bố vào ngày 01 tháng 1 năm 1960 – hiến định tên chính thức của cơ quan này là Quốc hội.[11] Cho đến nay, trải qua các bản Hiến pháp sửa đổi sau này, đây là tên gọi cố định cho “cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất” của Việt Nam.[12]

    Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

    Quốc hội Việt Nam hiện nay, ra đời cùng nhà nước này sau cuộc tổng tuyển cử ngày 6 tháng 1 năm 1946. Từ đó đến nay, cơ quan này đã trải qua 14 khóa làm việc, với 8 đời Chủ tịch Quốc hội.

    Theo chiều dài thời gian thì từ những năm đầu đến Khóa VII thập niên 1980 hoạt động của Quốc hội rất yếu ớt, mờ nhạt. Mỗi năm Quốc hội chỉ nhóm họp một lần, kéo dài không quá năm ngày. Có đôi lần Quốc hội nhóm họp lâu hơn vì tính cách tượng trưng lịch sử, như Khóa VI họp đến chín ngày nhân dịp nghị hội toàn quốc thống nhất hai Miền Nam Bắc ở năm 1976. Những năm đó Quốc hội có mỗi một chức năng duy nhất là hợp thức hóa đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam.[13]

    Phải đến năm 1985 Quốc hội Việt Nam mới bắt đầu khởi sắc, tuy vẫn do Đảng và Bộ Chính trị chi phối nhưng cũng có những tiếng nói riêng dưới sự điều hành của Chủ tịch Quốc hội. Quốc hội từ đấy có những đại biểu lên tiếng phát biểu tự do hơn, không như trước kia khi Tổng Thư ký Quốc hội phải duyệt trước bài diễn văn trước khi đại biểu được nói. Cũng theo đó Quốc hội không còn việc biểu quyết với tỷ số 100% răm rắp. Sang thập niên 1990 Quốc hội mới có lệ chất vấn chính phủ, và kể từ năm 1998 thì có truyền hình phát hình trực tiếp để công chúng theo dõi.[14]

    Năm 2013, Quốc hội bắt đầu bỏ phiếu tín nhiệm các thành viên chính phủ (Thủ tướng và các bộ trưởng).

    Khóa I (1946-1960)[sửa | sửa mã nguồn]Bài chi tiết: Quốc hội Việt Nam khóa I

    Quốc hội khóa đầu tiên được bầu 6 tháng 01 năm 1946. Gồm 403 đại biểu: 333 đại biểu được bầu, 70 ghế theo đề nghị của Hồ Chí Minh (dành cho 50 người của Việt Nam Quốc dân Đảng và 20 người của Việt Nam Cách mạng Đồng minh Hội), những đại biểu không qua bầu cử được gọi là đại biểu “truy nhận”.

    Kỳ họp thứ nhất (2 tháng 3 năm 1946) công nhận: Chính phủ liên hiệp kháng chiến do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch, Kháng chiến ủy viên hội do Võ Nguyên Giáp làm Chủ tịch, Vĩnh Thụy làm Cố vấn tối cao, Ban dự thảo Hiến pháp gồm 11 thành viên.

    Tuy lúc đầu Quốc hội có 403 đại biểu nhưng đến khóa mùa thu năm 1946 thì số đại biểu chỉ còn 291 và khi mãn khóa thì chỉ còn 242 vì hầu hết các đại biểu đối lập thuộc Việt Nam Cách mạng đồng minh hội (Việt Cách) và Việt Nam Quốc dân đảng (Việt Quốc) đã bỏ chạy sang Hoa Nam khi không còn sự hậu thuẫn về quân sự và chính trị của quân đội Trung Hoa Dân quốc sau Hiệp định Sơ bộ ngày 6 tháng 3 năm 1946.[15]

    Quốc hội khóa I đã thông qua hiến pháp đầu tiên (Hiến pháp 1946) ngày 9 tháng 11 năm 1946, thông qua Hiến pháp sửa đổi (Hiến pháp 1959) ngày 31 tháng 12 năm 1959; ban hành 16 luật, trong đó có sắc lệnh cải cách ruộng đất và phê chuẩn Hiệp định Geneva.

     

    Bình luận

Viết một bình luận